quan của trường Đại học Hà Tĩnh
3.2.1. Các công cụ truyền thông marketing trong tuyên truyền tuyển sinh của trường Đại học Hà Tĩnh
hưởng của truyền thông, thời gian qua trường đã chủ động tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh và chất lượng đào tạo của trường. Tuy nhiên, do đặc thù của môi trường giáo dục Việt Nam và những hạn chế riêng, hoạt động truyền thông của trường chủ yếu tập trung sử dụng một số công cụ truyền thông marketing cơ bản như sau: (1) quảng cáo; (2) tuyên truyền và quan hệ công chúng; (3) internet marketing; (4) công cụ khác. Cụ thể các công cụ truyền thông marketing được ứng dụng trong tuyên truyền tuyển sinh của trường như sau:
(1)Quảng cáo
Từ những ngày đầu thành lập đến nay, trường ĐH Hà Tĩnh đã thực hiện khá nhiều các hoạt động quảng cáo, bao gồm các nội dung: giới thiệu hình ảnh của trường; tuyên truyền về thời gian, hình thức và chỉ tiêu tuyển sinh các bậc, các hệ đào tạo hàng năm. Công cụ quảng cáo được sử dụng nhiều nhất ở đây là báo chí và truyền hình: qua các báo và kênh đài truyền hình địa phương (như báo và truyền hình Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình,…); tạp chí chuyên ngành về giáo dục. Ngoài ra, trường còn quảng cáo bằng các pano, banner đặt tại những nơi tập trung đông dân cư, đặc biệt là gần các trường PTTH; quảng cáo thông qua mạng internet bằng cách đăng các thông tin về hình thức, yêu cầu, thời gian và chỉ tiêu tuyển sinh các hệ, ngành học của trường tại các website phổ biến như www.thongtintuyensinh.vn; www.tin.tuyensinh247.com;www.diemthi.24h.com.vn;
www.tuyensinh.dantri.com.vn;…
Đa số các hình thức quảng cáo của trường là tự phát, chưa xác định và phân loại rõ đối tượng công chúng mục tiêu; thông điệp quảng cáo chưa rõ ràng, ít có sự gắn kết về nội dung và mục tiêu tác động; chủ yếu còn mang tính nhất thời gắn liền với sự kiện cụ thể, phạm vi tác động hẹp và chưa chuyên sâu nên hiệu quả mang lại còn khiêm tốn.
(2)Tuyên truyền và quan hệ công chúng, bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
+ Hình thức tuyên truyền và PR quan trọng nhất phải kể đến là các chương trình trực tiếp quảng bá tuyển sinh tại các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận. Cụ thể: năm học 2008-2009, nhà trường đã tổ chức được 12 lượt quảng bá tuyển sinh tại các huyện, thị trong tỉnh và 2 tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, thu hút hàng
chục ngàn lượt học sinh THPT tham gia. Năm học 2010-2011, ngoài việc tổ chức hàng chục lượt quảng bá tuyển sinh tại các huyện thị; nhà trường còn tích cực tham gia các hội chợ việc làm tổ chức trên địa bàn các huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Hương Khê, thành phố Hà Tĩnh để quảng bá, giới thiệu hình ảnh về trường ĐH Hà Tĩnh.
+ Thứ hai là thông qua các bài báo giới thiệu về các cá nhân, tập thể cũng như hoạt động, thành tích của trường; hoặc các mục thông tin liên quan về các hoạt động tuyển sinh, đào tạo,… đăng trên các báo địa phương (như báo Hà Tĩnh, báo Nghệ An, …); đăng các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của các cán bộ, giảng viên trong trường trên các tạp chí chuyên ngành. Đồng thời kết hợp với phương tiện truyền hình đưa tin, phóng sự về sự kiện liên quan được tổ chức trong và ngoài trường, thường được phát sóng trên kênh đài truyền hình Hà Tĩnh và một số đài truyền hình địa phương lân cận. ; cập nhật thông tin về trường và hoạt động tuyển sinh trên cuốn
“Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ” do Bộ GD & ĐT xuất bản hằng năm.
