III. NỘI DUNG DỰ ÁN
3.2. Xây dựng hệ thống thiết bị quản lý giao, sử dụng khu vực biển
3.2.1. Giải pháp kỹ thuật để giao, quản lý khu vực biển
3.2.1.1. Xây dựng CSDL về giao khu vực biển
CSDL về giao khu vực biển là CSDL tập trung với các nhóm lớp dữ liệu hải đồ điện tử, dữ liệu nền tài nguyên môi trường biển và dữ liệu chuyên đề cùng các lớp dữ liệu hiện trạng giao khu vực biển, được phân thành các nhóm sau:
- Dữ liệu hải đồ điện tử;
- Dữ liệu địa hình đáy biển;
- Dữ liệu hiện trạng các tổ chức cá nhân đang sử dụng để khai thác, sử dụng tài nguyên biển (triển khai giai đoạn sau);
- Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển;
- Dữ liệu quản lý giao khu vực biển (theo Nghị định số 51)
CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, các quy hoạch ngành và địa phương liên quan;
CSDL hải giới (ranh giới phân cấp quản lý giao khu vực biển) gồm các vùng biển 3 hải lý và khu vực biển liên vùng;
CSDL theo quy hoạch sử dụng vào các mục đích khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải nộp tiền sử dụng (Thông tư liên tịch số 198/2015/TTLT- BTC-BTNMT của Bộ Tài chính, Bộ TNMT quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền sử dụng khu vực biển), gồm:
Nhóm 1: Sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu;
Nhóm 2: Sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện;
Nhóm 3: Sử dụng khu vực biển để xây dựng các công trình nổi, ngầm, đảo nhân tạo, công trình xây dựng dân dụng trên biển, các hoạt động lấn biển;
Nhóm 4: Sử dụng khu vực biển để làm vùng nước cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí và các cảng, bến khác (gồm: vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác), vùng nước phục vụ hoạt động cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu biển, cảng cá, bến cá; vùng nước phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí, đón trả khách, khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu
thuyền du lịch; thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác nước biển làm mát cho các nhà máy; trục vớt hiện vật, khảo cổ;
Nhóm 5: Sử dụng khu vực biển để nhận chìm, đổ thải bùn nạo vét;
Nhóm 6: Các hoạt động sử dụng khu vực biển khác.
Do tính chất và quy mô của Dự án, tất cả các phương pháp trên được phối hợp sử dụng một cách phù hợp nhất. Việc xây dựng và cập nhật CSDL được thực hiện thường xuyên trong quá trình xây dựng thực hiện Dự án và xuyên suốt cả quá trình vận hành sử dụng hệ thống, tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu địa lý, dữ liệu tài nguyên biển do Bộ TNMT quy định.
* Giải pháp xây dựng CSDL về giao khu vực biển như sau:
3.2.2.1.1. Xây dựng CSDL nền vùng biển Việt Nam-tạo khung tham chiếu không gian thống nhất cho toàn bộ hệ thống quản lý giao khu vực biển
a. Tiếp nhận CSDL hải đồ điện tử do Hải quân nhân dân Việt Nam bàn giao - Chuyển đổi và hiển thị thống nhất trên cùng một CSDL;
- Kiểm tra thông tin hải đồ điện tử, điều khiển hiển thị theo yêu cầu;
- Xác định các hợp phần CSDL hải đồ không được phép thay đổi;
- Bổ sung thông tin trên các phân lớp tạo mới mà không làm ảnh hưởng tới dữ liệu hải đồ gốc;
- Cập nhật thông tin hải đồ điện tử định kỳ;
- Tích hợp thông tin hải đồ gốc và chuyển đổi, lưu xuất, biên tập và tích hợp các lớp thông tin theo thiết kế vào CSDL GIS.
b. Chuẩn hóa, biên tập và chuyển đổi các lớp dữ liệu nền, tài nguyên môi trường biển (bao gồm tổng hợp từ một số nguồn cung cấp khác nhau) nhằm xây dựng CSDL GIS nền toàn bộ vùng biển Việt Nam.
Các CSDL nền được tạo ra hoặc được đồng bộ từ các CSDL thành phần của các địa phương hoặc kế thừa từ các cơ quan, đơn vị liên quan và được quản trị tập trung trên các máy chủ CSDL của Trung tâm dữ liệu. Các CSDL chuyên đề dùng chung được khai thác và tích hợp vào chung một CSDL địa lý (thuộc tính và không gian) tại Trung tâm dữ liệu. Việc tích hợp vào CSDL tập trung này có thể theo chu kỳ hoặc khi các dữ liệu thành phần có biến động lớn. Công nghệ tích hợp có thể là đồng bộ trực tuyến (online synchronization), sao chép ngoại tuyến (offline) hoặc sử dụng dịch vụ geodata. Dữ liệu quản lý giao khu vực biển được tạo và quản lý trong quá trình cấp phép, thu phí sẽ được quản lý
tập trung tại Trung ương với một bản copy tại địa phương tương ứng.
Các dữ liệu GIS nền và dữ liệu dùng chung từ những nguồn khác nhau (tại các địa phương và các cơ quan, đơn vị khác nhau), cần được thống nhất về khuôn dạng dữ liệu và công nghệ thực hiện, để có thể chồng ghép và cập nhật một cách tự động, không cần đến các công cụ hỗ trợ chuyển đổi, nhằm tự động bảo toàn thông tin, trong giai đoạn thiết lập ban đầu CSDL GIS nền dùng chung.
Việc liên kết, cập nhật và cung cấp trao đổi dữ liệu được thực hiện thông qua phần mềm được xây dựng và theo quy định sẽ được thể chế hóa.
c. Quy trình xây dựng
Quy trình xây dựng CSDL nền vùng biển Việt Nam tuân thủ quy trình được quy định tại Thông tư 26/2014/TT-BTNMT.
