Xu hướng tiến triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 181 - 197)

Chương 3: XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

3.1. Những nhân tố tác động và xu hướng tiến triển đạo Tin Lành

3.1.2. Xu hướng tiến triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Thứ nhất, đạo Tin Lành sẽ đẩy mạnh hoạt động và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Việt Nam là một dân tộc vốn có truyền thống khoan dung độ lượng giàu lòng nhân ái, có tinh thần đoàn kết và có khả năng tiếp biến văn hóa ngoại sinh, tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng phong phú đa dạng.

Trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta nhất quán thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo đối với mọi công dân.

Đạo Tin Lành là một trong các tôn giáo đang hoạt động ở Việt Nam, tôn giáo ấy cùng với các tín đồ của mình được Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ. Đảng và Nhà nước ta không cấm đạo Tin Lành mà chỉ cấm việc lợi dụng đạo Tin Lành vào những mục đích khác.

177

Sau khi Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân cho đạo Tin Lành miền Nam (tháng 4 năm 2001), số chức sắc, cốt cán của đạo Tin Lành miền Nam đã đẩy mạnh việc củng cố các Giáo hội cơ sở, bổ sung nhân sự nhằm tăng cường hơn nữa việc phát triển đạo trên khắp địa bàn Tây Nguyên. Tăng cường tuyển dụng những người có trình độ vào ban chấp sự. Chọn người đưa đi đào tạo ở các trung tâm Tin Lành trong và ngoài nước (đặc biệt thông qua các Hội thánh Tin Lành ở Mỹ để xin viện trợ). Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tại Tây Nguyên sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xem xét được tổ chức đại hội các chi hội, đăng ký các điểm nhóm, lựa chọn nhân sự để xin tổ chức đào tạo thần học (cả hệ bổ túc và chính quy)… nhằm từng bước củng cố hệ thống tổ chức và đội ngũ chức sắc, cốt cán. Bên cạnh đó, tăng cường xin chính quyền cấp đất để xây dựng cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo, xin được hợp thức hoá đất đai do các hội thánh mua, được hiến tặng… đồng thời tiếp tục khiếu kiện đòi lại các cơ sở vật chất cũ đã bị chính quyền trưng thu, trưng dụng sau năm 1975, thông qua đó tạo sức ép để chính quyền giải quyết các nhu cầu tôn giáo khác.

Thời gian tới, các tổ chức Tin Lành khác sẽ tiếp tục đề nghị được xem xét để đăng ký hoạt động, tiến tới đại hội đồng công nhận tư cách pháp nhân.

Tại Tây Nguyên, các tổ chức, hệ phái Tin Lành này sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động, cấp tốc đào tạo cốt cán, lôi kéo tín đồ, lập hồ sơ xin được đăng ký điểm nhóm, xin được tổ chức đại hội chi hội, ở một số tỉnh xin được lập Ban Đại diện cấp tỉnh, tổ chức đào tạo, công nhận chức sắc… Các hoạt động xây dựng cơ sở thờ tự, đào tạo thần học, sinh hoạt đạo trái phép… sẽ gia tăng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đột biến của các tổ chức đạo Tin Lành, đồng thời thông qua đó khuếch trương thanh thế nhằm lôi kéo, tranh giành chức sắc, cốt cán, tín đồ của các tổ chức, hệ phái Tin Lành khác.

Bên cạnh các hoạt động tôn giáo thuần tuý, với sự trợ giúp tiền bạc, vật chất của Giáo hội trong và ngoài nước, đạo Tin Lành Việt Nam (miền

178

Nam) sẽ tăng cường các hoạt động từ thiện nhân đạo, tăng cường hoạt động phát triển đạo ở trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, biến nơi đây thành trung tâm chỉ đạo, liên hệ với các địa phương khác trong cả nước.

