Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 39 - 55)

1.1. Khái quát về đạo Tin Lành và vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội

1.1.2. Vai trò của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội

Đạo Tin Lành chỉ mới ra đời từ thế kỷ XVI nhưng sau gần 500 năm, đạo Tin Lành phát triển rất mạnh và đến nay đã trở thành một tôn giáo quốc tế, với số lượng tín đồ và phạm vi hoạt động đứng hàng thứ ba trên thế giới.

Với tốc độ phát triển và phạm vi hoạt động như vậy, đạo Tin Lành có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cơ bản sau đây trong đời sống xã hội.

Thứ nhất, những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành trong đời sống xã hội.

Đạo Tin Lành góp phần đưa châu Âu thoát khỏi tình trạng trì trệ và ngưng đọng của đêm trường trung cổ dưới sự cai trị của phong kiến và Giáo hội Công giáo. Xã hội trung cổ như V.I.Lênin nhận xét là xã hội mà việc tạo ra của cải vật chất nằm trong tay những người tiểu nông, những người khốn cùng, bị lệ thuộc nhục nhã về mặt cá nhân và tối tăm về mặt trí tuệ. Xét về mặt tinh thần, thời Tây Âu trung cổ là thời kỳ thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nhà thờ và tu viện đồng thời là những tên đại địa chủ, chiếm hữu nhiều ruộng đất. Ý thức tôn giáo nổi lên hàng đầu chi phối tất cả các hình thái ý thức xã hội khác. Nhà thờ nắm trong tay quyền lực chính trị, luật pháp… Nhà thờ là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, thống trị châu Âu về tinh thần và chính trị. Giáo lý, sinh hoạt của nhà thờ chi phối toàn bộ đời sống tinh thần, văn hoá của xã hội và của từng gia đình. Lãnh chúa phong kiến thời kỳ này chỉ sống trong những lâu đài thành quách đen kịt. Họ trang bị cho mình mũ sắt, áo giáp sắt, trường thương để gây chiến tranh chiếm đoạt đất đai các lãnh chúa khác. Trò văn hoá tiêu khiển duy nhất của họ là uống rượu và tỉ thí với

35

nhau đổ máu trên đấu trường. Các nhà bác học và thần học ít khi vượt khỏi sự bình luận và giải thích Kinh thánh. Tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, và thế giới quan thời trung cổ chủ yếu là thế giới quan thần học, bênh vực cho Thiên Chúa giáo. Tình trạng này của Tây Âu kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, các nhà sử học gọi là “Đêm trường trung cổ”. Tuy nhiên, trong nỗi đau đớn, tạo cơ sở cho sự ra đời lịch sử tương lai của châu Âu. Giai cấp tư sản trưởng thành muốn có một tôn giáo phù hợp với nó, một tôn giáo ít tốn thời gian, không phức tạp về nghi lễ giáo lý. Sự chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang chế độ tư bản là cơ sở xã hội nảy sinh và phát triển đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành đưa ra những nét phác thảo về tư tưởng dân chủ đã phê phán, tấn công vào chế độ phong kiến, phê phán Giáo hội, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân. Trong hai mươi ba năm (1541 – 1564) giữ quyền cai trị tối cao ở Geneve, Calvin củng cố giáo quyền và thế quyền, xây dựng cơ chế dân chủ là “hội nghị tôn giáo” các cấp, thiết lập 4 phạm trù mục vụ với các chức năng và quyền hạn riêng biệt để giải quyết các công việc về tổ chức, kể cả việc quản lý xã hội. Cụ thể là:

- Học giả: Chuyên trách về học thuật và giáo dục nhằm giáo huấn người dân và đào tạo mục sư.

- Mục sư: Đảm nhiệm các chức trách như giảng dạy, ban thánh lễ, thi hành kỷ luật mục vụ, dạy dỗ và khuyên bảo người dân.

- Chấp sự: Coi sóc các cơ sở từ thiện như bệnh viện và các chương trình xóa đói giảm nghèo.

