CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
2.3.1. Tổng quan tài liệu
Tổng quan nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến tạo động lực nói chung và tạo động lực cho giảng viên trƣờng Đại học Lao động – Xã hội nói riêng.
Tổng quan lý thuyết về tạo động lực.
Thu thập thông tin thứ cấp: các chính sách, quy định, các tài liệu, báo cáo từ các phòng/ban liên quan đến hoạt động nhân sự để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và quản trị nhân lực của trƣờng.
2.3.2. Khảo sát thực tế
Nhằm tìm hiểu thực trạng nhân sự và chính sách tạo động lực cho giảng viên của Trƣờng đại học Lao động và Xã hội và mong muốn, khuyến nghị của giảng viên thông qua việc khảo sát, phỏng vấn sâu các đối tƣợng, bao gồm: (i) Đại diện ban giám hiệu nhà trường, (ii) Đại diện một số phòng/ban, (iii) giảng viên đang giảng dạy trong trường.
2.3.2.1. Mục tiêu khảo sát
Xác định thực trạng hoạt động giảng dạy và các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên trƣờng Đại học Lao động và Xã hội.
2.3.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát - Đối tượng khảo sát:
+) Đại diện Ban giám hiệu trƣờng: phỏng vấn sâu về hoạt động nhân sự, công tác tạo động lực cho giảng viên hiện nay; giải pháp nâng cao chất lƣợng nhân lực và nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giảng viên; và chiến lƣợc nhân sự trong giai đoạn tới của nhà trƣờng.
+) Đại diện một số phòng/ban: phỏng vấn sâu về hoạt động nhân sự và các chính sách tạo động lực cho giảng viên hiện nay; một số nhân tố tác động đến động lực lao động của giảng viên; giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
+) Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy: phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc;
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012 - 2014.
2.3.2.3. Phương pháp khảo sát
Công cụ khảo sát
Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc
Nội dung Bảng hỏi “Khảo sát động lực làm việc của giảng viên trường Đại học Lao động và Xã hội”, bao gồm 3 phần chính: (i) Thông tin chung của ngƣời trả lời phỏng vấn: giới tính, độ tuổi, vị trí chức danh, trình độ hiện tại, thời gian công tác; (ii) Tìm hiểu lý do và xác định mức độ hài lòng với công việc; (iii) Xác định nhu cầu/mong muốn của ngƣời đƣợc phỏng vấn đối với công việc hiện tại.
Nội dung Bảng hỏi “Khảo sát đánh giá về các chế độ phúc lợi của Trường Đại học Lao động và Xã hội” bao gồm 3 phần chính: (i) Thông tin chung của ngƣời trả lời phỏng vấn: giới tính, độ tuổi, vị trí chức danh, trình độ hiện tại, thời gian công tác; (ii) Xác định các loại phúc lợi đang đƣợc hƣởng từ công việc hiện tại; (iii) Kiến nghị/mong muốn đƣợc hƣởng các chế độ phúc lợi từ công việc hiện tại.
Phỏng vấn sâu Ban giám hiệu nhà trường: Phỏng vấn lãnh đạo Trƣờng về các vấn đề: (i) Thực trạng số lƣợng và chất lƣợng giảng viên đang làm việc tại trƣờng; (ii) Các chính sách nhân sự, chính sách tạo động lực đang áp dụng tại trƣờng; (iii) Đánh giá về nhu cầu và mong muốn của giảng viên trong trƣờng; (iv) Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giảng viên thông qua phƣơng pháp tạo động lực trong lao động trong thời gian tới.