Trong tình hình hiện nay, đồng hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách rộng mở các quan hệ kinh tế, thương mại, từ thiện... của Đảng và Nhà nước ta, đạo Tin Lành sẽ có cơ hội tràn vào nước ta. Nhiều khả năng sẽ có thêm những hệ phái Tin Lành mới xuất hiện và phát triển trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thông qua con đường đầu tư hợp tác, từ thiện xã hội, du lịch thăm thân... tràn vào hoạt động. Ngoài Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), các tổ chức, hệ phái Tin Lành khác có thực lực về kinh tế (như Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam, hệ phái Tin Lành Phúc âm đời đời, Hội Truyền giảng phúc âm…) sẽ tiếp tục phát triển mạnh, lấn át các hệ phái, tổ chức Tin Lành khác. Tình hình này không loại trừ khả năng diễn ra tranh chấp gay gắt giữa các hệ phái.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế... trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Theo đó, đời sống của đồng bào đã dần dần được cải thiện, những khó khăn cơ bản cũng đã dần dần được khắc phục. Tuy nhiên, để phát triển toàn diện, nâng cao mặt bằng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số sánh ngang với đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc tiến bộ khác, đồng loạt khắc phục ngay những vấn đề về kinh tế - xã hội trong vùng đòi hỏi chính quyền các cấp phải quan tâm hơn nữa và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước một cách đồng bộ trong một thời gian dài. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa chỉ khi nào kết cấu hạ tầng được xây dựng cơ bản thì mới thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, các chính sách kinh tế như xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư mới thực sự triển khai có hiệu quả. Tình trạng dân di cư tự do có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chưa thể chấm dứt hẳn, trong khi đó số hộ di dân tự do trước đây vẫn chưa hoàn toàn được định canh,

179

định cư làm cho môi trường sống của đồng bào dân tộc bản địa tiếp tục bị thu hẹp. Tình trạng phá rừng làm rẫy, tình trạng đói nghèo vẫn đang bám đuổi, sự phân cực giàu nghèo ngày càng xa. Hiện tượng mù chữ và tái mù chữ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn khá phổ biến. Qua khảo sát, sau hai vụ bạo loạn vừa qua, tỷ lệ học sinh đồng bào dân tộc bản địa bỏ học ở các cấp càng nhiều; hệ thống trường nội trú cũng chỉ mới huy động được một số lượng rất khiêm tốn học sinh dân tộc (khoảng 2,32% tổng số học sinh). Chính điều kiện về đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sẽ được đạo Tin Lành tập trung tiến hành khai thác. Thậm chí lợi dụng sự mê tín lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn của cộng đồng dân tộc thiểu số, lực lượng truyền đạo trái phép dùng vật chất tác động, dùng thần quyền và giáo lý mê hoặc lôi kéo đồng bào dân tộc vào đạo.

Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc, những nhu cầu bức thiết đời sống của đồng bào.

Bên cạnh đó, bản thân tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang là những gánh nặng về kinh tế với đồng bào; các hủ tục lạc hậu, tốn kém, mất thời gian mà quần chúng đang muốn từ bỏ...

Nhưng việc thực hiện chủ trương của Đảng về phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đối với đồng bào chưa được các cấp, các ngành đầu tư đúng mức. Việc giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai còn nhiều bất cập đã tạo ra những bức xúc trong đồng bào dân tộc thiểu số, là điều kiện thuận lợi để lực lượng thù địch tuyên truyền, xuyên tạc gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Với tốc độ phát triển của đạo Tin Lành như hiện nay, trong thời gian tới ở Tây Nguyên, đặc biệt ở những buôn làng của đồng bào dân tộc bản địa có quá trình chung sống lâu đời và gắn kết nhau bằng quan hệ huyết thống, dòng tộc nếu không có hướng giải quyết thích hợp, kịp thời thì những vấn đề

180

nêu trên sẽ trở thành động lực thúc đẩy ngày càng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tìm đến đạo Tin Lành.