3.2.2.1.2. Xây dựng CSDL giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
Tích hợp, chuẩn hóa và chuyển đổi các dữ liệu sau:
- Dữ liệu từ các CSDL GIS biển hiện đã có tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam;
- Dữ liệu thành lập từ các Dự án;
- Dữ liệu thành lập từ việc số hoá bản đồ giấy;
- Dữ liệu thành lập từ việc chuyển đổi định dạng lưu trữ (bản vẽ CAD, file của các phần mềm quản lý bản đồ khác);
- Từ việc thêm mới trong bản thân phần mềm nghiệp vụ giao khu vực biển ứng dụng GIS;
- Từ việc sử dụng ứng dụng trên các thiết bị di động kết hợp công nghệ GPS khi triển khai thực địa.
Hệ CSDL về giao khu vực biển được xây dựng từ:
- Dữ liệu từ các CSDL GIS biển hiện đã có tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam;
- Dữ liệu thành lập từ các Dự án;
- Dữ liệu thành lập từ việc số hoá bản đồ giấy;
- Dữ liệu thành lập từ việc chuyển đổi định dạng lưu trữ (bản vẽ CAD, file của các phần mềm quản lý bản đồ khác);
- Từ việc thêm mới trong bản thân phần mềm nghiệp vụ giao khu vực biển ứng dụng GIS;
- Từ việc sử dụng ứng dụng trên các thiết bị di động kết hợp công nghệ GPS khi triển khai thực địa.
* Quy trình xây dựng CSDL giao khu vực biển tuân thủ quy trình được quy định tại Thông tư 26/2014/TT-BTNMT.
3.2.2.2. Giải pháp thực hiện
a. Giải pháp xử lý, tiếp nhận hải đồ
Toàn bộ các hợp phần số liệu có liên quan sẽ được quản lý và thực hiện dựa trên nền hải đồ điện tử ENC (Electronic Nautical Chart) do Hải quân Nhân dân sản xuất và cung cấp cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cùng các đơn vị chức năng của mình sẽ tiếp nhận toàn bộ các mảnh hải đồ điện tử do Hải quân bàn giao, thực hiện việc chuyển đổi định dạng phù hợp cho hệ thống thông tin kỹ thuật hỗ trợ giao khu vực biển VASIS. Hệ thống hải đồ điện tử của Hải quân cung cấp sẽ không bị thay đổi về mặt cấu trúc, duy trì nguyên trạng và chỉ thực hiện những thay đổi, bổ sung thông tin trên các phân lớp thông tin tạo mới bằng các công cụ phù hợp.
Hải đồ điện tử ENC là dạng số liệu đặc biệt tuân thủ theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của IHO/IMO vì số liệu này thường được sử dụng trên toàn thế giới phục vụ trong vận tải và giao thông đường thủy, cấu trúc số liệu, định dạng và phương thức chuyển giao cũng khác biệt so với số liệu bản đồ hay số liệu GIS thông thường vẫn được sử dụng trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, tài nguyên và môi trường. Để có thể đọc, chuyển đổi hoặc biên tập số liệu hải đồ điện tử ENC, bắt buộc phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng được thiết kế riêng cho ENC.
Để có thể chuyển đổi các mảnh hải đồ điện tử do Hải quân Nhân dân Việt Nam cung cấp, bắt buộc phải sử dụng phần mềm đọc và chuyển đổi số liệu phù hợp. Trong Dự án đề xuất sử dụng giải pháp xử lý số liệu ArcGIS Desktop for Maritime: Charting (Bộ phần mềm hoàn chỉnh chuyên cho lĩnh vực hải đồ và hàng hải), toàn bộ các bước xử lý đối với số liệu hải đồ điện tử sẽ được thực hiện bằng các chức năng trong ArcGIS Desktop for Maritime trước khi chuyển đổi sang sử dụng dưới dạng hải đồ nền trong Hệ thống thông tin kỹ thuật hỗ trợ giao khu vực quyển VASIS để quản lý toàn bộ CSDL có liên quan tới quy trình quản lý, giao nhận khu vực biển. Giải pháp giải pháp xử lý số liệu ArcGIS Desktop for Maritime thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận và đọc hải đồ điện tử ENC tuân thủ theo các chuẩn quốc tế có liên quan tới ENC;
- Chuyển đổi số liệu ENC bảo mật sang dạng có thể đọc được;
- Biên tập bổ sung phân lớp thông tin;
- Hiệu chỉnh số liệu các phân lớp thông tin mới theo yêu cầu;
- Tổng hợp hải đồ điện tử dựa trên số liệu đo thủy văn truyền thống;
- Chuyển giao số liệu ENC chuẩn sang CSDL về giao khu vực biển;
- Kiểm tra tính toàn vẹn của hải đồ tạo mới;
- Tạo các bản in hải đồ giấy phục vụ cho quá trình giao nhận trên biển cũng như lưu trữ;
- Các chức năng đồ họa có liên quan khác.
b. Giải pháp xây dựng CSDL về giao khu vực biển
- Dữ liệu Hải độ ENC sau khi được tiếp nhận, xử lý sẽ được chuyển đổi vào CSDL GIS về giao khu vực biển;
- Để chuẩn hóa biên tập và chuyển đổi các lớp dữ liệu nền, tài nguyên môi trường biển, xây dựng CSDL về giao khu vực biển, dự án đề xuất trang bị phần mềm bản quyền ArcGIS for Desktop Advanced Concurrent Use và ArcGIS Desktop for Maritime: Charting (Bộ phần mềm hoàn chỉnh chuyên cho lĩnh vực hải đồ và hàng hải. Đi kèm với gói đào tạo sử dụng đặc biệt).