Giải pháp về tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành và công tác an ninh

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 228 - 254)

Chương 3: XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

3.2. Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

3.2.5. Giải pháp về tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành và công tác an ninh

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động đối ngoại tôn giáo. Các hoạt động đối ngoại tôn giáo được quy định rõ trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Sắc lệnh đầu tiên về tôn giáo (Sắc lệnh số 234/SL) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành ngày 14/6/1955, đã ghi rõ tại Điều 3: “Các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân theo luật pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các ngoại kiều khác”. Tại Nghị quyết số 297/CP ngày 11/11/1977, Nhà nước Việt Nam quy định: Các tổ chức tôn giáo hoặc người hoạt động tôn giáo trong nước muốn quan hệ với các tổ chức tôn giáo hoặc với người nước ngoài thì phải tuân theo những quy định của Nhà nước về quan hệ với người nước ngoài. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 29/6/2004 tại Điều 6 đã khẳng định một nguyên tắc nhất quán: Quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về vấn đề có liên quan đến tôn giáo phải dựa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,

224

bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật của mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia ký kết, gia nhập hàng chục điều ước quốc tế. Hoạt động đối ngoại tôn giáo của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế luôn tuân thủ đúng pháp luật, thông lệ quốc tế, như: tổ chức đi dự các hội nghị, hội thảo, đối thoại về tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động tôn giáo quốc tế; đón và làm việc với nhiều đoàn tôn giáo nước ngoài, nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo, tổ chức quốc tế đến trao đổi, tìm hiểu về tình hình tôn giáo, đạo Tin Lành và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

Đây là điều kiện, cơ hội để các đoàn quốc tế được chứng minh thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam và có cái nhìn đầy đủ hơn về chính sách tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng của Đảng, Nhà nước ta.

Như vậy, từ quy định của pháp luật và trong thực tế, chúng ta đã thực hiện và thường xuyên duy trì hoạt động đối ngoại tôn giáo nói chung và tôn giáo Tin Lành nói riêng. Tuy nhiên, thời gian qua cho thấy đạo Tin Lành gia tăng liên kết quốc tế, nhiều tổ chức phản động trong và ngoài nước liên kết với nhau để xuyên tạc đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vu cáo nước ta vi phạm nghiệm trọng quyền tự do tôn giáo, “thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ yêu cầu gây áp lực buộc Việt Nam “cải thiện nhân quyền”... Hoạt động này diễn ra ở trong và ngoài nước ta, như trường hợp của Nguyễn Công Chính, Nguyễn Đình Thắng và những đối tượng khác thuộc tổ chức của chúng. Tại tỉnh Gia Lai, Nguyễn Công Chính đã câu kết với các tổ chức phản động lưu vong nhằm không chỉ chống phá Nhà nước, vu cáo gây chia rẽ giữa nhân dân với chính quyền, lực lượng vũ trang mà còn có nhiều hoạt động phản động hết sức thâm độc nhằm gây thù hằn, kỳ thị, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những thông tin vu khống bịa đặt đó đã gây ra sự hiểu nhầm và ngộ nhận của một số quốc gia trên thế giới về tình hình nhân quyền và chính sách tôn giáo, Tin Lành ở Việt Nam. Ở ngoài nước,

225

Nguyễn Đình Thắng lợi dụng danh nghĩa một tổ chức NGO hoạt động vì

“mục đích từ thiện, trợ giúp người tị nạn” đã sử dụng tài trợ của NED vào các hoạt động tập hợp lực lượng, kích động cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, như: liên kết với tổ chức khủng bố “Việt Tân” của Đỗ Hoàng Điềm hỗ trợ tài chính cho một số nhân vật đội lốt tôn giáo để hoạt động chính trị; cấu kết với “quỹ người Thượng” của Ksor Kơk kích động đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia, xin tị nạn tại Mỹ; âm mưu thành lập cái gọi là “nhà nước Đêga tự trị”, lôi kéo, lường gạt đồng bào gốc Tây Nguyên ở Mỹ biểu tình chống phá Việt Nam. Đặc biệt, Nguyễn Đình Thắng là kẻ luôn lớn tiếng vu cáo Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo trên các diễn đàn quốc tế, phá hoại hình ảnh và uy tín của Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt – Mỹ. Cung cấp thông tin bịa đặt để dân biểu Christ Smith đưa ra Nghị quyết HR.1572 vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do tôn giáo”, liên kết với Cao Quang Ánh tổ chức “điều trần” tại Hạ viện Mỹ nhằm vận động thông qua cái gọi là “Dự luật nhân quyền cho Việt Nam” (HR.1410)… Từ những tình hình đó, đòi hỏi hiện nay các cơ quan chức năng phải tăng cường đối ngoại tôn giáo Tin Lành.

Mục đích của tăng cường hoạt động đối ngoại tôn giáo và đạo Tin Lành nhằm tuyên truyền rộng rãi trên trường quốc tế quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo, dân tộc góp phần làm cho các nước hiểu rõ hơn về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chính sách dân tộc của Việt Nam; tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của cộng đồng quốc tế đối với công tác xây dựng và phát triển đất nước; bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực phản động, thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; kiểm soát được những hoạt động nhân đạo, từ thiện của các tổ chức phi chính phủ nhằm mục đích chống phá cách mạng nước ta.

