Chương 3: XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
3.2. Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
3.2.1. Giải pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục
- Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
193
Từ sau đổi mới đất nước, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khởi sắc. Đời sống của nhân dân Tây Nguyên, kể cả cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành được nâng lên một bước. Tín đồ Tin Lành ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường có nhiều thời cơ và thách thức. Kinh tế thị trường phát huy tính năng động, sáng tạo của con người, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để nhân dân làm giàu chính đáng… Song với tính cạnh tranh khốc liệt của cuộc chạy đua lợi nhuận, kinh tế thị trường sẵn sàng đào thải bất cứ ai không đáp ứng được yêu cầu, tình trạng thất nghiệp xảy ra, điều đó đã đẩy một bộ phận người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số rơi vào tình trạng đói nghèo. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chưa thật sự theo kịp với tình hình phát triển chung của xã hội; một bộ phận đồng bào còn có cuộc sống du canh, du cư, phương thức canh tác lạc hậu, thu nhập bấp bênh; tình trạng thất nghiệp, đói giáp hạt còn xảy ra phổ biến ở các buôn làng.
Đạo Tin Lành phát triển ở Tây Nguyên và tác động ảnh hưởng đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ phản ánh nhu cầu tâm linh mà còn là nhu cầu về nhiều mặt của đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên còn khó khăn và phức tạp.
Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng những khó khăn, bức xúc về kinh tế để lôi kéo, kích động đồng bào; thông qua các tài trợ về kinh tế để phát triển đạo Tin Lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành là phải nâng cao đời sống vật chất của đồng bào, là biện pháp có tính chiến lược lâu dài, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của đạo Tin Lành đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; muốn thay đổi những quan điểm, quan niệm, thói
194
quen của cộng đồng dân cư… cần thay đổi cơ sở vật chất làm nảy sinh những quan điểm, quan niệm, thói quen đó. Và vì thế, muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc gây nên ảo tưởng đó.
Để nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các cấp, các ngành cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên mang đặc điểm của một nền nông nghiệp nương rẫy; nhằm phát triển kinh tế của đồng bào cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Quyết định số 72 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng dân tộc; thực hiện có kết quả Nghị quyết 30a về hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với hộ nghèo; thực hiện tốt hơn nữa Quyết định 167 của Chính phủ hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên phân bổ vốn cho các dự án, chương trình mục tiêu trọng điểm, cấp thiết ở các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên. Kết hợp giữa việc thực hiện chương trình lớn của Nhà nước như chương trình 327, chương trình trồng rừng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hoá, phát triển kinh tế hàng hóa. Tổ chức khảo sát, đánh giá toàn diện tình hình sản xuất, đời sống ở cộng đồng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn nhằm tổ chức lại sản xuất, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, kết cấu hạ tầng, tập quán của đồng bào.
Như vậy, cụ thể hóa công việc cần làm và thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số giúp đồng bào vượt qua những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống thực tại, điều đó cũng có nghĩa là các cấp chính quyền địa phương đã góp phần từng bước đẩy lùi những ước mơ về thiên đàng hư ảo, dần hiện thực hóa thiên đàng trên trần
195
gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, điều lưu ý trước tiên là phải thực hiện tốt vấn đề đất đai. Ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số không đủ đất canh tác, dẫn đến đói nghèo. Đây là một trong những cái cớ để thế lực thù địch, Fulrô kích động đồng bào dân tộc thiểu số “đuổi người Kinh, đòi đất của người Tây Nguyên”.