Mẫu khảo sát
Bảng 1.1. Đối tƣợng và mẫu khảo sát
Phòng/ban/khoa Đối tƣợng Tổng mẫu Mẫu khảo sát Ghi chú
Chung Lãnh đạo trƣờng 4 01 ngƣời PVS
P. Tổ chức Nam 3 1 Bảng hỏi
Nữ 5 1 Bảng hỏi
K. QLLĐ Nam 12 9 Bảng hỏi
Nữ 32 30 Bảng hỏi
K. Công tác XH Nam 5 3 Bảng hỏi
Nữ 24 18 Bảng hỏi
K. Bảo hiểm Nam 6 3 Bảng hỏi
Nữ 19 15 Bảng hỏi
K. Kế toán Nam 8 5 Bảng hỏi
Nữ 55 25 Bảng hỏi
Hạn chế của cuộc khảo sát
Đây là nghiên cứu trƣờng hợp, chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động nhân sự và chính sách tạo động lực cho giảng viên trƣờng với số lƣợng mẫu hạn chế nên các phân tích và kết luận trong báo cáo này chỉ trong phạm vi trƣờng Đại học Lao động và Xã hội mà không có ý nghĩa suy rộng toàn bộ công tác tạo động lực cho giảng viên các trƣờng đại học trên địa bàn và cả nƣớc.
Về thu thập số liệu, nội dung khảo sát có một số vấn đề khá nhạy cảm nhƣ đánh giá chất lƣợng giảng viên từ phía lãnh đạo nhà trƣờng và đại diện các phòng/ban cũng nhƣ đánh giá mức độ hài lòng của giảng viên đối với chính sách nhân lực và chính sách tạo động lực của trƣờng nên khi trả lời phỏng vấn, đại diện trƣờng và giảng viên có thể né tránh trả lời hay cung cấp thông tin chƣa thực sự chính xác.
2.4. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng tới công tác tạo động lực cho giảng viên trƣờng Đại học Lao động và Xã hội, tìm ra những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại của công tác tạo động lực;
- Kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng công tác tạo động lực trong trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giảng viên của trƣờng.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
3.1. Tổng quan Trƣờng đại học Lao động - xã hội
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường ĐHLĐXH
3.1.1.1. Quá trình hình thành
Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội tiền thân là trƣờng Trung học Lao động Tiền lƣơng thuộc Bộ Lao động thành lập năm 1961, với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo cán bộ lao động tiền lƣơng cho toàn miền bắc.
Năm 1991, Trƣờng hợp nhất với trƣờng Quản lý Cán bộ Thƣơng binh Xã hội, lấy tên là Trƣờng Cán bộ Lao động – Xã hội. Tháng 1/1997 trƣờng đƣợc nâng cấp lên thành trƣờng Cao đẳng Lao động Xã hội.
Đến ngày 31/1/2005, Chính phủ đã ra Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg, thành lập trƣờng ĐHLĐXH trên cơ sở nâng cấp trƣờng Cao đẳng Lao động Xã hội.
Cơ cấu tổ chức trƣờng có 13 khoa, bộ môn trực tiếp làm nhiệm vụ đào tạo là khoa Công tác xã hội, khoa Quản lý lao động, Khoa Kế Toán, Khoa Bảo hiểm, khoa Kỹ thuật chỉnh hình, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Ngoại ngữ, khoa Lý luận chính trị và các bộ môn: Toán, Tin học, Thống kê, Luật, Giáo dục thể chất – Quốc phòng; Có 14 Phòng, ban chức năng làm nhiệm vụ tham mƣu giúp Hiệu trƣởng trong quản lý và tổ chức thực hiện một số mặt công tác của trƣờng.
Năm 2007, Bộ LĐTBXH quyết định sát nhập trƣờng Kỹ nghệ I thuộc Tổng cục Dạy nghề thành Cơ sở Sơn Tây và Trƣờng Trung học Lao động – Xã hội Tp. Hồ Chí Minh thành Cơ sở 2 thuộc trƣờng.
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường
- Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội là trƣờng Đại học công lập theo hệ thống giáo dục quốc dân của Nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (tên giao dịch tiếng Anh University of Labour and Social Affairs, viết tắt là ULSA)
- Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (LĐTB&XH).
