Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên hành chính các trường tiểu học tỉnh hải dương theo hướng chuẩn hóa (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH

1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.2. Quản lý giáo dục

Để tồn tại và phát triển, con người đã phải trải qua quá trình lao động.

Chính trong lao động, con người nhận thức được thế giới xung quanh và dân dần tích luỹ được những kinh nghiệm. Cũng từ đó, con người nảy sinh nhu cầu truyền đạt lại những kinh nghiệm đó cho nhau và cho thế hệ sau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh hiện tƣợng GD. Hiện tƣợng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với xã hội và đối với mỗi cá nhân. Nó giúp cho xã hội bảo tồn nền văn hoá nhân loại, đồng thời giúp cho cá nhân phát triển tâm lý, ý thức cũng nhƣ tiềm năng của bản thân. Tính đặc thù của quá trình GD là tạo ra một sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách con người phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy:

Theo M.I.Konđacốp thì: "GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có GD mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên".[12 ].

Điều này càng đƣợc khẳng định trong thời đại ngày nay, GD đã trở thành động lực, là nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển của xã hội. GD đã trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

Bởi vì chỉ có GD mới đào tạo được những người lao động mới - lao động

có trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Chính do vị trí quan trọng nhƣ vậy của GD nên các nhà nghiên cứu GD đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về QL GD.

Theo chuyên gia GD Liên Xô M.I.Kônđacôp thì: "QL GD là tập hợp những biện pháp: tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hoá,... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng". [12].

Theo quan niệm của giáo sƣ Nguyễn Ngọc Quang: "QL GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất".[17]

Quan niệm này cũng tương tự như hai quan niệm trên nhưng đã đề cập đến một mục đích khác đó là việc thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam của QLGD.

Cùng hướng suy nghĩ này giáo sư Phạm Minh Hạc lại quan niệm: ''QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS...".[7].

Tác giả Phạm Viết Vƣợng quan niệm rằng: "Mục đích cuối cùng của QL GD là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội".[29].

Theo giáo sƣ Trần Kiểm: “Quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,...

một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội. Quản lí giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” .[10].

Theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt kết quả mong muốn”. [4].

Theo TS. Nguyễn Thị Tính: “Quản lí giáo dục vĩ mô là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội yêu cầu. Quản lí giáo dục vi mô là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”.

Từ khái niệm về QLGD đã nêu trên ta thấy QLGD có những đặc điểm sau:

- QLGD là một quá trình diễn ra với những tác động quản lí bao giờ cũng bao gồm chủ thể quản lí và khách thể quản lí.

- QLGD nằm trong phạm trù quản lí xã hội nói chung là quản lí nhà nước được quy định tại điều 99 Luật Giáo dục.

- QLGD thực chất là quản lí con người

- QLGD bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin.

- QLGD là một hệ tự quản lí, đƣợc thực hiện theo một quy trình quản lí.

- Kết quả QLGD là kết quả của quá trình quản lí, sức mạnh của nó gắn liền với cơ cấu tổ chức.

- QLGD vừa là một khoa học, vừa là một nghề và là một nghệ thuật.

- QLGD gắn liền với lợi ích và danh tiếng.

QLGD có những bản chất sau:

- QLGD là hoạt động mang tính pháp lí và mang tính sáng tạo, đó là những quyết định quản lí đúng thẩm quyền, đúng quy luật, chớp đƣợc thời cơ và hiệu quả cao.

- QLGD là hoạt động có mục đích rõ ràng: nâng cao chất lƣợng GD &

ĐT, thực chất là quản lí con người và quản lí chất lượng GD&ĐT.

- QLGD đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc nhất định.

- QLGD là quá trình thực hiện đồng thời các chức năng quản lí.

- QLGD thực chất là phạm trù phương pháp chứ không phải mục đích.

- Hiệu quả của QLGD phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức.

Tóm lại, từ những quan điểm trên chúng ta có thể khái quát rằng: QL GD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đƣa hệ GD đến mục tiêu dự kiến- lên trạng thái mới về chất.

Trong hệ thống GD, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động.

Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể QL. Mọi hoạt động GD và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD.

Ta có thể biểu diễn khái niệm quản lí giáo dục theo sơ đồ sau:

Hình 1.3: Minh hoạ về khái niệm QLGD (MTQL: Mục tiêu quản lí)

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên hành chính các trường tiểu học tỉnh hải dương theo hướng chuẩn hóa (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)