- Trưởng lão: Được giao nhiệm vụ kiểm tra tư cách đạo đức của người dân, thường chỉ là cảnh cáo, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng có thể đưa người vi phạm ra tòa án tôn giáo.

Đạo Tin Lành thiết lập một pháp chế đạo đức cho Giáo hội, hướng dẫn các sinh hoạt và đạo đức của dân chúng, đồng thời muốn gia tăng sự thịnh vượng và phúc lợi của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Về mặt tố tụng tại

36

tòa án tôn giáo cho thấy sự quan tâm của tòa này đối với đời sống gia đình, đặc biệt là quyền lợi phụ nữ. Lần đầu tiên vào thời bấy giờ, tội ngoại tình của nam giới cũng bị trừng phạt nghiêm khắc như đối với nữ giới, tòa án tôn giáo cũng tỏ ra không khoan nhượng trong các trường hợp bạo hành trong gia đình. Những nét phác thảo về dân chủ của đạo Tin Lành sau này chủ nghĩa tư bản kế thừa và phát triển, tiêu biểu là các lý thuyết về dân chủ của Lốccơ, Rútxô, Vônte … Song do hạn chế về lịch sử, về giai cấp cho nên trong các học thuyết về dân chủ của họ không tránh khỏi những hạn chế và sai lầm, song cũng có nhiều quan điểm có giá trị cống hiến vào kho tàng lý luận dân chủ của nhân loại.

Đạo Tin Lành còn góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Âu. Đế quốc Sáclơmanhơ thời cát cứ không chỉ bị phân chia thành 3 nước chính là Tây Phrăng, Giécmanh và trung tâm của đế quốc La Mã (Pháp, Đức và Ý sau này) và nhiều nước khác mà ngay trong một nước cũng bị chia cắt, mỗi lãnh địa là một công quốc riêng do lãnh chúa đứng đầu nhưng Giáo hội Công giáo với người đứng đầu là Giáo hoàng Rôma đã có mặt khắp nơi trên lãnh thổ Tây Âu, thế lực của họ đã thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội phong kiến Tây Âu, khiến các phương diện của đời sống xã hội đều có dấu ấn của Giáo hội. Văn hoá duy nhất thời kỳ này là các bài Kinh thánh. Do mâu thuẫn với Giáo hội, Martin Luther công bố 95 luận đề; Luther dịch “Thánh kinh” ra tiếng Đức, lấy quyền uy của “Thánh kinh” thay thế cho quyền uy của giáo hoàng, dùng “công chính hóa đức tin” để thủ tiêu những can thiệp hành chính của các chức sắc, và chủ trương xây dựng một “Giáo hội liêm chính, tiết kiệm” mang tính dân tộc không bị giáo hoàng khống chế.

phong trào này lan rộng, các phong trào bị áp bức cũng lợi dụng tôn giáo, lợi dụng sự cải cách tôn giáo để đấu tranh vì sự tồn tại của mình. Như ở Bắc Mỹ, do bị đe dọa của nạn phân biệt chủng tộc, người Indian đã lợi dụng tinh thần cải cách và tôn giáo truyền thống của bộ lạc mình để hình thành nên một số

37

hoạt động tôn giáo mới. Những người Indian này coi Giêsu là hình tượng thần bộ lạc hoặc anh hùng của dân tộc họ, lấy vũ đạo tôn giáo dân tộc để tiến hành nghi thức sùng bái, cầu mong được Chúa cứu thế họ thoát khỏi cảnh chết chóc tang thương. Không ít những người phụ nữ bị kỳ thị cũng dấy lên “phong trào nữ quyền” từ trong hoạt động tôn giáo để đòi quyền lợi và giải phóng cho phụ nữ. Ở người da đen, hình tượng Giêsu được phác hoạ là “một người da đen”, người ta tin tưởng rằng Giêsu sẽ quay trở lại trong tương lai để cứu giúp người da đen. Những năm 60 của thế kỷ XX, không ít tín đồ Kitô giáo nói chung, Tin Lành nói riêng đồng thời cũng là đội viên du kích chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi tình cảnh thuộc địa. Hiện nay, số người tín ngưỡng đạo Tin Lành ở châu Phi tăng lên rất nhanh. Họ thông qua Tin Lành, một mặt để biểu lộ tiếng than trước cảnh ngộ của mình, mặt khác là biểu thị sự phản kháng đối với những kẻ áp bức đã mang lại khổ đau cho họ.