Do đó, phải sớm có quy hoạch cụ thể về đất đai, như đất trồng rừng, đất trồng cây công nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở, quỹ đất dự phòng. Khẩn trương rà soát, thống kê thường xuyên số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất để có biện pháp giải quyết kịp thời, đảm bảo mọi người dân trong cộng đồng dân tộc thiểu số có đất sản xuất phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống định cư. Hạn chế các vụ việc phức tạp nảy sinh như tranh chấp đất đai giữa đồng bào với nông, lâm trường, với cơ quan nhà nước và với dân di cư tự do;
chấm dứt tình trạng đất đai của đồng bào trở thành hàng hóa kinh doanh của không ít người. Thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về điều chỉnh đất ở, đất sản xuất, đồng thời tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư bán nhà trả chậm không tính lãi cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau nữa, cần thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta và một số doanh nghiệp đã quan tâm thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào, như chương trình 134, 167, chương trình 135… Thực tế hiện nay, 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thuộc diện chính sách đã được nhận hỗ trợ từ các chương trình chính sách; các chính sách này có tác dụng nhất định đến đời sống của đồng bào, nhiều hộ gia đình đã tự chủ được cuộc sống của mình và vươn lên làm giàu trên chính quê hương núi rừng của mình. Tuy nhiên, các chính sách, chương trình còn chồng chéo (vì, nhiều bộ, nhiều ngành xây dựng chính sách; mỗi bộ, mỗi ngành lại có tiêu chí riêng, quy trình, cách thức thanh quyết toán riêng); chưa đi sâu nghiên cứu nhu cầu của đồng
196
bào, tập quán tâm lý của người dân tộc thiểu số; thiếu đầu mối quản lý chung, chỉ đạo chung; thiếu sự phối hợp trong thực hiện chính sách… Các chính sách không những không phát huy tác dụng tốt mà còn dẫn đến thất thoát lớn trong thực hiện chương trình, chính sách. Vì thế, để phát huy tác dụng của các chính sách thì nhiệm vụ trước mắt cần làm: nghiên cứu sâu nhu cầu của người dân, tập quán tâm lý của người dân; tập trung thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ. Trong thực hiện phải xác định đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào chứ không dừng lại hỗ trợ đồng bào; tiến tới xây dựng bộ tiêu chí tỉnh nghèo, huyện nghèo chứ không dừng lại bộ tiêu chí xã nghèo. Về lâu dài, cần đa dạng hóa chủ đầu tư trong thực hiện chương trình, chính sách, điều này không những giúp cán bộ xã có thời gian tập trung vào công việc chuyên môn quản lý của mình mà còn phát huy vai trò giám sát của người dân, mọi nhu cầu của người dân đều được quan tâm đáp ứng kịp thời và có hiệu quả cao.
Thứ hai, phát triển sản xuất hàng hóa đi đối với việc xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Với tiềm năng của vùng Tây Nguyên nói chung và đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành nói riêng, đồng thời tạo động lực bên trong - sự phát triển của của lực lượng sản xuất, giải phóng con người và xã hội khỏi sức ỳ của truyền thống tiền nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cần thiết phải phát triển sản xuất hàng hóa đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Trước mắt và lâu dài phải xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể, có hướng phát triển thích hợp với tập quán của đồng bào, thế mạnh của địa phương, thực hiện quyền làm chủ thực sự của đồng bào, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thực hiện đầy đủ những vấn đề xã hội và những chính sách xã hội nếu phát sinh trong quá trình thực hiện; hỗ trợ vốn không tính lãi cho đồng bào; cử cán bộ chuyên môn đến tận nơi đồng bào sản xuất hướng dẫn kỹ thuật; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của đồng bào sản xuất ra có giá trị kinh tế cao; nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả tới các hộ
197
gia đình khác và các vùng khác của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thực hiện những nhiệm vụ này vừa khơi dậy động lực bên trong, vừa phát huy vai trò động lực bên ngoài; điều đó được thể hiện ở hỗ trợ của Nhà nước, của sự hỗ trợ hợp tác phát triển giữa Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, của đồng bào người Kinh ưu tiên cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số… thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, giúp cộng đồng dân tộc thiểu số hòa nhập chung với quỹ đạo phát triển của cả nước.
Thứ ba, quan tâm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Đặc điểm khí hậu, cấu tạo địa chất, địa hình khu vực Tây Nguyên và đảm bảo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hóa trong cộng đồng dân tộc thiểu số, cần phải quan tâm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Nhanh chóng đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô, chống lũ lụt vào mùa mưa.
Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn bằng vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ, tín dụng nhà nước. Những công trình vừa và nhỏ có thể huy động vốn các doanh nghiệp, vốn trong nhân dân. Phát triển mạng lưới giao thông. Tập trung phát triển hệ thống giao thông nông thôn, nhất là hệ thống giao thông tới các trung tâm cụm xã, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vùng định canh, định cư còn nhiều khó khăn. Nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ để phục vụ cho phát triển kinh tế và quốc phòng. Phát triển giao thông phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Hệ thống giao thông phải vừa phục vụ cho sản xuất hàng hóa và đời sống dân sinh của đồng bào, nhưng đồng thời phải có tính chiến lược, đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh. Phát triển mạng lưới truyền tải điện, mạng bưu chính viễn thông an toàn, thông suốt, tiện lợi. Mạng lưới truyền tải điện đảm bảo thông số kỹ thuật nguồn điện và lượng điện cung cấp; đầu tư phát triển mạng bưu chính viễn thông đảm bảo thông tin kịp thời thông
198
suốt, từng bước phát triển mạng internet với nhiều gói cước hỗ trợ đồng bào… sẽ mở mang nghề nghiệp, phát triển sản xuất, dịch vụ, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân. Xây dựng mạng lưới chợ kiên cố, cửa hàng, đại lý, bệnh xá ở nông thôn, khu dân cư mới. Thực tế cho thấy, sản xuất và đời sống thấp kém, định canh, định cư không thành công là do không xây dựng được mạng lưới kết cấu hạ tầng này. Vì vậy, Nhà nước cần phải quan tâm chỉ đạo ban ngành coi đây là những hạng mục công trình quan trọng cần phải thực hiện có hiệu quả. Mỗi xã có một chợ kiên cố, nhiều cửa hàng, đại lý ở các thôn, buôn đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của đồng bào. Mỗi xã phải có một trạm y tế với đội ngũ y, bác sỹ giỏi chuyên môn, tận tâm với công việc và nhiều tổ y tế cộng đồng ở các bản, làng vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành.
Thứ tư, thường xuyên thực hiện có hiệu quả công tác từ thiện nhân đạo trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số không có sự thuyết phục nào hơn sự gắn bó lợi ích vật chất cùng những lời ân cần thăm hỏi động viên kịp thời khi họ gặp khó khăn, thiên tai, hoạn nạn, ốm đau bệnh tật... Các ban ngành chức năng cần quan tâm và nhanh chóng thực hiện vấn đề này trước khi để lực lượng thù địch lợi dụng đạo Tin Lành dụ dỗ, lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo được mạng lưới nhân nhân, “thiên la địa võng” nơi dân và khơi dậy được sức mạnh từ nhân dân làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù.
- Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên tuy phong phú, nhưng chưa phải là
199
một nền văn hóa đủ mạnh để có thể tự thân bảo vệ được trong quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu những giá trị văn hóa từ bên ngoài tràn vào” [38, 229].
Hiện nay, đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn thiếu hụt do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về sự suy giảm mạnh môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có cuộc sống gắn liền với núi rừng, sông suối.
Không gian hùng vĩ của núi rừng chính là môi trường đầy cảm hứng cho các loại hình diễn xướng nghệ thuật. Hiện nay, do nạn phá rừng bừa bãi dẫn đến hệ quả “rừng khô suối cạn” ở nhiều vùng của Tây Nguyên, ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào. Bởi vì, không có rừng, tiếng cồng chiêng không có hồn, không ngân vang, đồng bào không có cảm hứng đánh cồng, đánh chiêng. Còn về môi trường văn hóa nhân văn, do điều kiện sinh hoạt vật chất của đồng bào còn nhiều khó khăn, cùng những thiếu sót trong quản lý, chỉ đạo của các cơ quan chức năng trước đây đã làm cho nhiều lễ hội truyền thống và nhiều giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị mai một. Cùng với đó là sự xuất hiện, phát triển của các tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin Lành làm cho không ít cư dân xa lánh với sinh hoạt văn hóa truyền thống. Ngoài ra, mặt trái của kinh tế thị trường thường xuyên tác động và quá trình di dân tự do đã gây nên không ít nỗi hoang mang, tự ti, coi thường giá trị văn hóa truyền thống và phát sinh tính phức tạp trong quan hệ xã hội, trong hành vi ứng xử của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, cần thiết phải quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó, cần triển khai những nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài sau:
Trước hết, cần phải ra sức bảo vệ môi trường sinh thái, bởi bảo vệ môi trường này là bảo vệ cơ sở vật chất đã làm nảy sinh những giá trị văn hóa