Các hệ phái, tổ chức Tin Lành mặc dù chưa được công nhận tư cách pháp nhân nhưng vẫn tiếp tục có các hoạt động trái pháp luật, sẽ gây phức tạp về an ninh trật tự ở Tây Nguyên. Ngoài việc đến với Tin Lành là nhu cầu tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số, nó góp phần quan trọng vào việc duy trì trật tự cộng đồng thì đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để lực lượng thù địch lợi dụng gây ra những phản ứng dây truyền mang tính tiêu cực. Tôn giáo ở Tây Nguyên nói chung và đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp; tư tưởng của một bộ phận quần chúng sẽ gây ra những sức ép nhất định cho chính quyền địa phương, gây khó khăn trong công tác quản lý xã hội. Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý đúng đắn, chặt chẽ, đúng pháp luật và trên cơ sở quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ, có thể đẩy một bộ phận cốt cán, tín đồ các hệ phái, tổ chức Tin Lành này đối đầu với chính quyền, qua đó vô tình tạo ra “đối tượng cực đoan”; tạo cớ, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch, đối tượng xấu lợi dụng hoạt động chống phá đường lối, chính sách của ta về phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Thứ hai, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi địa bàn, khu vực mà còn có ý và sâu rộng đối với công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tây Nguyên có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị và quân sự. Chúng ta đang trong giai đoạn tạo nền tảng vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên tập trung nguồn lực đảm bảo an ninh chính trị khu vực này để đánh thức tiềm năng vùng kinh tế động lực Tây Nguyên. Phương diện kinh tế, sản xuất nông

181

nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp có lợi thế cạnh tranh ở trong nước và xuất khẩu. Âm mưu của thế lực thù địch làm bất ổn Tây Nguyên cũng chính là làm bất ổn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở nước ta.

Sau hai sự kiện xảy ra trên địa bàn Tây Nguyên (vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004), dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng của các ngành, các cấp đã tập trung đấu tranh giải quyết có hiệu quả, nhanh chóng kiểm soát và ổn định tình hình, đẩy lùi một bước âm mưu của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định. Bởi vì, Mỹ và các thế lực thù địch vẫn duy trì và quyết tâm thực hiện âm mưu lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên. Thực tế đã chứng minh, sau hai sự kiện vừa qua ở Tây Nguyên, ở nước ngoài, lực lượng thù địch vẫn tìm cách kích động tư tưởng ly khai, đấu tranh vì cái gọi là "Nhà nước Đêga độc lập". Lực lượng này tìm cách xuyên tạc, bôi đen tình hình Tây Nguyên nhằm tìm sự ủng hộ giúp đỡ, trước hết là của các tổ chức quốc tế, sau đó là Liên Hiệp Quốc về một "Nhà nước Đêga tự trị". Các tổ chức phản động lưu vong vẫn tiếp tục lên tiếng "Cộng sản đàn áp Tin Lành", "Nhà nước đàn áp người Thượng", "Việt Nam vi phạm nhân quyền"... Các đài phát thanh của Mỹ vẫn nhiều lần đưa tin "Người Kinh xua đuổi người dân tộc". Chẳng hạn mới đây đài BBC thông tin rằng: “Tổ chức người Thượng mang tên Montagnard Foundation (MF) cáo buộc Chính phủ Việt Nam phân biệt đối xử với người Thượng, chủ yếu tập trung vào khía cạnh tôn giáo, cụ thể là các tín đồ “Tin Lành Đêga” ở các tỉnh Tây Nguyên”[75]. Việc vu cáo Việt Nam "đàn áp dân tộc", "đàn áp tôn giáo" là ý đồ rất hiểm độc của các thế lực thù địch và nằm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của Mỹ, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và tạo cớ để can thiệp vào Việt Nam. Đồng thời chúng kích động lôi kéo người trốn sang Campuchia để tập hợp lực lượng chống đối và tạo điều kiện cho quốc tế can

182

thiệp. Mỹ không bao giờ từ bỏ âm mưu thâm độc và về lâu dài là tiếp tục gây rối, bạo loạn, bằng mọi cách phải dựng lên cái gọi là "Nhà nước Đêga độc lập"

để từ đó can thiệp vào Tây Nguyên. Trong nội địa, sau thời gian nằm im, gần đây số đối tượng cốt cán tiếp tục hoạt động trở lại với nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn, chúng móc nối, liên lạc với số cầm đầu ở Mỹ để xin chủ trương và kinh phí; tuyên truyền lôi kéo người tham gia tổ chức để mở rộng địa bàn hoạt động; tiếp tục đe doạ, khống chế đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

