Cạnh tranh trong thị trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay và nhu cầu thực tế về marketing giáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Hà Tĩnh (Trang 49)

nhu cầu thực tế về marketing giáo dục

Bài viết: “Cạnh tranh tuyển sinh đại học – Khó coi, khó chấp nhận của Phan Thảo trên báo Sài Gòn Giải phóng, số 12512, ngày 11/04/2012 trang 3 cho biết, trước sức ép cạnh tranh trong tuyển sinh ngày càng gia tăng, trong khi nhiều trường ĐH công lập mở ra nhiều ngành học mới để hút thí sinh thì các trường ĐH NCL tiếp tục tung ra nhiều biện pháp để kéo thí sinh đến trường, chủ yếu là các hình thức ưu đãi về học phí, học bổng; tặng quà; hỗ trợ về chỗ ở…

Tuy nhiên, theo tác giả tất cả cũng chỉ là những giải pháp tình thế, hoàn toàn không có tác dụng thu hút thí sính nếu không muốn nói là phản tác dụng. Muốn thu hút thí sinh một cách thực sự, vững chắc, các trường chỉ có duy nhất một con đường là nâng cao chất lượng đào tạo để tạo được uy tín, niềm tin với xã hội, từ đó sẽ được

người học lựa chọn mà không phải nhọc công nghĩ đến các chiêu cạnh tranh khác Bài viết: “Sự sàng lọc của cơ chế thị trường” – tác giả Phạm Thị Ly, Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 49-2012, ngày 29/11/2012, trang 60 - 61, đã cho rằng đào tạo đại học ở Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn của một thị trường cạnh tranh quyết liệt, tuy chưa hẳn là một thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng.

Cụ thể, tình trạng tuyển sinh khó khăn, thậm chí có nguy cơ đóng cửa do không có người học trong những năm gần đây của nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập, thậm chí một số ngành học của các trường ĐH công lập, có thể là hậu quả trực tiếp của việc mở trường tràn lan khiến sức ép cạnh tranh giữa các trường ngày càng tăng. Mặc dù nếu đem so sánh tỷ lệ 412 trường ĐH, CĐ cho 90 triệu dân Việt Nam, với các số liệu tương tự tại các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore hay Hoa Kỳ thì số trường ĐH, CĐ mà Việt Nam đang có không phải là nhiều. Tuy vậy, những con số trên cho chúng ta thấy, vấn đề của giáo dục Việt Nam chủ yếu do chất lượng chưa theo kịp số lượng.

Thứ hai, theo bài viết, chi phí trung bình của một sinh viên tại ĐH công lập là 560.000 đồng/tháng và ngoài công lập là 2.395.980 đồng/tháng, chiếm 97% hoặc 122% (tùy theo trường công lập/ngoài công lập) thu nhập bình quân đầu người trong gia đình của nhóm thu nhập thấp, và chiếm 38,5% hoặc 58,6% của nhóm thu nhập trung bình. Trong khi đó, thực trạng việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp lại hết sức bi quan. Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy có đến 26,2% cử nhân chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% buộc phải lựa chọn tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Các khảo sát trên được thực hiện tại những đại học lớn của Việt Nam, có thể dễ dàng

suy ra thực trạng ở các trường đại học khác cũng không khả quan hơn. Chính sự mất cân đối giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại biểu hiện thông qua việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường dẫn đến phản ứng thất vọng của người học và phụ huynh (người tiêu dùng) về giá trị gia tăng mà bốn năm học đại học mang lại cho họ.Và hệ quả trực tiếp của phản ứng này là sự sụt giảm về số lượng tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ cả trong và ngoài công lập.

Tiếp theo, tác giả đã đưa ra một tín hiệu báo động cho tất cả các trường ĐH Việt Nam trước việc đánh mất lòng tin và sự lựa chọn của người học và gia đình họ, đặc biệt khi chúng ta đang hoạt động trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trước thực tế những gia đình có điều kiện, phần lớn đã gửi con em đi học ở nước ngoài. Đối tượng có mức thu nhập thấp hơn đang là khách hàng của những cơ sở đào tạo ĐH vì lợi nhuận của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc những chương trình liên kết quốc tế. Và nhóm có thu nhập thấp hơn nữa thì nhiều gia đình ngay cả học phí trong nước (đang có xu hướng tiếp tục tăng) cũng không kham nổi. Như vậy, đối tượng khách hàng mục tiêu của các trường đại học trong nước đã bị cắt giảm đáng kể do liên tiếp đánh mất ba phân khúc thị trường trên.

Qua các lập luận nghiên cứu và thực tiễn đánh giá trên, ta có thể minh chứng một cách khách quan và cụ thể cho sự tồn tại tất yếu của thị trường giáo dục và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường này. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia, mà nó mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các hệ thống giáo dục trên thế giới, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển. Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam cũng không tránh khỏi phải chịu các tác động trước xu thế chung, mà một trong số đó là tình trạng tụt giảm nghiêm trọng về số lượng sinh viên mới và những vấn đề khó khăn trong tuyển sinh của các trường CĐ, ĐH Việt Nam trong những năm gần đây.

Bài viết “Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết” của Th.S Trần Đình Lý - Chuyên viên tư vấn tuyển sinh ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh đăng trên website

http://www.tienphong.vn/giao-duc/83326/Tiep-thi-giao-duc-Nhu-cau-buc thiet.html

phỏng vấn nhanh một lớp học năm thứ ba của một trường đại học có đến 50% chưa hiểu gì, thậm chí không mặn mà về ngành mình đang học. Một điều tra khác lại cho thấy, khoảng 60% số sinh viên tốt nghiệp đại học phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức mới có đủ khả năng đảm nhiệm công việc sau khi ra trường. Theo tác giả, xuất phát điểm của thí sinh khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ, THCN... phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Tiếp theo là cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành, chứ không phải là trả lời cho câu hỏi: “Thi trường nào, ngành nào để dễ đậu?” Để rồi sau khi trúng tuyển và nhập học lại không có ý thức và hứng thú về chuyên ngành mình học. Nếu chúng ta không quan tâm vấn đề cung cấp thông tin, định hướng cho thí sinh về chuyên ngành, thông tin về các trường ĐH, cao đẳng, hay các cơ sở đào tạo mà họ dự định thi tuyển sẽ tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng về cung – cầu lao động giữa các ngành nghề khác nhau. Ở một số ngành, cầu đang rất cao nhưng cung thì quá thấp. Trong khi một số ngành nghề khác lại ở tình trạng ngược lại.

Trước thực trạng đó, bài viết nhấn mạnh, tiếp thị giáo dục là cần thiết và quan trọng, nhằm cung cấp thông tin, thu hút sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ về nhiều mặt của xã hội đối với công tác quản lý giáo dục của nhà trường. Theo đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm từng bước thực hiện tiếp thị giáo dục như:

- Trước hết các trường cần công khai, minh bạch hoạt động của mình trước công chúng.

- Các trường đại học khi xây dựng bản kế hoạch chiến lược (theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT) cũng phải đưa ra câu khẳng định nhiệm vụ của mình.

- Các thành viên ban giám hiệu ở các trường nên chú ý việc xây dựng hình ảnh đẹp về một ban lãnh đạo năng động, tâm huyết và có trách nhiệm.

- Chú trọng vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức xã và cộng đồng trong công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Hà Tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w