Chương 3: XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
3.2. Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
3.2.2. Giải pháp về hệ thống chính trị cơ sở và công tác cán bộ
Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng. Đây là cấp gần dân nhất, có điều kiện thuận lợi nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân phản ánh lên cấp trên để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống; trực tiếp thực hiện các quyền lực, lợi ích
205
của nhân dân thông qua những việc làm thường xuyên ở cơ sở, chi phối mạnh đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Trong những năm qua, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta đã có những đóng góp không nhỏ vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự yếu kém của hệ thống chính quyền cơ sở là một thực tế chung của cả nước. Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX khẳng định: hệ thống chính trị cơ sở hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng quan liêu mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh chính trị. Đảng bộ các tỉnh ở Tây Nguyên đã triển khai nhiều chủ trương nhằm củng cố chính quyền cấp cơ sở. Thực tế cho thấy, bên cạnh mặt ưu điểm đạt được:
lực lượng cấp cơ sở được tăng cường, nhiều xã có phó bí thư cấp ủy chuyên trách xây dựng hệ thống chính trị, cơ bản đã xóa được tình trạng thôn, buôn làng “trắng” đảng viên và tổ chức đảng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội được phát huy trong một số phong trào… Song hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay, nhất là trong cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều thiếu sót, sơ hở, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Có những nơi tổ chức Đảng hoạt động lấn át chức năng quản lý của chính quyền hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của mình đối với chính quyền;
chính quyền hoạt động còn mang nặng tính mệnh lệnh, chưa thực sự mang tính “phục vụ nhân dân”. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động, thực hiện chức năng phản biện xã hội chưa hiệu quả. Không ít cán bộ công chức trong
206
hệ thống chính trị cơ sở có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, vẫn còn biểu hiện tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, chưa thật sự gắn liền mật thiết với nhân dân… Tình trạng này đã và đang làm giảm lòng tin của nhân dân, dẫn đến những hậu quả xấu về chính trị, xã hội. Việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số, chưa tạo được thế trận lòng dân một cách vững chắc. Ở một số địa phương, nhận thức của cấp ủy và chính quyền về xây dựng buôn làng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, vùng trọng điểm về an ninh chính trị chưa đúng; chưa nhận thức hết ý nghĩa tầm quan trọng Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, chưa thấy hết sự khó khăn, phức tạp và yêu cầu nhiệm vụ chiến lược của vùng Tây Nguyên nên còn buông lỏng chỉ đạo. Một số địa phương đề ra một số chính sách chưa phù hợp với thực tế của đồng bào ở cơ sở; đầu tư còn dàn trải nên chưa hiệu quả.
Do đó, để có thể đủ khả năng kiểm soát tính phức tạp trong hoạt động của đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xây dựng và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa then chốt đối với yêu cầu đảm bảo sự ổn định và phát triển vững chắc vùng Tây Nguyên và cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành. Vì vậy, thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
- Nhận thức rõ quan điểm, ý nghĩa, tầm quan trọng Nghị quyết 10- NQ/TW của Bộ Chính trị. Nghị quyết đã xác định rõ quan điểm: phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, trước hết là ở cơ sở, thực sự gắn với dân; tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thế trận lòng dân. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên từng địa bàn, xem đây là nền tảng phát triển kinh tế - xã
207
hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên toàn vùng Tây Nguyên. Phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng cường sự chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy tinh thần nỗ lực phấn đấu của đồng bào các dân tộc tại chỗ, tạo sức mạnh tổng hợp, tránh sự thụ động và ỷ lại.
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Có biện pháp sớm khắc phục tình trạng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất để sản xuất, làm ăn sinh sống.