+ Thứ ba là việc thường xuyên cử các đoàn sinh viên đại diện tham gia các kỳ thi Olympic quốc gia dành cho sinh viên các trường ĐH, CĐ. Liên tiếp các năm từ 2009 - 2012, đội tuyển toán và hoá của nhà trường đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc gia. Năm học 2010-2011, công trình nghiên cứu khoa học và lượt thi hùng biện của nhóm sinh viên koa Kinh tế - QTKD, trường ĐH Hà Tĩnh đã đạt Giải nhất toàn quốc cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ GD và ĐT tổ chức.
+ Thứ tư là tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế trong đào tạo nhằm tạo thêm danh tiếng và thể hiện tính chuyên nghiệp của trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhà trường đã từng bước tạo lập mối quan hệ với các đối tác: Trường Sousavath (Lào), Đại học Nọong Khai (Thái Lan), Học viện Anh-Hoa (Quảng Tây-Trung Quốc), trường Victoria (Newzeland). Trường cũng tổ chức tiếp đón nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm và ký kết hợp tác đào tạo.
+ Thứ năm là các hoạt động xã hội tại địa phương như quyên góp ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây nhà cho người nghèo cô đơn không nơi nương tựa; quyên góp ủng hộ cho các địa bàn chịu thiên tai tàn phá; tổ chức tặng các suất học bổng gồm tiền và các phần quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Năm học 2009 – 2010, tổng số tiền quyên góp, ủng hộ cho
công tác nhân đạo từ thiện là 133.420.000 đồng. Đến năm học 2010 - 2011, con số đó đã tăng lên 225.600.000 đồng.
+ Thứ sáu là các hoạt động, sự kiện khác gắn với học sinh – sinh viên như tổ chức và hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương vùng sâu, vùng xa; hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa nhân các ngày lễ đặc biệt. Tổ chức các sự kiện văn hoá phong phú cho sinh viên đồng thời thu hút sự chú ý của đối tượng công chúng khác bên ngoài như các hội diễn thể thao, văn nghệ, hội thi năng khiếu, hội thi nét đẹp nữ sinh, thi hùng biện, …
Xét về hình thức cũng như khả năng tác động, tuyên truyền và quan hệ công chúng là hoạt động truyền thông hiệu quả nhất của trường. Các hoạt động này có khả năng ảnh hưởng đến nhiều đối tượng công chúng; phạm vi bao phủ khá rộng; nội dung các hoạt động phong phú, thời gian và địa điểm không giới hạn; ngoài ra tuyên truyền và PR còn có ưu điểm là dễ gây được thiện cảm và đồng tình của công chúng mục tiêu. Tuy nhiên, để phát huy được tối đa hiệu quả còn cần có sự gắn kết, phối hợp với các hoạt động truyền thông marketing khác, trong khi vấn đề này vẫn đang còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục tại trường ĐH Hà Tĩnh.
(3) Internet marketing
Trường đã xây dựng và cập nhật thông tin liên tục, đầy đủ về các nội dung, hoạt động phong phú đa dạng liên quan đến tất cả các lĩnh vực của trường trên website chính thức: www.htu.edu.vn. Đồng thời website này còn được liên kết trực tiếp với nhiều website khác có liên quan. Tận dụng các trang mạng xã hội như facebook, tạo dựng và phát triển các diễn đàn tương tác với sinh viên, cựu sinh viên của trường, diễn đàn học sinh tại các trường PTTH và nhiều diễn đàn thanh thiếu niên khác để tiếp xúc, thăm dò cũng như tuyên truyền quảng bá thông tin về trường, thông tin tuyển sinh,…
(4) Các công cụ khác
Bên cạnh các hoạt động cơ bản như trên, một trong những hoạt động truyền thông khác được đánh giá cao của trường ĐH Hà Tĩnh là công tác huy động học bổng cho HSSV dành cho những học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc hoặc đối tượng hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Đây có thể được xem như biện pháp khích lệ,
động viên tích cực đối với người học hiện tại cũng như thu hút các đối tượng học sinh sinh viên xem xét đăng ký nhập học. Năm học 2007-2008, học bổng dành cho HSSV là 211.850.000 đồng, năm học 2010-2011 đã tăng lên 1.425.350.000 đồng và đến năm học 2011-2012 là 1.514.000.000 đồng.
