Chương 3: XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
3.2. Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
3.2.3. Giải pháp về công tác vận động quần chúng và công tác tranh thủ chức sắc, tín đồ của đạo Tin Lành
- Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tín đồ Tin Lành tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển Tây Nguyên.
Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Quan điểm của Nghị quyết 24 nêu rõ: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Xuất phát từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng”, để hạn chế mặt tác động tiêu cực và tăng cường sự tác động tích cực của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tín đồ tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển Tây Nguyên với các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của của công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Tin Lành là giáo dục, nâng cao nhận thức của tín đồ về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng, trên cơ sở đó vận động họ tự giác, tích cực góp sức mình vào thực hiện những chủ trương, chương trình của Nhà nước và địa phương về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên; giúp quần chúng tín đồ đạo Tin Lành nhận thức phân biệt rõ giữa các hoạt động của Tin Lành thuần tuý với các hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành vi phạm pháp luật, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.
Quá trình tổ chức công tác vận động quần chúng tín đồ Tin Lành, các cấp chính quyền phải lấy mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội, an ninh chính trị,
214
đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo để tổ chức phát động phong trào; phát huy những giá trị tương đồng về lợi ích và nhu cầu làm động lực để tập hợp quần chúng. Hoàn thiện quy chế phối hợp và có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các ban, ngành, đoàn thể nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đặc biệt, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò của già làng, chức sắc trong đạo Tin Lành, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số vì đây là lực lượng gần gũi, sâu sát, am hiểu quần chúng và có điều kiện vận động quần chúng thuận lợi nhất.
Thứ hai, trong vận động cần đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng chính trị, trước hết là công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, thường xuyên và lâu dài. Hiện nay, tình trạng buôn làng trắng tổ chức Đảng đang trong giai đoạn được thu hẹp dần. Vì thế, công tác vận động quần chúng trong cộng đồng dân tộc thiểu số có đạo Tin Lành ở Tây Nguyên cần chú trọng xây dựng và phát triển Đảng. Công tác xây dựng Đảng phải quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành có uy tín, có nhận thức tốt và gương mẫu trong thực hiện việc đạo và việc đời; phải xuất phát từ thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những nhân tố tích cực, những đối tượng đảng là người dân tộc thiểu số có đạo. Công tác xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng Đảng cần phải được phát triển trong lực lượng thanh, thiếu niên cả chiều rộng và chiều sâu vì nó có tác dụng trước mắt và lâu dài; có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng cho thanh, thiếu niên những hiểu biết về các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hôi… giúp họ tiến bộ về tư tưởng, vững chắc vươn lên trong cuộc sống trở thành lực lượng tiên phong trong mọi phong trào của địa phương.
Thứ ba, công tác vận động quần chúng tín đồ Tin Lành cần tổ chức thường xuyên, liên tục. Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành
215
từng làng thường xa trung tâm thị tứ; phương thức sống chủ yếu làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp trên rẫy nên đồng bào phải cả tuần hoặc cả tháng mới về nhà lấy lương thực một lần hoặc để sinh hoạt đạo rồi lại tiếp tục đi làm rẫy; tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số hay dè dặt, ngại tiếp xúc với người ngoài làng. Hơn nữa công tác vận động quần chúng đòi hỏi cả quá trình như “mưa dầm thấm lâu”. Vì thế, để đẩy mạnh công tác vận động quần chúng tín đồ cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Các địa phương phải tăng cường thành lập các tổ, đội công tác là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, có uy tín và am hiểu phong tục tập quán của đồng bào.
Các tổ, đội công tác xuống tận các buôn làng, thường xuyên bám trụ địa bàn, mỗi cán bộ là cầu nối giữa đồng bào dân tộc thiểu số với Đảng và Nhà nước.
Các đội công tác làm cho quần chúng hiểu rõ về đạo Tin Lành, tạo điều kiện để các chức sắc, tín đồ Tin Lành thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo Tin Lành tuân thủ đúng pháp luật; động viên chức sắc, tín đồ Tin Lành thực hiện theo đường hướng “Phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”.