- Chú trọng và thực hiện tốt khâu lựa chọn cán bộ trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: có cán bộ tốt thì công việc thành công. Thực tế chứng minh rằng ở đâu thực hiện tốt khâu lựa chọn cán bộ thì ở đó công việc được đảm bảo chu toàn, đáp ứng tốt nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, lựa chọn cán bộ là khâu rất quan trọng góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay. Thời gian tới, công tác lựa chọn cán bộ, đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở trong cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành theo hướng: Đối với đội ngũ cán bộ cơ sở đảng phải đảm bảo đủ năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo, những đảng viên nhạy bén tình hình chính trị, tình hình phức tạp về an ninh trật tự, có khả năng quy tụ sức mạnh của quần chúng thành thực lực của chính quyền cách mạng; tâm huyết với công tác dân tộc, phải thật sự hoạt động với lý tưởng cách mạng trong sáng như thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng. Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền và các đoàn thể cơ sở từ xã, thôn, làng, phải lựa chọn những cán bộ am hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, nắm được chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo Tin Lành, hiểu được âm mưu thâm độc của kẻ địch trong việc lợi dụng đạo Tin Lành và làm tốt công tác dân vận, không ngại
208
khó khăn, vất vả. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ quan liêu xa rời quần chúng, chỉ lo làm ăn kinh tế thuần tuý cho bản thân mình mà không lo cho đồng bào, tham ô, lãng phí, những cán bộ có vấn đề chính trị hoặc đang hoang mang dao động không dám đấu tranh với những phần tử lợi dụng đạo Tin Lành làm mất lòng tin của đồng bào đối với Đảng. Song song với quá trình lựa chọn cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, trước mắt để tăng cường hệ thống chính trị cơ sở, phải có chính sách, kế hoạch điều động, trong thời gian ngắn tăng cường mạnh mẽ cán bộ các ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang xuống cơ sở để nắm dân, vận động nhân dân, vừa giúp đồng bào sản xuất, xoá đói giảm nghèo, vừa tuyên truyền giác ngộ nhân dân nhận rõ và bác bỏ những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết lên án và làm thất bại những thủ đoạn lôi kéo, đe doạ, kích động của những bọn phản động trong và ngoài nước; chặn đứng việc một số đồng bào dân tộc nhẹ dạ nghe theo sự xúi giục của bọn xấu chạy sang Campuchia gia nhập tổ chức Tin Lành phản động gây rối cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên. Đồng thời với việc tăng cường cán bộ xuống các xã cần phân công các đồng chí tỉnh uỷ viên, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh phụ trách các xã khó khăn, các xã có tình hình phức tạp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên.
- Thực hành tốt quy chế dân chủ trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện qui chế dân chủ cơ sở. Phát huy quyền dân chủ đại diện, qui định cụ thể quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ cơ sở, thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ đi đôi với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật. Tổ chức kiểm tra giải quyết các vụ tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân, kiểm tra việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở, những việc làm sai, có dấu hiệu tiêu cực của cán bộ cơ
209
sở, không để lực lượng thù địch lợi dụng, xuyên tạc, lôi kéo đồng bào theo đạo Tin Lành chống đối chính quyền.
- Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở là khâu đột phá đầu tiên. Bởi vì, sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở được thể hiện trước hết ở sức mạnh của tổ chức Đảng ở cơ sở; cấp ủy cơ sở là nơi ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết; cấp ủy cơ sở làm việc trực tiếp với người dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở những nội dung cơ bản sau: Một là, tổ chức cơ sở Đảng xác định rõ và thực hiện đúng chức năng lãnh đạo của mình, không được làm thay hoặc lấn át chức năng quản lý của chính quyền cơ sở. Hai là, cần đổi mới cách thức ra nghị quyết của cấp ủy cơ sở. Thực tế cho thấy, cấp ủy cơ sở đều dựa vào nghị quyết của cấp trên rồi ra nghị quyết cho địa phương mình mà không căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dẫn đến nghị quyết nhiều nhưng thiếu tính hiện thực trực tiếp, không khả thi, không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào. Vì vậy, cấp ủy cơ sở phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ tình hình thực tế đời sống xã hội của địa phương mình để ra nghị quyết mới phù hợp với lòng dân và mới đảm bảo thực hiện trong cuộc sống của người dân. Ba là, đổi mới cách thức triển khai nghị quyết. Lâu nay, các cấp ủy Đảng cơ sở khi cần triển khai nghị quyết thường giao công việc này cho chi bộ xóm, thôn triệu tập dân đến rồi phổ biến cho dân. Thực tế không phải 100% người dân biết nghị quyết. Tình trạng này cần phải chấm dứt, thay vào đó cấp ủy cơ sở cùng với chi bộ thôn, xóm trực tiếp đến từng hộ dân triển khai nghị quyết, kiểm tra xem dân hiểu đến đâu và hướng dẫn cho dân làm theo nghị quyết. Nghị quyết được tổng kết, rút kinh nghiệm rồi mới tiếp tục ban hành nghị quyết sau; tránh tình trạng chồng chéo nghị quyết. Bốn là, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát đối với Ủy ban nhân
210
dân. Ngoài việc lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết … cấp ủy cơ sở còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân. Đổi mới công tác này theo hướng đảm bảo tính thường xuyên và kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động của Ủy ban nhân dân, khắc phục những việc chưa đúng, nếu có sai phạm nghiêm trọng, cấp ủy yêu cầu tạm dừng thực hiện và kiến nghị với chính quyền, cấp ủy cấp trên.