3.2.2. Đánh giá chủ quan của trường ĐH Hà Tĩnh về thực trạng hoạt động truyền thông marketing trong tuyển sinh
Nội dung đánh giá chủ quan của trường ĐH Hà Tĩnh về thực trạng hoạt động truyền thông marketing trong tuyển sinh của trường được tổng hợp và phân tích từ các kết quả phỏng vấn sâu với cán bộ quản lý, các giảng viên của trường ĐH Hà Tĩnh; những người chuyên làm công tác tuyển sinh tại một số cơ sở đào tạo tương đương khác và từ phía các trường PTTH trên địa bàn tuyển sinh của trường.
Xác định nhu cầu tuyển sinh
Xác định chính xác nhu cầu tuyển sinh sẽ có tác động hiệu quả đến việc tính toán và phân bổ chỉ tiêu hợp lý; đồng thời tạo cơ sở định hướng trong hoạt động truyền thông tuyển sinh sao cho đúng đối tượng, đúng thời gian, địa điểm và cung cấp đúng nội dung thông tin cần thiết.
Theo thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo dựa vào hai tiêu chí. (1) số học sinh, sinh viên/01 giáo viên, giảng viên quy đổi của cơ sở đào tạo; (2) diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc cơ sở đào tạo/01 sinh viên.
Thông qua phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý của trường, luận văn đã tổng kết ý kiến về công tác xác định nhu cầu tuyển sinh tại trường ĐH Hà Tĩnh như sau: việc xác định số lượng chỉ tiêu đào tạo hàng năm được thực hiện dựa trên phân tích, đánh giá nguồn lực hiện tại của trường theo đúng nội dung của thông tư 57/2011/TT- BGDĐT nêu trên; đồng thời có xem xét nhu cầu, nguyện vọng của người học và xu hướng việc làm, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn nhằm ước
lượng số lượng nguồn tuyển sinh. Trên cơ sở đó, kết hợp với chỉ tiêu và kết quả tuyển sinh của các năm học trước tiến hành tính toán và đề xuất chỉ tiêu lên Bộ GD & ĐT.
Việc xác định nhu cầu tuyển sinh cũng cần tham khảo ý kiến của các giảng viên của trường, bởi họ là người sẽ trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy, là cầu nối giữa đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo. Các giảng viên cũng đưa ra những đánh giá về tương quan giữa chất lượng và số lượng của đối tượng tuyển sinh; giữa chất lượng đầu vào với khả năng tiếp thu trong quá trình đào tạo và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai của người học.
Kết quả phỏng vấn sâu với các giảng viên của trường cho thấy, việc đánh giá xác định nhu cầu tuyển sinh thông qua điều tra ý kiến người dạy đến nay vẫn chưa được chú trọng và thực hiện một cách chính thức tại trường. Trước mỗi đợt tuyển sinh, trường sẽ truyền đạt những thông tin liên quan đến phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành đến các khoa, bộ môn. Sau khi quá trình tuyển sinh kết thúc, trường lại tiến hành thông báo cơ cấu đào tạo chính thức để từ đó từng khoa và các giảng viên trực thuộc có sự chuẩn bị về công tác phân công, sắp xếp lịch trình giảng dạy cụ thể. Như vậy, theo ý kiến của các giảng viên thì mặc dù họ là người sẽ trực tiếp tương tác với các đối tượng tuyển sinh trong suốt thời gian dài và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo nhưng chỉ có thể thực hiện giảng dạy bị động theo chỉ tiêu mà trường đã áp dụng sẵn. Đa số các giảng viên cho rằng, việc đánh giá xác định nhu cầu tuyển sinh cần phải tiến hành lấy ý kiến từ giảng viên một cách chính thức và bài bản trên phạm vi rộng để tạo sự gắn kết giữa số lượng, chất lượng nguồn tuyển với chất lượng đào tạo và kết quả đầu ra.
