2.2. Thực trạng giáo dục tiểu học tỉnh Hải Dương
2.2.1. Khái quát chung về giáo dục tỉnh Hải Dương
Hải Dương nổi tiếng là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng Nguyên (tính theo đơn vị hành chính mới, 15 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.
Nằm bên đường quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía bắc, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), văn miếu Mao Điền đƣợc biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam.
Lịch sử của văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước. Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải Dương. Đặc biệt trong thời Nhà Mạc (1527-1593) đã bốn lần tổ chức thi đại khoa ở Mao Điền. Chỉ đứng sau Văn miếu - Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người Xứ Đông.
Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế. Trong kỳ thi toán Quốc tế, nổi bật nhƣ Đinh Tiến Cường huy chương vàng toán Quốc tế năm 1989 với số điểm tuyệt đối 42/42, hiện tại là giáo sƣ toán học tại Đại học Paris 6; Nguyễn Duy Mạnh, huy chương vàng toán (2006); Phạm Thành Thái, huy chương vàng toán (2007); Trần Trọng Hùng, hai lần huy chương bạc toán (1987, 1988); Đỗ Thị
Thu Thảo, huy chương bạc (2008); Nguyễn Xuân Cương, huy chương đồng (2009). Trong các kỳ thi Olympic về hóa học Quốc tế, điển hình có Ngô Xuân Hoàng, huy chương vàng hóa học (2005); Nguyễn Văn Khiêm, huy chương bạc (2001); đạt huy chương đồng có Lê Thanh Tùng (2003), Mai Thu Cúc (2010), Bùi Hữu Tài (bằng khen, 2002). Trong kỳ thi Olympic vật lý Quốc tế, điển hình có Nghiêm Viết Nam, huy chương đồng (2002); Hoàng Trung Trí, huy chương đồng (2003); Phạm Thành Long, huy chương bạc (2009).
Trong các kỳ thì Cao đẳng và Đại học, cũng nhƣ các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Hải Dương luôn trong nhóm dẫn đầu của Việt Nam. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2012, Hải Dương đứng thứ 5 cả nước (theo đơn vị tỉnh thành) về tổng số huy chương, trong đó có 6 giải nhất, đứng thứ hai cả nước chỉ sau Hà Nội (10 giải nhất).
Trên địa bàn Hải Dương có các trường Đại học và cao đẳng: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Hải Dương (tên cũ Đại học Kinh tê - Kỹ thuật Hải Dương), Trường Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông, Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở Hải Dương), Cao đẳng Dược TW Hải Dương, Cao đẳng Hải Dương, Cao đẳng Du Lịch và Thương Mại...
Sau Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Tỉnh uỷ Hải Dương ra Nghị quyết số 02 về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó đề ra chủ trương và mục tiêu phát triển giáo dục sớm hơn mục tiêu chung của toàn quốc. Năm 2001 toàn tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (trong khi mục tiêu chung của toàn quốc là 2010).
Nhiều nghị quyết quan trọng của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiều quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh nhằm đạt các mục tiêu về phổ cập giáo dục, chuẩn hoá đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất trường học. Từ năm 2004 mỗi phòng học đƣợc xây dựng đúng tiêu chuẩn quốc gia đƣợc tỉnh hỗ trợ 25 triệu đồng, tiếp đó là chương trình xây dựng nông thôn mới trong đó có
tiêu chí là trường chuẩn. Chính vì vậy việc xây dựng trường chuẩn quốc gia của tỉnh đã phát triển ở mức độ cao, số lượng các trường đạt chuẩn ngày càng nhiều và cho tới thời điểm kết thúc năm học 2012-2013 toàn tỉnh có 279 trường Tiểu học, trong đó có 219 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 78,5% trong đó có 24 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đến tháng 12-2012, tỉnh đã tiến hành kiểm tra, thẩm định và công nhận 12/12 huyện, thị xã, thành phố với 246/265 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức 2 (chiếm 92,83%), 19 xã, phường còn lại đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1. Căn cứ theo Thông tƣ 36/2009/TT- BGD&ĐT ngày 04/12/2009 của Bộ GD&ĐT quy định 90% các xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành PCGDTHĐĐT là hoàn thành mục tiêu PCGDTHĐĐT mức độ 2. Nhƣ vậy, khi đƣợc Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHĐĐT mức độ 2 thì Hải Dương là tỉnh thứ 4 của cả nước hoàn thành mục tiêu này
Đánh giá chung: Sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã đƣợc Tỉnh uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân dân tỉnh; Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
Đảng bộ, chính quyền các xã, phường, thị trấn và toàn dân đặc biệt quan tâm và phát triển không ngừng. Quy mô giáo dục ở các ngành học, cấp học đã đáp ứng được nhu cầu đến trường của con em nhân dân. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao và là một trong những đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên hành chính đã cơ bản đủ và đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý vƣợt chuẩn 100%, trong đó trình độ đại học đạt cao, một số ít có trình độ thạc sĩ;
trình độ lý luận và thực tiễn trong quản lý khá tốt, nhiệt tình, tâm huyết, say sƣa với phong trào. Bên cạnh đó còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý cao tuổi ngại thay đổi, chậm đổi mới; một bộ phận cán bộ quản lý trẻ kinh nghiệm trong
quản lý, điều hành còn hạn chế và một số ít cán bộ quản lý năng động song lại chạy theo cơ chế thị trường dẫn đến xao nhãng trong công tác. Cơ sở vật chất các trường tiểu học phát triển mạnh mẽ. Song với các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia thì một số trường mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã đạt, nhƣng riêng về tiêu chuẩn cơ sở vật chất thì cấp tiểu học đƣợc tập trung xây dựng nhiều hơn. Gần đây các địa phương sau khi đã hoàn thành xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã tiếp tục quan tâm xây dựng các trường mầm non, trung học cơ sở tiếp tục đạt chuẩn quốc gia.