CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.3. Quản lý nhà trường tiểu học
* Quản lý nhà trường
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân hữu ích cho tương lai. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, đƣợc cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được. Những nhiệm vụ của nhà trường cũng được đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc QL nhà trường cũng có nhiều cách để tiếp cận. Bản chất giai cấp của nhà trường được khẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó và một điều được khẳng định là: Khi nhà trường thực hiện chức năng GD trong một xã hội cụ thể, bản sắc văn hoá dân tộc in dấu sâu đậm trong toàn bộ HĐ của nhà trường.
Ở nước ta, hệ thống GD quốc dân bao gồm nhiều bậc học đã được phân cấp QL về CM, nghiệp vụ. Trong mỗi bậc học bao gồm các nhà trường của bậc học đó. Nhà trường là đơn vị cơ sở cơ bản của hệ thống, có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục đích, mục tiêu GD đào tạo thế hệ trẻ mà kết quả cuối cùng là "dạy tốt, học tốt".
Do vậy QL nhà trường là QL GD trong một phạm vi xác định của một đơn vị GD đó là trường học.
Trường học là cơ quan chuyên trách xây dựng con người mới, với nội dung GD được chọn lọc cơ bản và sắp xếp có hệ thống, với phương
MT QL
Khách thể quản lý Chủ thể
quản lý
Đối tƣợng quản lý
pháp GD khoa học và đã được kiểm nghiệm thực tiễn, với những phương tiện và điều kiện GD đem lại hiệu quả GD cao, với những nhà sƣ phạm có nhân cách mẫu mực và đƣợc trang bị đầy đủ tri thức khoa học GD, với quá trình GD được tổ chức liên tục, trường học có trách nhiệm to lớn và vị trí quan trọng hơn cả các cơ sở, tổ chức khác có chức năng xây dựng người lao động mới.
HĐ trung tâm của nhà trường là dạy học và GD (theo nghĩa hẹp). Vì vậy QL nhà trường thực chất là QL quá trình dạy học, bao gồm: quá trình lao động sư phạm của người thầy, HĐ học tập của học sinh.
Vậy QL nhà trường là QL tập thể GV, NV và HS để chính họ lại QL (với GV, NV) và tự QL (với học sinh) quá trình dạy học nhằm đào tạo ra sản phẩm là nhân cách người lao động mới. Về cơ bản QL nhà trường khác với QL các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Ở đây không đơn giản là thực hiện sự phân công, phối hợp các lực lƣợng, các mối quan hệ mà là quá trình tác động có tổ chức sư phạm, có tính hướng đích đến toàn bộ các mặt của quá trình GD. Vì vậy có thể xem trường học vừa có bản chất xã hội, vừa có bản chất sư phạm. Do đó khi QL nhà trường, các nhà QL phải kết hợp hài hoà các khoa học nhƣ: GD học, xã hội học, tâm lý học, điều khiển học, kinh tế học...
QL nhà trường thực chất là QL quá trình hình thành và tự hình thành nhân cách của học sinh. Nếu người HT nắm vững tính chất đặc trưng rất cơ bản này của việc QL nhà trường thì sẽ có những biện pháp QL nhà trường hiệu quả nhất.
Viết về QL nhà trường nhấn mạnh tới việc tập hợp và tổ chức các HĐ cũng nhƣ huy động tối đa các lực lƣợng đã đƣợc tác giả Phạm Viết Vƣợng viết nhƣ sau: "QL nhà trường là HĐ của các cơ quan QL nhằm tập hợp và tổ chức các HĐ của GV, HS và các lực lượng GD khác, huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao GD và đào tạo trong nhà trường. [29]
Vấn đề này đƣợc tác giả giáo sƣ Nguyễn Ngọc Quang bàn đến một cách cụ thể hơn. Ông viết: "QL nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp...) của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các cán bộ khác. Nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, do lao động xây dựng và vốn lao động có hướng vào việc đẩy mạnh mọi HĐ của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới".[18]
Nhấn mạnh về nguyên lý vận hành của nhà trường theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: "QL nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và từng học sinh". "Việc QL trường học phổ thông QLHĐ dạy học tức là làm sao đưa HĐ đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu GD. [7]
Cùng hướng này theo tác giả Trần Kiểm thì: "QL trường học là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh".[9]
Đi sâu nghiên cứu về những tác động của chủ thể QL bên trong và bên ngoài nhà trường giáo trình "QLGD và đào tạo" dùng để bồi dưỡng cán bộ QL trường TH thì nêu rằng: QL nhà trường bao gồm hai loại tác động sau:
+ Tác động của những chủ thể QL bên trên và bên ngoài trường đó là những tác động QL của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho HĐ giảng dạy, học tập, GD của nhà trường; hoặc những chỉ dẫn, những quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội
khuyến học nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
+ Tác động của những chủ thể QL bên trong nhà trường (bao gồm các HĐ: QL giáo viên, nhân viên; QL học sinh; QL quá trình dạy học, GD; QL cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, QL tài chính trường học, QL quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng).