Ở châu Mỹ Latinh hình thức phản kháng này càng mãnh liệt. Rất nhiều tín đồ Tin Lành tầng lớp dưới đã lấy câu chữ trong Kinh thánh làm ngọn cờ, đưa ra

“thần học giải phóng” cấp tiến để tiền hành đấu tranh trực tiếp với tầng lớp thống trị.

Đạo Tin Lành góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phương Tây. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa đã tạo ra con người vào ngày thứ sáu theo hình ảnh của chính Ngài. Bằng bụi lấy từ đất, Ngài nặn hình người và Ngài hà hơi sự sống làm cho người trở thành một con người sống động.

Con người đó Thiên Chúa gọi là A-đam, và ban cho nó mọi thảo mộc, cây trái trên đất, mọi bông hoa mỹ miều và cây cối có bóng mát, mọi chim trên trời, mọi loài biết đi và bò sát trên mặt đất. Nhưng Thiên Chúa cảm thấy “Thật không tốt cho người đàn ông sống một mình”. Người đàn bà đầu tiên trên thế gian là Ê-va cũng do Thiên Chúa tạo ra từ một chiếc xương sườn của cơ thể A-đam. Họ có cuộc sống chung của mình ở vườn Địa đàng Chúa ban. A-đam

38

và Ê-va sống đẹp lòng trong vườn nhà ấy của mình, không phải làm gì nhưng vẫn đầy đủ về lương thực.

Do không vâng lời Chúa, họ ăn trái cấm. Như thế, đây là cái chết được báo trước. Nhưng nó chỉ đến vào nhiều năm sau, và trong những năm đó cả người mẹ, người cha của thế giới và con cái của họ phải làm việc và kiếm được bánh ăn do mồ hôi đẫm lông mày và con người sẽ làm như thế cho tới ngày về lại bụi đất, vì con người đã đựơc làm ra từ bụi đất.

Như vây, Kitô giáo và Tin Lành đều thừa nhận Thiên Chúa tạo ra con người, nhưng đạo Tin Lành có cách nhìn mới về con người và hoạt động kinh tế của con người. Ngoài việc đề cao dân chủ của con người, Tin Lành còn quan niệm lao động là “trách nhiệm hàng ngày”, là “nghĩa vụ trước Thiên Chúa”, là “cách tạ ơn Thiên Chúa” và luôn kêu gọi tiết kiệm, từ bỏ những cái vô dụng, xa hoa là lượt của phong kiến quí tộc. Chính vì thế, Ph. ngghen đánh giá cao đóng góp của cải cách Tin Lành trong lịch sử Cận đại ở châu Âu, ví nó như cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp, coi đó là ba cuộc đại quyết chiến của giai cấp tư sản với chế độ phong kiến.

Quan điểm luân lý “liêm khiết tiết kiệm”, mọi người hăng hái theo đuổi thành công thì phải ra sức làm việc tạ ơn Thiên Chúa của đạo Tin Lành cũng đã được các nhà xã hội học phương Tây như Max Weber với tác phẩm

“Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản” và R.H. Tawney với tác phẩm “Tôn giáo và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản” xem là nguồn gốc tinh thần của chủ nghĩa tư bản; nội dung của những tác phẩm này cho thấy rằng chính nó góp phần hình thành một cách rất khách quan cái mô thức sản xuất công nghiệp phương Tây và là một trong những động lực sự phát triển của xã hội tư bản.