226

Để đạt những mục đích trên, thời gian tới các bộ, ban, ngành chức năng cần quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đối với công tác tôn giáo; nắm chắc chủ trương, đường lối phương châm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của công tác tôn giáo, đối ngoại tôn giáo làm nền tảng cho công tác nghiên cứu, tham mưu, tổ chức thực hiện cho đối ngoại của Việt Nam; nâng cao chất lượng hoạt động tại các diễn đàn khu vực và thế giới, chủ động, khôn khéo, cương quyết và linh hoạt trong trao đổi thống nhất giải quyết những vấn đề tôn giáo, dân tộc đặc biệt là những vấn đề có tính chất quốc tế. Nhà nước đẩy mạnh việc điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới văn bản luật, dần hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ cho hoạt động đối ngoại tôn giáo Tin Lành nhằm đáp ứng kịp thời diễn biến sinh hoạt tôn giáo Tin Lành trên thực tế trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ thường xuyên cử nhiều đoàn đại biểu ra nước ngoài để diện kiến, tuyên truyền, kịp thời thông tin cho đối tác hiểu rõ và đầy đủ hơn quan điểm, chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trên các diễn đàn tôn giáo quốc tế, tạo mối quan hệ bền chặt trong giải quyết những vấn đề lợi dung tôn giáo Tin Lành phát sinh;

ký kết hợp tác, hỗ trợ pháp lý, chương trình thông báo sinh hoạt tôn giáo; tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tiếp đón, giới thiệu thực tế với các đoàn tôn giáo nước ngoài về sinh hoạt tôn giáo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên để các đoàn tôn giáo nước ngoài có nhận xét, đánh giá khách quan tình hình tôn giáo Tin Lành ở Tây Nguyên và Việt Nam, tạo sự ủng hộ của cộng đồng thế giới. Ban tôn giáo các tỉnh Tây Nguyên cùng chính quyền địa phương kiên quyết bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật để củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển Tây Nguyên; chủ động xây dựng chương trình kế hoạch, nội dung báo cáo tình hình tôn giáo Tin Lành địa phương quản lý; kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ

227

sung quy định pháp luật với cấp có thẩm quyền phê duyệt về hoạt động đối ngoại đạo Tin Lành phù hợp với đời sống, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh trật tự luôn được xác định là mục tiêu hàng đầu, gắn chặt với sự tồn vong của chế độ chính trị, của Nhà nước, với việc duy trì kỷ cương xã hội, là tiền đề không thể thiếu để Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại. Công an là lực lượng chuyên chính của Đảng và Nhà nước ta, có chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực tôn giáo. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thời gian tới lực lượng Công an cần quan tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, chủ động nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và tham mưu có hiệu quả cho các cấp ủy Đảng, chính quyền. Sự vật, hiện tượng vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối; đứng im cũng là hình thức vận động, vận động trong sự ổn định, thăng bằng, trong sự biểu hiện nó là nó, chưa chuyển hóa sang cái khác. Do đó, lực lượng Công an cần phải chủ động nắm tình hình diễn biến của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Nắm tình hình là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng của công tác Công an trên lĩnh vực tôn giáo. Để chủ động nắm tình hình đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thời gian tới lực lượng Công an cần tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản, công tác quản lý nghiệp vụ, công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật. Thông qua các công tác này lực lượng Công an chủ động nắm những tình hình cơ bản sau: tình hình nhóm họp sinh hoạt đạo; tình hình xây mới, cơi nới nơi thờ tự; tình hình nhóm họp

228

tại gia đình của tín đồ; nắm rõ tình hình thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, những khuyết điểm, yếu kém, tồn tại và các mặt hoạt động lợi dụng tôn giáo Tin Lành của địch, của phần tử xấu;

tình hình người nước ngoài thông qua đoàn lâm thời, từ thiện nhân đạo, thăm quan du lịch và làm việc … để tuyên truyền, phát triển đạo trái phép ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nắm tình hình phục hồi, móc nối hoạt động của bọn Fulrô ở Tây Nguyên, chức sắc, chức việc với Fulrô lưu vong để thực hiện ý đồ “Nhà nước Đêga tự trị”… Trên cơ sở đó, lực lượng Công an phải xem xét đánh giá đúng tình hình diễn biến, nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; cần chú trọng phân biệt hoạt động tôn giáo thuần túy và hoạt động lợi dụng tôn giáo của thế lực thù địch, hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Từ đó, chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ở Tây Nguyên có những quyết định đúng đắn và chủ động lựa chọn biện pháp thích hợp đối với từng vụ việc cụ thể. Công an các tỉnh tham mưu cho các cấp chính quyền kiểm tra, rà soát các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan giữa dân với chính quyền, dân với dân. Những vụ việc khiếu kiện liên quan đến vấn đề tôn giáo Tin Lành, tham mưu cho cấp chính quyền trong giải quyết không tạo ra những kẽ hở, những mâu thuẫn để kẻ địch lợi dụng, khoét sâu chống phá Nhà nước ta.