Thứ tư, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, phức tạp; nội dung thiết thực, súc tích, phù hợp với trình độ nhận nhận thức của quần chúng tín đồ. Ở Tây Nguyên có nhiều địa bàn trọng điểm, phức tạp về tình hình tôn giáo, dân tộc như huyện Chư Sê, huyện Đức cơ của tỉnh Gia Lai, huyện Cư M’gar, Ea H’leo, Cư Kuin của tỉnh Đăk Lăk, huyện Sa Thầy, Đăk Hà của tỉnh Kon Tum… Những địa bàn trọng điểm này phải tập trung nhiều lực lượng của các ban ngành liên quan, nhiều công sức của nhiều người khác nhau (cán bộ là người dân tộc thiểu số, chức sắc, người có uy tín trong đạo Tin Lành) và nhiều biện pháp nghiệp vụ trong thực hiện công tác vận động quần chúng.
Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức chưa cao, tư duy thực tế, vì vậy nội dung tuyên truyền, vận động phải thiết thực với cuộc sống,
216
phải súc tích và phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào theo đạo Tin Lành; phải hết sức thận trọng, kiên nhẫn và tế nhị.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, những lực lượng chức năng phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy chính quyền địa phương và lấy những thành tựu kinh tế - xã hội ở cơ sở, pháp luật, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta làm nội dung vận động, bác bỏ luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của thế lực thù địch, giáo dục nâng cao tinh thần đoàn kết, yêu nước của đồng bào dân tộc, vận động đồng bào “không tin, không nghe, không làm theo lời xúi giục của kẻ xấu”. Chính quyền các cấp thực hiện tốt chương trình định canh định cư kinh tế mới, xoá đói giảm nghèo; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; biến các chủ trương, quan điểm của Đảng thành những đề án phát triển kinh tế thật cụ thể, có tính thực tiễn cao; khắc phục những yếu kém thiếu sót trong việc thực hiện các chương trình dự án đối với cộng đồng dân tộc thiểu số để tạo lòng tin đối với nhân dân; kịp thời giải quyết các khiếu kiện tranh chấp trong nội bộ nhân dân, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thực tế và trên mọi lĩnh vực của đời sống, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy tính tích cực, đoàn kết dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng vùng đồng bào ổn định và Tây Nguyên giàu mạnh.
Thứ năm, sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền vận động.
Nội dung tuyên truyền vận động phong phú, đa dạng về đối tượng tuyên truyền vận động, do vậy trong qúa trình tuyên truyền vận động không nên sử dụng một hình thức vận động mà phải sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền vận động, như: Vận động quần chúng kết hợp với kiểm điểm trước dân đối với các đối tượng có hoạt động sai phạm; tuyên truyền vận động tập trung trong các buổi sinh hoạt thôn, bản… kết hợp với vận động từng người, từng gia đình của đồng bào; tùy đối tượng mà giáo dục chung hay tuyên truyền vận động cá biệt; sử dụng kết quả của Hội nghị, tổ chức hội thi,
217
tổ chức lễ hội truyền thống, tấm gương người tốt, những người nghe kẻ xấu xúi giục để tuyên truyền vận động đồng bào… Các ban ngành chức năng, các tổ công tác hết sức coi trọng hình thức tuyên truyền miệng kết hợp với tranh ảnh, áp phích và các phương tiện thông tin đại chúng; kết hợp truyền thanh lưu động với phát hành những tin tức có nội dung cụ thể, thiết thực bằng tiếng dân tộc về kinh tế - xã hội Tây Nguyên tới từng hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Tuy nhiên, trong quá trình vận động, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các ngành chức năng (Ban tôn giáo, Mặt trận, Công an, Ban dân vận) phát huy tốt vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng, nâng cao chất lượng và thời lượng các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số của đài phát thanh và truyền hình, đảm bảo phủ sóng đến mọi khu vực ở Tây Nguyên.
Đồng thời cần có kinh phí đặc biệt chi cho hoạt động xây dựng lực lượng cơ sở có uy tín với quần chúng là những chức sắc cốt cán, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, học sinh… theo đạo và thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho họ làm nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác tranh thủ, phân hóa chức sắc, cốt cán trong các tổ chức của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên.
