TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Thuyet minh dự án kỹ thuật về giao, quản lý khu vực biển (Trang 97 - 100)

7.1.1. Tính khả thi về nhân lực, khoa học kỹ thuật

- Do được thiết kế được phát triển trên nền tảng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, các tính năng phổ biến nên việc vận hành, khai thác tạo thuận lợi cho con người, theo quy trình khoa học, chặt chẽ cũng làm đơn giản hóa quá trình này;

- Hệ thống được thiết kế hợp lý và được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định, kiến trúc thống nhất, sẽ đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài và ổn định của hệ thống.

- Trang thiết bị của hệ thống hiện đại theo tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tính phổ biến cao, đã được kiểm nghiệm qua thực tế nhiều nước đảm bảo cho việc quản lý, giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển chính xác, khoa học, chặt chẽ.

- Quy trình triển khai về cơ bản sẽ không quá phức tạp và được thực thi với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị máy móc theo đó nguồn nhân lực hiện hữa từ Trung ương đến địa phương hoàn toàn có thể được đào tạo để tiếp nhận kỹ thuật công nghệ và quy trình nghiệp vụ mới này. Tuy nhiên trong quá trình Dự án triển khai, tùy theo nhu cầu và tình hình tại mỗi thời điểm, có thể lựa chọn bổ sung nguồn nhân lực thông qua các nhà chuyên môn, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

7.1.2. Tính khả thi về điều kiện tổ chức thực hiện

Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo là đơn vị tổ chức thực hiện Dự án có trách nhiệm tổ chức triển khai, giám sát kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện Dự án. Và sẽ thành lập Ban chỉ đạo và điều hành Dự án do đồng chí Lãnh đạo Cục làm trưởng ban và một số công chức Phòng Thẩm định sử dụng biển và hải đảo làm thành viên điều phối.

Để đảm bảo cho việc triển khai Dự án được thực hiện đảm bảo mục tiêu và hoàn thành đúng tiến độ, có thể thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm hỗ trợ lập

Dự án chi tiết, tham vấn các chuyên gia độc lập có kinh nghiệm giám sát triển khai đảm bảo tính khả thi về tổ chức triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng.

7.2. Hiệu quả

- Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển trong khu vực, gắn liền với bảo vệ quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế”;

- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị định 51; quản lý chặt chẽ, khoa học khu vực biển phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;

- Các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý các khu vực biển được giao cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nói chung và công tác quản lý việc sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển nói riêng;

- Nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý việc sử dụng khu vực biển; giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các hoạt động kinh tế trên cùng một khu vực biển, bảo đảm việc sử dụng các khu vực biển phù hợp với vị trí địa lý, quy luật tự nhiên và chức năng sử dụng của khu vực biển; bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên biển, môi trường biển theo hướng phát triển bền vững;

- Hệ thống được thiết kế tối ưu, phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định, kiến trúc thống nhất, sẽ đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài và ổn định của hệ thống. Hệ thống có khả năng cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định giao khu vực biển và hoạt động bàn giao khu vực biển trên thực địa cho các tổ chức, cá nhân sử dụng khai thác tài nguyên biển trên phạm vi toàn quốc, tiết kiệm chi phí về giao khu vực biển, đồng thời cải thiện môi trường thu hút đầu tư và khai thác hiệu quả tài nguyên.

- Dự án sẽ góp phần giám sát tình hình giao khu vực biển thông qua đó có

thông tin để tăng cường quản lý, giám sát tình hình sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước, góp phần giảm thiểu những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, ven biển và hải đảo.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo góp phần phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

7.3. Thuận lợi và khó khăn khi triển khai Dự án 7.3.1. Thuận lợi

- Đã có các điều luật quy định cụ thể, Nghị định và Thông tư hướng dẫn triển khai công tác giao nhận khu vực biển, như vậy về mặt pháp lý đã hoàn tất nhiệm vụ vấn đề chỉ còn là tìm kiếm giải pháp thực hiện.

- Được sự ủng hộ và chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ TNMT cũng như của Lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Khả năng thu xếp nguồn vốn đầu tư đã được xác định cơ bản về mặt chủ trương.

- Toàn bộ nền hải đồ điện tử đã được xây dựng bởi Hải quân Nhân dân Việt Nam nhân dân Việt Nam, đồng thời Nghị định 51 cũng chỉ rõ nhiệm vụ bàn giao sử dụng một cách phù hợp CSDL nền hải đồ điện tử này phục vụ cho công tác quản lý khu vực biển.