học, cao đẳng và trung cấp về Lao động - Xã hội; đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học về Lao động - Xã hội; Trƣờng có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; trụ sở chính tại 43 Trần Duy Hƣng, Trung Hoà, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ của nhà trường
- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp về Lao động - Xã hội đáp ứng yêu cầu của xã hội;
- Nghiên cứu khoa học về Lao động - Xã hội; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của xã hội và theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật; - Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ngành lao động - xã hội;
- Quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, ngƣời lao động của trƣờng đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu;
- Tổ chức tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên;
- Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao; - Quản lý tài chính, tài sản theo qui định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội giao;
Hơn 50 năm hình thành và phát triển, Trƣờng đã khẳng định đƣợc vị thế, xứng đáng là Trƣờng đầu ngành của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội . Trƣờng đã đào tạo đƣợc hơn 80.000 cán bộ lao động - tiền lƣơng và bảo trợ xã hội đáp ứng nhu cầu cán bộ cho Ngành Lao động – Thƣơng binh Xã hội và các ngành kinh tế quốc dân khác trong phạm vi cả nƣớc.
Bên cạnh đó, trƣờng còn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trao tặng nhiều phần thƣởng cao quý nhƣ: 3 huân chƣơng lao động hạng nhất (1996), hạng nhì (1991), hạng ba (1981) và ba huân chƣơng độc lập hạng nhất (2011), hạng nhì (2006) , hạng ba (2001).
3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức hành chính của Trường Đại học Lao động – Xã hội
3.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong trường
Ban Giám hiệu nhà trƣờng gồm có Hiệu trƣởng và 3 Phó Hiệu trƣởng. Các đơn vị trực thuộc gồm 8 khoa, 5 bộ môn trực thuộc, 11 phòng chức năng, 1 Trạm y tế, 3 Trung tâm và 02 Cơ sở đào tạo trực thuộc.
Nhà trƣờng có Hội đồng Khoa học – Đào tạo để tham mƣu, tƣ vấn cho Hiệu trƣởng xem xét, giải quyết, chỉ đạo các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trƣờng.
3.1.2.2. Quy mô và cơ cấu cán bộ, giảng viên của trường
Bảng 3.1. Cơ cấu trình độ của giảng viên trƣờng ĐHLĐXH Năm Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 SL % SL % SL % Tổng số GV 306 100 311 100 325 100 GS.TS 0 0 0 0 6 1.85 PGS.TS 5 1,64 5 1,61 12 3.69 Tiến sỹ 14 4,57 18 5,79 39 12 Thạc sỹ 172 56,21 174 55,95 177 54.46 Đại học 115 37,58 114 36,65 91 28 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lƣợng giảng viên qua các năm có xu hƣớng tăng lên. Năm 1997, khi Trƣờng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định nâng cấp trƣờng cán bộ Lao động - Xã hội thành trƣờng Cao đẳng Lao động - Xã hội, khi đó đội ngũ giảng viên của trƣờng chỉ có 50 giảng viên. Nhƣng trong những năm gần đây, số lƣợng giảng viên đã tăng lên cả số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2012 số giảng viên là 306 thì đến năm 2014, số giảng viên đã tăng lên thành 325 ngƣời. Bên cạnh việc tăng về quy mô, số lƣợng đội ngũ giảng viên thì chất lƣợng, trình độ của giảng viên cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể: Năm 2012, cả trƣờng không có giảng viên nào có học hàm là Giáo sƣ, thì đến năm 2014 trƣờng đã mời đƣợc 6 Giáo sƣ về trƣờng công tác. Số lƣợng giảng viên là PGS.TS cũng tăng lên từ 5 ngƣời trong 2 năm 2012, 2013 thì năm 2014 con số này đã là 12 ngƣời. Tỷ lệ giảng viên có học vị Tiến sỹ cũng tăng lên qua các năm. Năm 2012, số giảng viên là tiến sỹ chỉ chiếm 4,57%, năm 2013 tăng lên thành 5,79% nhƣng đến năm 2014 tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, chiếm 12 %. Đối với trình độ của giảng viên, thì số giảng viên có trình độ Thạc sỹ trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2012 chiếm 56,21% và đến năm 2014 tỷ lệ này có giảm hơn những vẫn chiếm tỷ trọng rất cao 54.46 %. Số giảng viên ở trình độ đại học chiếm 28% giảm 8,65% so với năm 2013. Điều này
cho thấy trình độ của các giảng viên trong trƣờng đã không ngừng đƣợc nâng lên cả về số và chất lƣợng. Các Giảng viên luôn ý thức đƣợc việc không ngừng học tập để nâng cao trình độ cho bản thân.