Như vậy, QL nhà trường là một HĐ được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của QL, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của GD. Do đó, QL nhà trường cần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QL GD để đẩy mạnh mọi HĐ của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
Mục đích của QL nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiến lên một trang thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng GD.
Mục đích cuối cùng của QLGD là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp trẻ thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội.
Tóm lại: Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống GD nên QL nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD. Thực chất của QL nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các HĐ trong nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu, tính chất của nhà trường XHCN ở Việt Nam.
* Quản lý trường tiểu học:
Hệ thống GD quốc dân của các nước trên thế giới đều có phân chia thành các bậc học. Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, một phương thức riêng; mỗi bậc học có mục tiêu GD, có nội dung và phương pháp tổ chức GD đặc thù phù hợp với đặc điểm tâm-sinh lý HS và yêu cầu của xã hội với bậc học đó.
GDTH được mọi quốc gia quan tâm, ở nước ta bậc TH là bậc học phổ thông đầu tiên và đƣợc xác định là: bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc
dân. Bậc TH dành cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 (chủ yếu từ 6 đến 11 tuổi).
* Đặc điểm của HS tiểu học
Theo tiến sĩ Nguyễn Kế Hào thì các em HS ở lứa tuổi này có những đặc điểm sau:
- Mỗi HSTH là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên.
- Mỗi HSTH tiềm tàng một khả năng phát triển.
- Mỗi HSTH là một nhân cách đang hình thành.
Trẻ em ở độ tuổi HSTH là một thực thể, chỉnh thể trọn vẹn nhƣng chƣa định hình, chƣa hoàn thiện mà là thực thể đang lớn lên, đang phát triển. Ở mỗi trẻ em, các bộ phận, các cơ quan của cơ thể với chức năng riêng cũng phát triển không đều, không tạo đƣợc sự hài hoà cân đối ngay. Về mặt tâm lý cũng vậy, các quá trình, các thuộc tính tâm lý cũng phát triển không đồng đều, chƣa hoàn thiện, chưa hài hoà. Có thể nói rằng, những gì con người có thể có được, về cơ bản, còn đang ở phía trước các em, đang hứa hẹn trong quá trình phát triển của các em.
Ba đặc điểm cơ bản trên tạo cho HSTH có tính chất dễ tiếp thu sự nuôi dƣỡng, sự GD, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập. HSTH phát triển theo hướng hình thành nhân cách, định hình và hoàn thiện dần con người mình theo hướng mục tiêu GD. Chính vì vậy mà những gì ta đưa đến cho trẻ phải được chọn lọc, bảo đảm sự đúng đắn và lành mạnh, phương pháp GD trẻ cũng phải đúng, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em.
Qua các tài liệu nghiên cứu, qua thực tiễn cho thấy, trẻ em TH ngày nay không phải chỉ có nhu cầu học 9 môn (theo chương trình quy định) mà các em còn có mong muốn được tìm hiểu thêm về môi trường xung quanh, được tham gia các HĐ tập thể, được làm quen với các phương tiện thông tin...
Ngoài những môn học chính khóa các em HS còn thích đƣợc học thêm các
môn năng khiếu nghệ thuật, ngoại ngữ, tin học, thể dục, thể thao... Cũng có nhiều HS muốn đƣợc học hoặc tham gia đồng thời nhiều môn, nhiều HĐ.