- Một phần rất quan trọng các số liệu bổ sung như bản đồ đáy biển tỷ lệ lớn, số liệu đo đạc thủy hải văn, số liệu liên quan tới tính chất lý hóa cũng như thành phần địa chất của tầng đáy v.v.. cũng đã sẵn sàng dưới dạng số chỉ cần thực hiện bước tiếp theo là chuyển đổi và tích hợp vào CSDL chuyên biệt sẽ xây dựng.

- Tất cả 28 tỉnh, thành phố có biển đang có nhu cầu cấp thiết về CSDL hải đồ điện tử chính thống, quy trình hướng dẫn, phương thức kết nối thông tin và báo cáo cập nhật hiện trạng giữa địa phương và Trung ương liên quan tới nhiệm vụ giao, bàn giao và quản lý khu vực biển tại địa phương.

- Nguồn lợi và tiềm năng kinh tế to lớn từ biển mang lại đã và đang là động lực hối thúc các nhà đầu tư tìm kiếm thông tin và cơ hội, có thể nói nhu cầu tiếp cận thông tin, nhu cầu được bàn giao và sử dụng các khu vực biển phục vụ cho phát triển kinh tế ngày càng lớn, đây cũng là điều kiện hết sức thuận lợi để Dự án sớm được triển khai.

- Các diễn biến quốc tế có liên quan tới vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày càng phức tạp, những mục tiêu và nhiệm vụ của Dự án ngoài giải quyết nhiệm vụ trước mắt còn là công cụ hữu hiệu đóng góp một phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

7.3.2. Khó khăn

- Chưa có Dự án tương tự được triển khai trước đây, do vậy không có tính kế thừa và phát huy dựa trên nền tảng kiến thức đã biết. Tất cả các cán bộ liên quan tới Dự án buộc phải tự vận động, tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu để hoàn thiện từng bước trong quá trình xây dựng, triển khai, thực hiện Dự án.

- Đây là một Dự án mới với công nghệ lần đầu tiên được đưa vào áp dụng nên sẽ có những khó khăn trong thiết kế, phát triển và đưa vào vận hành. Quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh bắt đầu từ khảo sát, xác định phạm vi, diện tích khu

vực biển là những nghiệp vụ mới sẽ được triển khai trên hệ thống máy móc điện tử chứ không còn là các tài liệu, bản đồ giấy đơn thuần.

- Việc xác định vị trí, diện tích để lập hồ sơ giao khu vực biển trên nền hải đồ điện tử là quy định hoàn toàn mới, hơn nữa những tiêu chuẩn và cơ sở toán học giữa các loại tài liệu biển có liên quan không thống nhất, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi và đưa về một cơ sở toán học, hệ tọa độ thống nhất.

- Mặc dù chịu trách nhiệm trực tiếp công tác quản lý giao, sử dụng khu vực biển, tuy nhiên đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở địa phương còn mỏng, chưa có

kinh nghiệm, chưa đủ kiến thức cơ bản về hải đồ điện tử, phần mềm ứng dụng cũng như các trang thiết bị hiện đại khác, điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ triển khai cũng như thành quả của Dự án.

- Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên biển và quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển cùng các dữ liệu liên quan còn phân tán, chưa được thống nhất để làm cơ sở cho việc tổng hợp và đối chiếu.

- Việc nghiên cứu, thiết kế và xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ Dự án lần đầu tiên được thực hiện đối với các nghiệp vụ trong công tác phân chia, bàn giao và quản lý khu vực biển chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, buộc phải có thời gian nhất định cho việc vận hành thử nghiệm, đánh giá từ quá trình thử nghiệm để từng bước điều chỉnh cho phù hợp trước khi có bản chuẩn cuối cùng.

- Khả năng kết nối trực tuyến giữa Trung ương với địa phương cũng cần phải được thực hiện từng bước dựa trên đặc thù của từng địa phương. Kết nối và trao đổi số liệu với các Bộ, ngành khác có liên quan tới biển là nhiệm vụ được đặt ra trong Dự án, tuy nhiên khả năng triển khai ngay chắc chắn là chưa thể thực hiện được trong dự kiến thời gian 3 năm của Dự án.

- Kết quả vận hành thí điểm cấp tỉnh trên thực địa liên quan đến sự phối hợp và cộng tác của địa phương trong quá trình triển khai. Kết quả này sẽ ảnh hưởng đến tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sẽ được chuẩn hoá và ban hành cho các địa phương còn lại và áp dụng trong cả nước;

- Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc cấp vốn theo tiến độ đặt ra của Dự án sẽ được dự báo khó khăn sẽ tác động đến mục tiêu, kết quả

của Dự án.

Một phần của tài liệu Thuyet minh dự án kỹ thuật về giao, quản lý khu vực biển (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w