Động lực giúp ngƣời lao động chủ động nắm bắt công việc, hành động một cách sáng tạo tích cực, đem lại hiệu quả làm việc tốt, chất lƣợng và năng suất cao. Vì vậy, để đánh giá động lực làm việc của ngƣời lao động có thể xem xét các chỉ tiêu sau:
1.3.1. Tính chủ động, sáng tạo trong công việc
Ngƣời lao động chỉ hành động do bị điều khiển hoặc đƣợc động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngoài. Ngƣời lao động có động lực làm việc cao sẽ nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong công việc.
Công việc của nguời lao động trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ hiện nay, ngƣời quản lý không đơn thuần yêu cầu ngƣời lao động làm việc chăm chỉ, chỉ biết tuân lệnh và thực thi theo mọi công việc đƣợc giao. Ngƣời quản lý muốn tìm thấy ở những ngƣời lao động của mình khả năng tƣ duy độc lập, với những sáng kiến và không thụ động trong công việc. Tính chủ động, sáng tạo giúp ngƣời lao động nâng cao kết quả công việc, xây dựng kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý công việc của mình, yêu thích công việc hơn từ đó giúp tăng thêm sự thỏa mãn trong công việc.
Tính chủ động sáng tạo trong công việc của ngƣời lao động biểu hiện bằng mức độ tham gia hoạt động chung, tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của ngƣời đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động giải quyết công việc, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, tính đổi mới trong phƣơng pháp làm việc, thƣờng xuyên đề xuất ý tƣởng, số sáng kiến đƣợc công nhận, khen thƣởng…Đánh giá tính chủ động sáng tạo trong công việc có thể do ngƣời lao động tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và từ ngƣời quản lý trực tiếp…
1.3.2. Năng suất chất lượng và hiệu quả trong công việc
Tạo động lực cho ngƣời lao động là cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực, tạo động lực lao động tốt, ngƣời lao động sẽ có hành vi tích cực trong mọi hoạt động của tổ chức, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Động lực làm việc ảnh hƣởng rất lớn đến tinh thần, thái độ làm việc của ngƣời lao động, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả công việc.
Đánh giá hiệu quả làm việc của ngƣời lao động có thể thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc để đánh giá về số lƣợng, chất lƣợng công việc, tinh thần, thái độ của ngƣời lao động. Sử dụng các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ năng suất lao động, chỉ số hoàn thành mức, tỷ lệ ngƣời lao động không hoàn thành nhiệm vụ, tỷ lệ công việc hoàn thành công việc đúng thời hạn…Ví dụ : Có thể đánh giá hiệu quả công việc bằng chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị.
NSLĐ bình quân = Tổng doanh thu (Đơn vị : đồng/người)
Tổng số lao động
Chỉ tiêu này đánh giá trung bình một ngƣời lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm. Chỉ tiêu này rất hữu ích khi đánh giá các bộ phận cùng kinh doanh một sản phẩm hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh để xác định hiệu quả nguồn nhân lực.
1.3.3. Lòng trung thành của người lao động
Công tác tạo động lực đƣợc hoàn thiện giúp ngƣời lao động có tinh thần làm việc hăng say hơn, ngƣời lao động đƣợc hài lòng về các chính sách đãi ngộ ngƣời lao động của tổ chức, tạo sự thỏa mãn cao trong công việc. Tổ chức thực hiện tốt công tác tạo động lực cho ngƣời lao động là nền tảng giúp ngƣời lao động tự nguyện gắn bó với tổ chức, tăng lòng trung thành của ngƣời lao động. Có thể đo lƣờng lòng trung thành, mức độ gắn kết của ngƣời lao động với tổ chức bằng một số chỉ tiêu nhƣ:
Tỷ lệ ngƣời lao động bỏ việc: Phản ánh tỷ lệ nhân sự rời bỏ tổ chức. Nếu tỷ lệ này quá lớn sẽ ảnh hƣởng đến tình hình ổn định nhân sự, làm phát sinh nhiều các chi phí cho tuyển dụng, đào tạo mới, ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ ngƣời lao động muốn ra đi: Tỷ lệ này phản ảnh số ngƣời lao động sẵn sàng ra đi khi có điều kiện. Có thể xác định số ngƣời lao động này thông qua các cuộc phỏng vấn từ các đối thủ giả tạo từ bên ngoài hoặc xây dựng bảng hỏi để khảo sát ngƣời lao động.
1.3.4. Mức độ hài lòng của người lao động trong công việc
Mức độ hài lòng của ngƣời lao động là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của tổ chức. Một khi ngƣời lao động cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty. Sau khi tiến hành các biện pháp tạo động lực cho ngƣời lao động tổ chức cần phải tiến hành đánh giá và đo lƣờng mức độ thỏa mãn nhu cầu của ngƣời lao động để biết đƣợc đánh giá của ngƣời lao động về các chính sách của công ty.
Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời lao động giúp doanh nghiệp có đƣợc cái nhìn đúng đắn về động lực làm việc và mức độ cam kết của đội ngũ ngƣời lao động với công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thể đƣa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của ngƣời lao động với tổ chức. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giữ chân đƣợc những ngƣời lao động có năng lực, giúp tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.