Điều đó chứng tỏ HSTH có nhu cầu đòi hỏi đƣợc phát triển toàn diện.
* Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Cấp TH có bản sắc riêng và có tính chất độc lập tương đối của nó vì nó không bắt buộc phụ thuộc vào sự GD của cấp học trước nó (bậc học mầm non) và các cấp học sau đó. Mà ngƣợc lại, các cấp học sau đó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả GD của cấp TH. Điều 27 của Luật GD đã chỉ rõ mục tiêu của GDTH là: "GDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở".
Nhƣ vậy có thể thấy: “Bậc TH tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức và kỹ năng, về hành vi và tính người được hình thành và định hình ở HSTH sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, như kỹ năng thực hiện phép tính, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống hàng ngày...). Những gì đã được hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại. Đặc điểm này đòi hỏi sự chuẩn xác với tính khoa học và tính nhân văn cao ở một nền GD, ở nhà trường, ở mỗi GV và mỗi cán bộ QLGD”. [19]
* Vị trí, nhiệm vụ của trường tiểu học
Trường TH có vị trí và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
"trồng người". Trường TH lần đầu tiên tác động đến trẻ em bằng hình thức nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức GD). Trường TH là nơi đầu tiên tổ chức một cách tự giác HĐ học với tƣ cách là HĐ chủ đạo cho trẻ em cũng nhƣ tổ chức một cách tự giác các HĐ khác cho học sinh. Nói cách khác, nhà trường TH là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình phát triển
của trẻ em. Trường TH là đơn vị cơ sở, là công trình văn hoá - GD bền vững hấp dẫn các lớp trẻ em, là nơi tạo cho trẻ em hạnh phúc đƣợc đi học.
Điều 3 trong Điều lệ trường TH đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của trường TH là:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
*Đặc điểm của người làm công tác hành chính tại các trường tiểu học Nhân viên hành chính văn phòng tại các trường tiểu học ngày nay chạy đi chạy lại nhƣ con thoi với vô số nhiệm vụ. Bên cạnh những công việc hàng ngày
nhƣ quản lý và thực hiện việc đặt báo chí phục vụ nhu cầu của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn; chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ; quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đƣa đón và tiếp khách cho nhà trường; đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ giáo viên; mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm cho nhà trường… các nhân viên hành chính văn phòng còn phải “xông pha” với nhiệm vụ đối ngoại cho nhà trường; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chuyên môn trực thuộc nhà trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình…
Do đó, trong mắt ban lãnh đạo, nhân viên hành chính văn phòng đóng vai trò khá quan trọng vì không ai khác, chính họ là người tư vấn sát sườn các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo trong việc tổ chức chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quản lí chỉ đạo giảng dạy và giáo dục không phạm luật, không vi phạm những vấn đề liên quan đến văn hoá, phong tục tập quán của địa phương; xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của nhà trường…
Với “núi” công việc ấy, đội ngũ cán bộ nhân viên hành chính văn phòng từ nhà quản trị cho đến nhân viên gần nhƣ phải thâu tóm, nắm bắt đƣợc tất cả mọi chuyện diễn ra trong nhà trường, đôi khi chính họ phải đứng ra giải quyết cả những vấn đề cá nhân không liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ;
dung hòa các mối quan hệ của nhân viên vì lợi ích của nhà trường. Vì vậy, ngoài năng lực, họ còn cần có tố chất, nhiệt tình, năng động, biết cảm thông và vô số những kỹ năng “giắt lƣng” khác để ứng biến khi cần.
Người làm công tác hành chính ở cấp TH có những điểm giống với người làm công tác hành chính ở các cấp học khác nhưng lại có những đặc thù riêng mà người làm công tác ở các cấp học khác không được đào tạo hoặc không có đƣợc. Do đối tƣợng tiếp xúc cơ bản và do đối tƣợng làm việc trực tiếp là các thầy, cô giáo và các em HS tiểu học nên những người làm công tác hành chính ở cấp học tiểu học phải có tình thương yêu, lòng tin và sự tôn