Quá trình phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên luôn mang yếu tố bị địch lợi dụng; không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tại, đạo Tin Lành luôn là đối tượng mà bọn Fulrô lưu vong ở Mỹ tìm cách lợi dụng vào mục đích chính trị phản động của chúng. Số chức sắc, tín đồ bị chúng móc nối hoạt động tuy chỉ là số ít, song đã gây nên tình hình phức tạp, lôi kéo được nhiều người tham gia, thậm chí có lúc làm mất ổn định tình hình ở nhiều địa phương, cơ sở. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, bọn Fulrô lưu vong ở Mỹ đã lập ra cái gọi là “Tin Lành Đêga”, cấu kết với phần tử xấu trong nước, hình thành tổ chức, gia tăng các hoạt động, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia các hoạt động biểu tình gây rối, tổ chức vượt biên trái phép sang Campuchia; lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết của nhân dân ta. Một số nhóm, hệ phái Tin Lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền cơ sở, gia tăng hoạt động truyền đạo trái phép ở vùng sâu, vùng xa; các nhóm, hệ phái Tin Lành dùng vật chất lôi kéo xây dựng lực lượng cốt cán tại chỗ, tranh giành tín đồ, phát triển ảnh hưởng đạo ở nhiều nơi.

Do điều kiện đất đai, khí hậu ở Tây Nguyên thuận lợi hơn vùng miền núi phía Bắc, nên có hiện tượng di cư tự do, trong đó có đồng bào H’mông

183

vào Tây Nguyên để lập nghiệp. Trong bài phát biểu tại Hội nghị triển khai thông báo kết luận số 58 của Ban Bí thư, đồng chí Mai Văn Năm, Uỷ viên trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên khẳng định, hiện có gần 40 nghìn người H’mông di cư tự do vào các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và 85% trong số này tự nhận là tín đồ Tin Lành của nhiều hệ phái. Hoạt động của Tin Lành trong vùng đồng bào H’mông di cư tự do cũng đã nổi lên nhiều vấn đề phức tạp. Trong vùng đồng bào người H’mông liên tục xảy ra tình trạng truyền đạo trái phép, tranh giành lôi kéo tín đồ giữa nhiều hệ phái; gần đây có hiện tượng móc nối người H’mông trốn sang Lào hoạt động phỉ, tán phát tài liệu về “Vương quốc H’mông”.

Trong thời điểm hiện nay, Mỹ và các thế lực thù địch đã thẳng thừng tuyên bố ý đồ "Diễn biến hòa bình", triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo dưới các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo"; gắn vấn đề tôn giáo với dân tộc, tạo cớ can thiệp trực tiếp vào nội bộ đất nước ta. Do đó, trong thời gian tới, Tây Nguyên vẫn là địa bàn chiến lược của Mỹ và các thế lực thù địch tập trung các hoạt động chống phá trên cơ sở kết hợp tác động từ bên ngoài với tác động trong nước; kết hợp chặt chẽ giữa giáo lý và đặc điểm dân tộc;

giữa công khai lợi dụng chính sách đổi mới mở cửa của Nhà nước ta với lén lút hoạt động trái phép.

Với phương châm đó, một mặt, Mỹ và các thế lực thù địch vẫn hà hơi, tiếp sức, nuôi dưỡng và huấn luyện bọn phản động lưu vong câu móc vào nội địa, kích động số đối tượng trong nước củng cố, phát triển lực lượng dưới hình thức "Tin Lành Đêga" hoặc "Tin Lành người dân tộc". Một số chức sắc tín đồ cực đoan được các thế lực bên ngoài huấn luyện sẽ kích động, lôi kéo quần chúng nhẹ dạ cả tin tạo nên các điểm nóng gây mất ổn định. Mặt khác, với sự đạo diễn khéo léo, Mỹ thông qua cơ quan truyền giáo CMA, các tổ chức viện trợ nhân đạo; thông qua các đài phát thanh Nguồn sống, RFI, Châu

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 181 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(283 trang)