Xét về mặt truyền thông marketing trong tuyển sinh, bên cạnh những thông tin liên quan trực tiếp đến tuyển sinh và đào tạo, nội dung về thực trạng việc làm sau khi ra trường cũng sẽ góp phần tạo nên sức thu hút đối với người học. Thực tiễn cho thấy, việc các đối tượng tuyển sinh thường lựa chọn các cơ sở đảo tạo lớn, có uy tín bên cạnh mục tiêu về chất lượng đào tạo còn có kỳ vọng có thể tìm được việc làm
dễ dàng khi sở hữu mảnh bằng “có giá trị hơn” từ các trường này. Sau đây là kết quả điều tra khảo sát về ưu thế của trường ĐH Hà Tĩnh so với các trường ĐH, CĐ khác từ phía học sinh PTTH:
Biểu đồ 3.4: Đánh giá của đối tượng học sinh PTTH về ưu thế của trường ĐHHT so với các cơ sở đào tạo khác
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả 2013)
Đa số đối tượng học sinh PTTH được hỏi lựa chọn ưu thế của trường ĐH Hà Tĩnh so với các cơ sở đào tạo khác là điểm xét tuyển thấp, khả năng trúng tuyển cao (45.8% lượt chọn); tiếp theo là các tiêu chí như trường gần nhà (18.6%); chi phí sinh hoạt và học tập rẻ tương đối so với các trường khác (13.3%). Trong khi đó danh tiếng và chất lượng đào tạo của trường (chỉ chiếm 7% số lượt chọn) và khả năng việc làm sau tốt nghiệp (4.6%) được đánh giá ở mức thấp, hay nói cách khác các em cho rằng đây hoàn toàn không phải là ưu thế của trường ĐH Hà Tĩnh khi đăng ký nhập học.
Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí khác nhau dẫn đến sự lựa chọn đăng ký vào trường của SV đang theo học:
Bảng 3.13: Mức độ ảnh hưởng của các lý do lựa chọn đăng ký vào ĐHHT của SV Tiêu chí suấtTần GTNNđược
chọn GTLN được chọn Trung bình Độ lệchchuẩn Mức độ
Khả năng trúng tuyển cao 341 3 5 4.14 .438 Ảnh hưởng Trường gần nhà 341 2 5 3.18 .577 TB Danh tiếng của trường 341 2 4 2.92 .420 TB Cơ sở hạ tầng, trang thiết
Chất lượng đào tạo, giảng
dạy của trường 341 2 5 3.10 .583 TB Trường được nhiều anh
chị/ bạn bè của mình lựa
chọn 341 1 4 2.95 .489
TB Khả năng việc làm sau khi
ra trường 341 1 5 2.89 .532 TB Yếu tố khác 341 2 4 2.93 .299 TB
Số trả lời có giá trị 341
(Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả 2013)
Kết quả đánh giá cho thầy tiêu chí có ảnh hưởng lớn nhất đến việc sinh viên lựa chọn đăng ký vào trường ĐH Hà Tĩnh là do khả năng trúng tuyển (mức độ 4.14/5; thang điểm đánh giá cũng ở mức khá cao từ 3 – 5 điểm; độ lêch chuẩn .438 cho thấy mức độ phân tán của các giá trị được chọn thấp, các đối tượng sinh viên được khảo sát đánh giá tiêu chí này tương đối đồng đều). Yếu tố có tính quyết định thứ hai là trường gần nhà (3.18/5), do đa số sinh viên của trường đều là con em các gia đình sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hoặc một số địa phương lân cận. Tiếp theo là chất lượng đào tạo, giảng dạy (3.10/5) và cơ sở hạ tầng của trường (3.02/5), tuy nhiên cả hai tiêu chí quan trọng này đều mới chỉ nhận được sự đánh giá ở mức độ trung bình. Điều này đặt ra vấn đề nhà trường cần xem xét nâng cao ý thức về sự quan trọng và ảnh hưởng của tiêu chí này đến công chúng mục tiêu. Đồng thời phát huy hơn nữa trong việc khẳng định chất lượng đào tạo và đảm bảo nhu cầu cơ sở hạ tầng và trang thiết bị học của trường để duy trì, nâng cao mức độ hài lòng của người học; cũng như tăng cường truyền thông về nội dung liên quan hai tiêu chí trên như một ưu thế của nhà trường trong hoạt động tuyển sinh.
Tuy nhiên nhìn vào số liệu trên, hai nhóm đối tượng truyền thông chính ở đây đều chưa đánh giá cao mức độ ảnh hưởng cũng như sức thuyết phục từ tiêu chí
“khả năng việc làm sau khi ra trường” của trường ĐH Hà Tĩnh. Cả học sinh PTTH lẫn sinh viên đang theo học tại trường đều cho rằng ưu thế của trường so với cơ sở đào tạo khác cũng như tiêu chí có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn của các em là điểm tuyển sinh thấp, khả năng trúng tuyển cao và trường gần nhà. Hai tiêu chí hết sức quan trọng bao gồm danh tiếng, uy tín của trường và khả
năng việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp lại được đánh giá ở các mức thấp nhất. Sự thiếu tin tưởng của đối tượng truyền thông như trên có thể giải thích bởi lý do đặc thù của trường ĐH Hà Tĩnh là trường địa phương, mới thành lập, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường còn ít nên về tạo dựng uy tín, khẳng định chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cho người học còn cần thêm thời gian. Tuy nhiên, qua đây có thể thấy một trong những hạn chế cần khắc phục của trường ĐH Hà Tĩnh trong việc tăng cường khản năng thuyết phục và lựa chọn của đối tượng tuyển sinh.
Từ việc xem xét đánh giá về thế mạnh và lý do lựa chọn nhập học vào trường của các đối tượng mục tiêu, trường có thể tham khảo, xây dựng nội dung thông điệp truyền thông đánh trúng vào tâm lý của người học, phù hợp với ưu điểm của mình nhằm nâng cao khả năng thuyết phục đối tượng tuyển sinh cũng như năng lực cạnh tranh với các cơ sở đào tạo khác. Chẳng hạn như nhấn mạnh ưu thế về khả năng trúng tuyển cao, trường gần nhà, chi phí học tập sinh hoạt thấp; tuy nhiên cần lưu ý rằng với việc đưa ra các tiêu này trường cũng hướng tới đối tượng tuyển sinh có chất lượng thấp, đồng thời tạo dựng hình ảnh gắn liền với cơ sở đào tạo địa phương, tầm vóc và danh tiếng hạn chế. Bên cạnh đó cần khắc phục và chú trọng truyền thông các yếu tố về danh tiếng của trường, khả năng việc làm sau tốt nghiệp cho người học; tiếp tục duy trì và phát triển các tiêu chí về cơ sở hạ tầng và chất lượng đào tạo.