Qua việc phân tích về chất lƣợng đội ngũ giảng viên của trƣờng trong những năm gần đây, có thể thấy chất lƣợng giảng viên đang ngày càng tăng nhƣng để chất lƣợng đƣợc tăng cao hơn nữa đòi hỏi lãnh đạo nhà trƣờng trong thời gian tới cần có sự hỗ trợ về thời gian, kinh phí để đầu tƣ cho giảng viên đi học tập nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn,... nhằm nâng cao vị thế, thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
Bảng 3.2. Cơ cấu tuổi và giới tính của GV trƣờng ĐHLĐXH năm 2014
Đơn vị: người Độ tuổi Tổng Nam Nữ SL % SL % SL % Dƣới 30 tuổi 63 19.07 12 19.15 51 80.85 Từ 30-45 tuổi 207 63.89 62 30.16 145 69.84 Trên 45 tuổi 55 17.04 36 65.48 19 34.52 325 100 110 215 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Qua bảng số liệu về cơ cấu nhóm tuổi của đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng ở trên ta thấy, số lƣợng giảng viên ở độ tuổi từ 30 – 45 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất với 207 ngƣời chiếm 63,89 %, tiếp đó là nhóm có độ tuổi dƣới 30 có 63 ngƣời chiếm 19,07%. Trong đó với độ tuổi dƣới 45 thì tỷ lệ nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do sau khi trƣờng có quyết định chuyển từ trƣờng Cao đẳng lên Đại học, khi đó chỉ tiêu tuyển sinh học sinh, sinh viên vào trƣờng tăng lên rất mạnh do trƣờng đào tạo một lúc nhiều hệ khác nhau. Để đáp ứng đƣợc khối lƣợng công việc, nhà trƣờng đã liên tục phải tuyển thêm giảng viên. Với mục tiêu trẻ hóa đội ngũ nhân lực của nhà trƣờng, vì vậy đội ngũ GV đƣợc bổ sung thƣờng có tuổi đời trẻ, và đặc biệt nhà trƣờng hàng năm có giữ lại đội ngũ sinh viên giỏi ở lại trƣờng để tiếp tục công tác. Do đó độ tuổi dƣới 45 chiếm tỷ trọng cao. Cũng do đặc thù của nghề thuộc đơn vị sự nghiệp,
trọng khá cao trong trƣờng. Do đặc điểm về độ tuổi khác nhau nên nhu cầu đối với công việc của mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với những ngƣời lao động trẻ có thể quan tâm hơn đến mức lƣơng hấp dẫn, cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến,… Đội ngũ giảng viên trẻ là những ngƣời rất nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong công việc, là lực lƣợng nòng cốt của nhà trƣờng vì vậy cần phải tạo môi trƣờng làm việc thoải mái để họ có thể phát huy mọi khả năng của mình, tạo điều kiện để họ học tập nâng cao trình độ. Để đáp ứng đƣợc những nhu cầu này, lãnh đạo nhà trƣờng nên tiến hành bố trí giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy bồi dƣỡng, giúp đỡ, kèm cặp các giảng viên trẻ và mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các giảng viên nhƣ các lớp: nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng và phƣơng pháp giảng dạy hiện đại,... Còn đối tƣợng giảng viên từ 50 tuổi trở lên, là những ngƣời có thâm niên trong nghề, có nhiều kinh nghiệm làm việc thì để khuyến khích tạo động lực cho họ, nhà trƣờng nên thiết kế lại công việc theo hƣớng làm mới mẻ công việc, giao thêm trách nhiệm, giao quyền tự chủ trong công việc. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để họ chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đội ngũ giảng viên trẻ.
3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
3.2.1. Các nhân tố bên ngoài
Chính sách pháp luật của nhà nước: Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ảnh hƣởng rất nhiều tới sự phát triển của các trƣờng nói chung và trƣờng ĐHLĐXH nói riêng. Đặc biệt là liên quan chặt chẽ đến công tác tạo động lực làm việc của GV