Tình hình thế giới hiện nay luôn có nhiều biến động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh

39

vực, vừa xuất hiện nhiều thời cơ, đồng thời nảy sinh không ít thách thức, vì thế trong bối cảnh mới mỗi quốc gia đều nỗ lực tìm kiếm và xác định cho mình một phương cách để phát triển đất nước, song thực tế cho thấy “những nước có nền công nghiệp tiên tiến là những nước có đông người theo đạo Tin Lành như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Đức, Anh, Hà Lan, Mỹ” [123, 466].

Đạo Tin Lành góp phần quan trọng trong sự phát triển và làm phong phú, đa dạng thêm văn minh phương Tây cận, hiện đại.

Về văn hóa: Với lịch sử ra đời và tồn tại khoảng hai nghìn năm, Kitô giáo có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống văn hóa của các dân tộc. Ảnh hưởng văn hóa của Kitô giáo bắt đầu có từ thời đế quốc Rôma cổ đại. Đế quốc Rôma khi đạt đến giai đoạn cực thịnh, lãnh thổ của nó rất rộng lớn vắt ngang qua ba châu Á, Phi, Âu, dân số của nó rất đông, thống lĩnh hàng chục, hàng trăm dân tộc. Để ổn định giang sơn mà họ đã chiếm được sau nhiều năm chinh chiến, người Rôma đã tiếp thu và dung hợp truyền thống văn hóa và quan niệm tôn giáo của các dân tộc. Một đế quốc có tính thế giới cũng đã nảy sinh nhu cầu đối với một tôn giáo có tính thế giới. Kitô giáo đã tập trung vào trong mình ba nhân tố văn hóa lớn thời trung thế kỷ đó là triết học Hy-La cổ đại, Do Thái giáo và luật pháp Rôma, dụng công tổng hợp và cải tiến, rồi phủ lên một lớp hào quang thần thánh, từ đó hình thành nên triết học Kitô giáo trung thế kỷ và những điều quy định trong giáo luật mang tính quyền uy và những đoàn thể tôn giáo, có ảnh hưởng đến mọi phương diện của đời sống xã hội trung thế kỷ và ý thức tư tưởng của mọi người. Sự tiếp xúc qua lại giữa Giáo hội trung thế kỷ với người Do Thái, người Ả Rập đã thúc đẩy người phương Tây nhận thức và phát hiện lại triết học Aristole và văn hóa cổ đại, kích thích sự cải tiến và nhảy vọt của văn hóa xã hội phương Tây trung thế kỷ. Kitô giáo trung thế kỷ tuy đã làm rất nhiều điều đáng tiếc trong lịch sử phát triển phương Tây nói riêng và nhân loại nói chung, nhưng vẫn để lại

40

những chương vô cùng quan trọng không thể phai mờ trong trang sử văn hóa của nhân loại.

Truyền nối ảnh hưởng đó của Kitô giáo, từ sau thời cận đại ở Bắc Mỹ thịnh hành chủ trương “khoan dung tôn giáo”, “tự do tín ngưỡng” của đạo Tin Lành. Trong chuyến hành trình của đoàn tín đồ Tin Lành đầu tiên đến Bắc Mỹ trên con thuyền mang tên “Hoa tháng năm” (Mayflower), họ đã từng lập ra cương lĩnh chính trị tôn giáo lấy tên là “Công ước hoa tháng năm”, quyết định sẽ lập ra “Đoàn thể công dân” của tín đồ Tin Lành trên mảnh đất sắp đến, và còn đặt ra luật pháp công lý và bình đẳng… Nội dung tư tưởng của công ước này đã từng ảnh hưởng đến sự ra đời của “Tuyên ngôn độc lập” Mỹ và “Hiến pháp Mỹ”, vì thế nó được xem là cương lĩnh chính trị đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Cùng với sự truyền giáo mạnh mẽ của các giáo sĩ ra hai khu vực châu Á, châu Phi ở thế kỷ XVI đến nay, nền văn hóa Kitô nói chung và Tin Lành nói riêng cũng đã ảnh hưởng và thâm nhập vào nhiều quốc gia và nhiều dân tộc ở hai khu vực này.