Tham mưu cho các cấp chính quyền về chính sách ưu tiên hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành để đáp ứng yêu cầu công tác trước mắt và lâu dài, chú trọng về phẩm chất chính trị và lòng trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham mưu tốt cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ; phát hiện, đề xuất kip thời với cấp chính quyền về những bất cập, sơ hở của những văn bản luật trong việc bình thường hóa hoạt động của tôn giáo Tin Lành nhằm xây dựng thực lực chính quyền

229

trong cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo Tin Lành.

Thứ hai, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, công tác nghiệp vụ nhằm đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tình hình lợi dụng tôn giáo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay diễn biến rất phức tạp. Theo kết quả điều tra vào tháng 6-2002 (đối tượng điều tra là Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân và Ban tôn giáo các tỉnh) cho thấy: khi nhận định về "đạo Tin Lành, 40% cho rằng chưa ổn định, 37% nhận định là đang có những diễn biến phức tạp, 12% nhận định là tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định, chỉ 11% cho rằng hoạt động ổn định" [34, 63]. Điều đó chứng tỏ sau những vụ việc vừa xảy ra đều có trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến đạo Tin Lành. Hội nghị Trung ương 2 khoá IX (họp từ ngày 9 đến 10-6-2006) đã rút ra kết luận về hành vi tụ tập 9.000 người ở Gia Lai, 1.500 người ở Đăk Lăk là hoạt động bạo loạn về chính trị. Mặc dù chưa có vũ trang song đó là những hoạt động hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm từ sau ngày giải phóng đến nay.

Việc nghiêm khắc kịp thời xử lý những hành động trên là vô cùng cần thiết. Mọi sự lơ là, mất cảnh giác đều phải trả giá đắt, nhưng nếu những hoạt động trấn áp không đúng trọng tâm, đối tượng cũng sẽ gây nên những khoảng cách, hiềm khích không đáng có giữa người dân và chính quyền, dễ bị địch lợi dụng rêu rao "vi phạm nhân quyền" để tìm cớ can thiệp. Do đó, phải phân biệt vấn đề tôn giáo Tin Lành là đối tượng chính sách tôn giáo với hoạt động lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính trị hoặc trục lợi cá nhân là đối tượng cần đấu tranh loại trừ. Có bốn loại đối tượng cần đấu tranh là: Đối tượng lợi dụng tôn giáo Tin Lành nhằm mục đích chính trị phản động (Tin Lành Đềga); Đối tượng lợi dụng tôn giáo Tin Lành để trục lợi cá nhân; Đối tượng hoạt động không đúng luật pháp gây hậu quả xấu và đối tượng hoạt động mê tín dị đoan.

230

Tùy theo từng loại đối tượng mà lực lượng Công an đề ra nhiệm vụ cụ thể, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, công tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Tổ chức đấu tranh có hiệu quả với hoạt động nhen nhóm phục hồi

“Tin Lành Đêga”. Đấu tranh có hiệu quả với hoạt động này của bọn phản động trong và ngoài nước đội lốt tôn giáo Tin Lành, thời gian tới lực lượng Công an cần tiếp tục tập trung lực lượng để đấu tranh xóa bỏ “Tin Lành Đềga” cũng như các nguyên nhân, điều kiện để “Tin Lành Đềga” có thể tồn tại hoạt động. Đặc biệt cần phải có đối sách cụ thể để cắt đứt mối liên hệ giữa lực lượng Fulrô lưu vong với số Fulrô cũ trên địa bàn Tây Nguyên. Trong đấu tranh tránh sơ hở, thiếu sót do nôn nóng, máy móc, gây phản ứng tiêu cực từ chức sắc, tín đồ Tin Lành, tạo cớ để thế lực thù địch và bọn phản động tuyên truyền xuyên tạc chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo; cũng không vì khó khăn mà buông lỏng, chấp nhận “Tin Lành Đềga” tồn tại gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc. Vì thế, công tác tư tưởng phải đi trước một bước nhằm ngăn chặn những hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành chống phá cách mạng lây lan trong đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Huy động mọi hình thức tuyên truyền giáo dục về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của lực lượng thù địch để đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức, cảnh giác, tố cáo những hoạt động của chúng. Đẩy mạnh công tác tranh thủ, sử dụng chức sắc, cốt cán Tin Lành trong đấu tranh với hoạt động Fulrô, “Tin Lành Đềga” và các hoạt động khác lợi dụng đạo Tin Lành xâm phạm an ninh quốc gia.

Sử dụng tổng hợp các công tác, biện pháp nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp lực lượng để phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ, xử lý số đối tượng có hoạt động “Tin Lành Đềga” ngay từ khi chúng nhen nhóm tái

Một phần của tài liệu đạo tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tây nguyên (Trang 228 - 254)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(283 trang)