Chính quyền cấp cơ sở, với tư cách là người đại diện cho nhân dân, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phải thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Trên cở sở các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính quyền phải cụ thể hóa thành những chương trình hành động cụ thể, thiết thực và tổ chức cho nhân dân thực hiện. Hiệu lực quản lý và điều hành của chính quyền được thể hiện ở chỗ mỗi chủ trương, Nghị quyết của Đảng đều đi vào cuộc sống của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. Chính vì thế, đối với Hội đồng nhân dân cần thiết phải đổi mới cách thức lựa chọn đại biểu của Hội đồng nhân dân, phải là người không chỉ đại diện cho nhân dân mà phải có đủ tri thức, uy tín để thuyết phục đồng bào theo đạo Tin Lành thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đối với ủy ban nhân dân, đổi mới cách thức tiếp dân, thực sự coi đồng bào là người chủ, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của đồng bào; xây dựng và hình thành văn hóa giao tiếp của cán bộ chính quyền với đồng bào, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành; quan tâm đến cuộc sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ kịp thời cho đồng bào vốn sản xuất và kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi.
Nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc là đoàn kết toàn dân, là cầu nối giữa Đảng với dân, vì thế cần nghiên cứu và mạnh dạn thay cơ chế bầu cán bộ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc. Với phương thức này, Đảng cơ sở có nhiệm vụ giới thiệu nhân sự của Đảng để nhân dân tự lựa chọn cán bộ xứng
211
đáng lãnh đạo Mặt trân Tổ quốc. Có như vậy, ý kiến của đồng bào mới thực sự phát huy tác dụng và phát huy được quyền dân chủ rộng rãi trong nhân dân. Thực hiện theo phương thức này, góp phần giúp cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiểu rõ hơn vai trò làm chủ thực sự của mình, đồng thời kẻ xấu không thể lợi dụng xuyên tạc chính quyền. Các đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở cần tăng cường giao lưu, phối hợp nhằm triển khai tốt những phong trào của địa phương, thu hút đông đảo đồng bào tham gia sinh hoạt và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong quản lý, tổ chức hoạt động phong trào. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể phải hướng vào lợi ích của đồng bào, có như vậy mới tạo được lòng tin nơi đồng bào với chính quyền, với Đảng, giúp họ có thêm động lực phấn đấu vì mục tiêu chung của địa phương.
- Vân dụng linh hoạt tính lịch sử - cụ thể, tính kế thừa trong xây dựng, tăng cường hệ thống chính trị cơ sở. Thực tế cho thấy, sau năm 1975 chúng ta xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên, các cấp ủy đảng đã áp dụng nguyên mô hình chính quyền của vùng đồng bằng mà không tính toán đến điều kiện lịch sử, truyền thống riêng biệt của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nên cách quản lý, điều hành, chính sách, biện pháp đề ra không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu và lòng mong đợi của nhân dân. Đời sống của buôn làng vẫn chịu sự chi phối của tập tục cổ truyền, của các thiết chế xã hội truyền thống mà đại diện là các già làng, chủ đất, thầy cúng, trưởng tộc…
Hiện nay, chính quyền nhiều nơi vẫn dựa vào già làng để giải quyết công việc từ sở hữu đất đai đến bảo vệ rừng; phần đông các làng ở Tây Nguyên mang tính nửa tự quản, cuộc sống của đồng bào cơ bản vẫn diễn ra xoay quanh luật tục, theo tập tục cổ truyền, vai trò của các già làng, chủ làng, chủ đất, người có uy tín... có ảnh hưởng rất lớn. Chính vì thế, trong xây dựng và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay cần đẩy mạnh việc nghiên