Về khoa học: Kitô giáo trong quá trình sản sinh và phát triển đã hình thành nên một hệ phương pháp luận và thế giới quan riêng độc đáo của mình.

Quan niệm và mô thức về vũ trụ, cách giải thích về nguồn gốc hoặc sự cấu thành thế giới của Kitô giáo buổi đầu đã từng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Babilon, Ai cập, Hy lạp, La Mã cổ đại. Thế kỷ XII, Ptôlêmê, nhà thiên văn học nổi tiếng thành Alexandria ở Ai cập đã sáng lập ra thuyết “Địa tâm”. Mô hình thuyết địa tâm của Ptôlêmê giải thích có khoảng không vô cùng rộng rãi và lý tưởng là nơi trú ngụ của thế giới thần linh và thượng đế. Chính vũ trụ quan và khoa học quan cổ đại chứa đựng những yếu tố suy đoán thậm chí sai lầm này, đã chuẩn bị sẵn tư liệu và mô thức cho Kitô giáo xây dựng hệ thống khoa học của mình, Kitô giáo coi đó là chân lý, và xem mình là người bảo vệ cho chân lý đó. Do các nghiên cứu của khoa học tự nhiên trung thế kỷ đều

41

được tiến hành dưới hình thức của thần học Kitô giáo, cho nên những nghiên cứu và học thuyết nào vượt qua giáo nghĩa “Kinh thánh”, vượt qua giới hạn

“chân lý” của họ thì đều bị hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm chỉ, rất nhiều những chí sĩ khoa học ôm ấp những phát kiến đột phá, kết quả lại bị tra tấn tù đày, và ngậm ngùi nơi chín suối.

Mặc dù đã từng xảy ra những bất hạnh của những nhà khoa học nói trên nhưng những nghiên cứu khoa học thực nghiệm và thiên văn học ở châu Âu được bắt đầu từ trong các tu viện của Giáo hội trung thế kỷ. Không ít các tín đồ và chức sắc tôn giáo đã bất chấp sự chống đối của tập tục truyền thống và sự bó buộc của quan niệm lạc hậu, vẫn ngoan cường thực hành nghiên cứu khoa học, chẳng hạn những nghiên cứu khoa học của Roger Bacon nhà khoa học thực nghiệm Anh, Nicolas Copernicus nhà thiên văn học Ba Lan và Galileo nhà khoa học Italia… đều được tiến hành trong các tu viện Kitô giáo.

Thực tế lịch sử cho thấy có không ít các tu sĩ trong các tu hội Kitô giáo đã dành tâm huyết của cả đời mình cho việc nghiên cứu tìm tòi những bí mật và quy luật của tự nhiên. Họ đã đứng vững trước những áp lực và uy hiếp của phái bảo thủ bằng tinh thần nghiên cứu bất khuất kiên cường không hề run sợ của mình, họ đã ươm những hạt giống và vun trồng mầm non khoa học cho đời sau.

Từ cận đại đến nay, Kitô giáo đã tích cực đi tìm sự đồng điệu với khoa học, thừa nhận ý nghĩa và giá trị của khoa học để sửa chữa, hoàn thiện hệ thống tín ngưỡng của mình. Ngay từ năm 1886, khi khánh thành đặt bức tượng đồng trước mộ Darwin, trong bài diễn văn phát biểu của buổi lễ, tổng giám mục Dopery, đại biểu cho quốc giáo Anh đã từng tuyên bố rằng tiến hóa luận không hề xung đột với giáo nghĩa “Kinh thánh”. Năm 1950, Giáo hoàng Pius XII đã phát đi bản Thông dụ về nguồn gốc loài người, xem lý luận cho rằng con người là tiến hóa từ động vật, là một giả thiết có thể thảo luận. Nhà tiến hóa luận Tin Lành thế kỷ XIX, mục sư Henry Ward Beecher cũng đã

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(283 trang)