Qua tổng hợp ý kiến của các đối tượng phỏng vấn, có thể rút ra kết luận công tác xác định nhu cầu tuyển sinh của trường ĐH Hà Tĩnh có sự kết hợp giữa quy định mang tính nguyên tắc và nhu cầu thực tế của người học ở một mức độ nhất định.
Về nguyên tắc, trường đã thực hiện theo đúng yêu cầu chung của Bộ GD & ĐT trong việc đánh giá và đề xuất số lượng chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng nguồn lực hiện có đảm bảo năng lực và chất lượng đào tạo.
Về thực tiễn, trường đã có sự xem xét cân nhắc kết quả tuyển sinh thực tế qua các năm phân bổ cho từng ngành, chuyên ngành. Đồng thời bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả trong việc gắn kết nhu cầu việc làm của xã hội với mục tiêu
tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, về thực hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về quy trình, quy mô cũng như sự đầu tư cần thiết, đặc biệt trong việc lấy ý kiến đánh giá của các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn; bản thân đối tượng tuyển sinh và giảng viên của trường.
Nguyên nhân của xu hướng giảm sút về số lượng tuyển sinh trong thời gian gần đây
Tổng hợp phân tích của những người phụ trách công tác tuyển sinh của trường ĐH Hà Tĩnh về thực trạng số lượng tuyển sinh có xu hướng giảm thời gian gần đây chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, do sự giảm sút và khan hiếm về nguồn tuyển sinh. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh cũng như các địa phương lân cận nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung tạo nên sức ép cạnh tranh trong tuyển sinh ngày càng gay gắt đồng thời thu hẹp đáng kể nguồn tuyển sinh của trường.
- Thứ hai là đối tượng tuyển sinh và gia đình thường có tâm lý thích vào học tại các trường ĐH lớn, có danh tiếng hơn so với các trường ĐH địa phương, ngay cả khi phải chấp nhận theo học một chuyên ngành kém hấp dẫn.
- Thứ ba là do nhu cầu việc làm trên thực tế của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn dành cho sinh viên tốt nghiệp một số ngành đào tạo của trường ngày càng giảm, đặc biệt với các mã ngành thuộc khối Sư phạm.
Thực trạng này khiến cho nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, phải tìm việc ở các địa phương xa, làm việc trái chuyên ngành, thậm chí chấp nhận công việc với mức lương thấp hơn so với trình độ được đào tạo. Như vậy có thể thấy việc tìm hiểu thông tin về việc làm và nhu cầu đào tạo gắn với việc làm của người học sẽ là định hướng qua trọng trong việc xác định nhu cầu tuyển sinh hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng và số lượng tuyển sinh thông qua việc tập trung đào tạo cho ngành có xu hướng tăng và giảm số lượng đào tạo với những ngành có xu hướng giảm về cầu lao động trong tương lai.
Tuy nhiên, đa số các cơ sở đào tạo bậc đại học trên cả nước hiện nay, bao gồm trường ĐH Hà Tĩnh vẫn chưa thực sự đề cao việc kết hợp đánh giá nhu cầu việc làm thực tế với hoạt động tuyển sinh. Các trường mới chỉ quan tâm đến các giải pháp nhằm
thu hút lượng sinh viên đăng ký nhập học trước mắt mà chưa giải quyết tận gốc nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Để thực hiện được điều này, cần thường xuyên tiến hành điều tra xác minh số liệu cụ thể về thực trạng và nhu cầu việc làm của các đối tượng tuyển sinh, kết hợp lấy ý kiến của doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn về nhu cầu tuyển dụng. Qua đó mạnh dạn đề xuất thay đổi cơ cấu tuyển sinh vào các ngành, chuyên ngành một cách hợp lý, hạn chế các ngành không phù hợp, ít mang lại cơ hội việc làm, tập trung và mở rộng các mã ngành đang có chiều hướng gia tăng nhu cầu của người học cũng