Chương 3: XU HƯỚNG TIẾN TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC, PHÁT HUY YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
3.2. Những giải pháp định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy yếu tố tích cực của đạo Tin Lành đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
3.2.4. Giải pháp thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc là những vấn đề phức tạp nhất trong giai đoạn hiện nay ở tất cả các quốc gia đa dân tộc. Vì vấn đề này có quan hệ mật thiết đến nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng thủ đất nước ở những vùng biên giới, vùng có vị trí chiến lược. Để xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo và chính sách dân tộc phải nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn từng vùng dân tộc khác nhau.
Chính sách dân tộc được coi là những chính sách lớn và luôn là một bộ phận quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Công tác dân tộc là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Đối với Tây Nguyên, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên trong 10 năm tới cũng như lâu dài phải quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
220
Trong cộng đồng dân tộc thiệu số ở Tây Nguyên thời gian qua việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, bên cạnh những thành quả to lớn đạt được, ở hầu hết trên địa bàn đều còn những yếu kém và hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương chưa nhận thức sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng; cơ cấu kinh tế chậm được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế hàng hoá còn kém phát triển ở nhiều vùng dân tộc thiểu số; chưa kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn; việc xử lý quan hệ dân tộc thiếu khéo léo đã tạo ra những điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng.
Vấn đề nông thôn đuổi kịp thành thị, miền núi tiến kịp miền xuôi, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa tiến kịp cộng đồng người Kinh, người dân tộc ở các thị xã, trị trấn, đó là vấn đề còn tồn tại lâu dài không những ở Tây Nguyên, cả nước mà còn tồn tại lâu dài khắp nơi trên thế giới kể cả những quốc gia giàu nhất. Không thể phủ nhận rằng để thực hiện chính sách dân tộc, những năm qua Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào. Đưa cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên phát triển kịp các vùng trong nước. Nhưng chính đồng bào dân tộc thiểu số lại không hiểu rằng những thành quả của cuộc sống hiện tại là từ việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành phải tuyên truyền làm cho đồng bào dân tộc hiểu và đồng tình với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Từ đó tạo cơ sở cho sự đồng tình ủng hộ của đồng bào trong việc thực hiện đường lối chính sách nói chung, xây dựng và củng cố niềm tin đối với Đảng và Nhà nước. Xác định như vậy mới thấy được ý nghĩa lớn lao của việc gìn giữ và phát huy những giá trị đời sống tinh thần của đồng bào ở Tây Nguyên. Tránh được những sơ hở, thiếu sót mà kẻ địch có thể lợi dụng chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đang xây dựng.
221
Để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, trước hết cần tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (phần 2) khoá IX "Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là "bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển". Theo tinh thần đó, công tác dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là việc củng cố chính quyền cấp cơ sở và nâng cao nhận thức về công tác dân vận cho các cấp các ngành từ cơ sở đến huyện, tỉnh theo hướng "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân"; thực hiện phương châm ba cùng: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, cùng nói tiếng của đồng bào dân tộc. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách phải nhằm giải quyết ngay những vấn đề bức xúc trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với phương châm "Tây Nguyên vì cả nước, cả nước lo cho Tây Nguyên". Tiếp tục đầu tư nghiên cứu các biến đổi về quan hệ các dân tộc, sự vận động trong nội bộ từng dân tộc và những tác động thời đại đến vùng dân tộc, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề đang đặt ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên trong quá khứ cũng như trong hiện tại luôn gắn với vấn đề dân tộc. Do đó, thực hiện chính sách dân tộc luôn gắn liền với thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ngăn chặn những hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo. Song cũng bộc lộ một số hạn chế, như một số cán bộ, một số ban ngành chưa phân định rõ giữa hoạt động tôn giáo thuần tuý với lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Chủ yếu là tập trung vào các giải pháp tình thế, chưa có kế hoạch toàn diện lâu dài,
222
nên chưa giải quyết được công tác phòng ngừa, ngăn chặn từ xa các hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Vấn đề truyền đạo và phát triển đạo trái phép, chính quyền địa phương nhiều nơi coi đó là tự nhiên không có giải pháp tích cực để ngăn chặn, có nơi thì dùng biện pháp mạnh, tràn lan, ảnh hưởng đến chính sách tôn giáo của Đảng.
Trong tình hình hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang ở mức trình độ kinh tế - xã hội thấp, trình độ nhận thức còn hạn chế, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề này và lợi dụng tôn giáo gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ đồng bào Kinh với đồng bào Thượng, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, phá hoại công cuộc xây dựng hoà bình của đồng bào Tây Nguyên. Chính vì vậy, trước hết phải tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng, từ đó giác ngộ, khuyến khích đồng bào lên án, đấu tranh với những hành động vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào theo đạo và giáo dục họ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo". Các ngành, các cấp phải hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng để tránh việc ngăn cấm phát triển đạo bằng các biện pháp hành chính thô bạo, gây đối đầu giữa chính quyền với chức sắc và quần chúng tín đồ. Bổ sung và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật trên lĩnh vực tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng. Thực hiện công việc này để thuận lợi trong quản lý xã hội và các hoạt động tôn giáo, tạo hành lang pháp lý trong việc tăng cường quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo. Nhưng nhìn chung các văn bản pháp luật về tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên đây chủ yếu là những văn bản dưới luật
223
và chưa thống nhất, đồng bộ, cụ thể, thậm chí còn nhiều mặt hạn chế và hiệu lực chưa cao. Điều này đã làm hạn chế nhiều trong công tác đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, gây trở ngại cho chính quyền các cấp trong giải quyết, xử lý các vi phạm của đối tượng; dễ dẫn đến tình trạng lúng túng, bị động khi có sự việc xảy ra. Vì vậy, Nhà nước và các ban ngành liên quan cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện kịp thời các văn bản pháp luật để công tác quản lý hoạt động của đạo Tin Lành đạt hiệu quả, tạo thế chủ động với các đối tượng phát triển đạo trái phép, vi phạm pháp luật, kích động chia rẽ đồng bào, xâm phạm an ninh quốc gia.