Chức sắc trong tôn giáo Tin Lành là người có khả năng quyết định đường hướng hoạt động của tổ chức tôn giáo Tin Lành; là người không chỉ có thần quyền đối với tín đồ mà còn đứng ra tập hợp, tổ chức, quản lý các hoạt động tôn giáo và quan hệ với chính quyền nên uy tín và tầm ảnh hưởng của họ đối với tín đồ rất lớn. Đội ngũ cốt cán chính là “cánh tay nối dài” của chức sắc đến với tín đồ nên trong chừng mực nhất định họ vẫn có ảnh hưởng và khả năng tác động đến tín đồ. Vì vậy, thanh thủ, phân hóa chức sắc, cốt cán trong các tổ chức của đạo Tin Lành có vai trò hết sức quan trọng trong công tác vận động quần chúng. Theo chúng tôi, để tăng cường hoạt động này, các ban ngành chức năng thực hiện theo các hướng cơ bản sau:
218
Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc “tranh thủ tất cả những ai có thể tranh thủ” kết hợp với phân hóa hợp lý và biện pháp phù hợp. Với số chức sắc, cốt cán có tư tưởng tiến bộ, tích cực, cần khéo léo động viên, khuyến khích các mặt tích cực trong họ, giúp đỡ họ khi khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoạt động tôn giáo, tạo dựng uy tín với tín đồ và chính quyền các cấp; hướng họ đến nắm những vị trí lãnh đạo trong tổ chức đạo Tin Lành. Trong quá trình tranh thủ, cần sử dụng họ lãnh đạo, vận động đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo phát huy cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, đồng thời mạnh dạn sử dụng họ trong đấu tranh với những phần tử lợi dụng đạo Tin Lành làm phương hại đến lợi ích chính đáng của đồng bào theo đạo, lợi ích của dân tộc. Với số chức sắc, cốt cán lừng chừng, yêu cầu đặt ra cho các ban ngành chức năng tranh thủ, lôi kéo họ dần theo hướng tiến bộ, ít nhất là hoạt động tôn giáo thuần túy theo đúng quy định của pháp luật, không để họ ngả theo hướng chống đối, cực đoan. Cần có những biện pháp khuyến khích, động viên kịp thời khi họ có sự chuyển biến tư tưởng theo hướng tích cực. Đối với số chức sắc, cốt cán có tư tưởng phản động, cực đoan, thường xuyên hoạt động vi phạm pháp luật, cần chủ động có kế hoạch cụ thể nhằm từng bước tước bỏ các điều kiện hoạt động, kịp thời ngăn chặn không để họ tham gia vào vị trí lãnh đạo các cấp của Tin Lành. Khi phát hiện số này có hoạt động vi phạm pháp luật, kiên quyết củng cố hồ sơ, chứng cứ để xử lý theo quy định hiện hành.
Thứ hai, quá trình tranh thủ, sử dụng chức sắc, cốt cán của tôn giáo Tin Lành cần phải kiên trì, thường xuyên và thận trọng. Việc tranh thủ phải phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, yêu cầu công tác vận động quần chúng cũng như phạm vi, uy tín, ảnh hưởng của chức sắc, cốt cán; tranh thủ có chừng mực, tránh tranh thủ thái quá hoặc hời hợt. Nếu tranh thủ hời hợt sẽ không thể phát huy tác dụng, thậm chí làm cho họ nảy sinh tiêu cực. Ngược lại, nếu thái quá, có thể dẫn đến họ lợi dụng quan hệ với chính quyền để có hoạt động lấn lướt, thậm chí vi phạm pháp luật.
219
Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tranh thủ, phân hóa chức sắc, cốt cán của đạo Tin Lành. Để phát huy sức mạnh tổng hợp, một mặt phải bố trí cán bộ phù hợp, quan tâm đầu tư phương tiện hiện đại để thu thập thông tin có hệ thống, mặt khác phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành chức năng (Ban Tôn giáo, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng an ninh...). Phối hợp chặt chẽ sẽ tránh được hiện tượng chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau trong công tác tranh thủ (cùng một chức sắc, cốt cán nhưng với cơ quan này là đối tượng tranh thủ, nhưng đối với cơ quan khác lại là đối tượng đấu tranh, vô hiệu hóa).