Dự án “Xây dựng Hệ thống kỹ thuật và thông tin hỗ trợ công tác quản lý
nhà nước về giao khu vực biển cho tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển” là một Dự án đặc thù về mặt chuyên môn nghiệp vụ, do đó Dự án cần một sự đồng bộ, thống nhất trong các yếu tố như giải pháp công nghệ, kiến trúc hệ thống, phương pháp tổ chức thực hiện v.v.. Dự án có nội dung công nghệ mới, nội dung nghiệp vụ đa dạng, do vậy, để thực hiện thành công dự kiến thành lập một nhóm kỹ thuật chuyên trách (gồm 3-5 cán bộ) dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo để điều hành tập trung và phối hợp giữa các đơn vị trong Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các địa phương.
Quá trình triển khai dự án bao gồm lắp đặt thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển phần mềm đảm bảo mục tiêu của VASIS, đồng thời cần các giải pháp đồng bộ với hệ thống công nghệ thông tin sẵn có của Bộ TNMT, do vậy Dự án đề xuất Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thành lập nhóm giám sát quá trình lắp đặt thiết bị hạ tầng thông tin và 5 phân hệ phần mềm phát triển đảm bảo quy trình đã được quy định tại Thông tư 26/2014/TT-BTNMT và các quy định khác có liên quan.
Trong quá trình triển khai Dự án cũng đề xuất lựa chọn 01 tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý bàn giao khu vực biển để thử nghiệm kết nối với hệ thống VASIS. Từ quá trình thử nghiệm này sẽ tiến hành rút kinh nghiệm, điều chỉnh các phần mềm kết nối và ứng dụng để đạt mức tối ưu hóa, trên cơ sở đó làm nền tảng để mở rộng cho các tỉnh khác trong tương lai.
Đối với các giải pháp lưu trữ bảo mật và hệ thống máy chủ: Tổng cục đã
có văn bản gửi Cục Công nghệ thông tin - Bộ TNMT đề nghị sử dụng hệ thống có sẵn của Trung tâm dữ liệu của Bộ TNMT đặt tại Cục Công nghệ thông tin với trang thiết bị thiết yếu (điều hoà nhiệt độ, điện dự phòng, hệ thống phòng chống cháy nổ v.v..), đồng thời Tổng cục cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát hạ tầng thông tin của Tổng cục để phối hợp sử dụng các thiết bị sẵn có (01 server + Hạ tầng trang thiết bị bảo mật dùng chung cho toàn bộ hệ thống như thiết bị bảo mật, thiết bị tường lửa, thiết bị cảnh báo tấn công từ bên ngoài v.v..);
Việc triển khai vận hành thử ngoài thực địa: Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo làm việc với Sở TNMT tỉnh Thanh Hoá lập kế hoạch triển khai đồng bộ, triển khai đầu tư hạ tầng hợp phần văn phòng giao khu vực biển cấp địa phương, Dự án sẽ mua sắm bộ công nghệ hiện trường và bàn giao lại cho địa
phương sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm và kết thúc Dự án.
6.2. Kế hoạch triển khai
TT Nội dung công việc 2015 2016 2017
Quý IV Quý I Quý II Quý
III Quý
IV Quý I Quý II Quý
III Quý
IV
A CHI PHÍ TRỰC TIẾP
I Chi phí lập đề cương và thẩm định dự án 1 Xây dựng đề cương chi tiết
2 Thu thập thông tin, phân tích tài liệu
3 Chi phí Họp Hội đồng thẩm định dự án (2 cấp: cấp cơ sở, cấp Tổng cục - 1 buổi/cấp)
II
Thu thập, phân tích thông tin về công tác quản lý việc giao khu vực biển và tình hình cho thuê, sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân đang khai thác, sử dụng tài nguyên biển
III Nghiên cứu, phân tích và đề xuất các phương án quản lý giao, sử dụng khu vực biển
IV Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu về giao khu vực biển
V Triển khai hoạt động trình diễn hệ thống công cụ kỹ thuật tại tỉnh Thanh Hóa VI Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Dự
án
VII Chi phí quản lý chung
B CÁC CHI PHÍ KHÁC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN DỰ ÁN
I Mua sắm trang thiết bị và phần mềm 1 Mua trang thiết bị
2 Mua sắm phần mềm bản quyền phục vụ Dự án
3 Xây dựng phần mềm chuyên dụng phục vụ Dự án
II
Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ
quản lý (đào tạo quản trị hệ thống, đào tạo sử dụng khai thác VASIS trong bàn giao, kiểm tra khu vực biển… và tập huấn mở rộng cho các đơn vị, ban ngành có liên quan tới lĩnh vực biển và hải đảo)
1
Xây dựng nội dung tài liệu tập huấn đào tạo quản trị hệ thống, đào tạo sử dụng khai thác hệ thống và đào tạo sử dụng bộ công cụ kỹ thuật trong bàn giao, kiểm tra khu vực biển 2 Chi phí tổ chức tập huấn: tại Hà Nội và 3
khu vực Bắc - Trung - Nam III Tổ chức Hội thảo
1
Hội thảo quốc gia về thực trạng hệ thống công cụ kỹ thuật quản lý giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở Việt Nam tại Hà Nội (1ngày/hội thảo)
2
Hội thảo lấy ý kiến về VASIS cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển tại Đà Nẵng (2ngày/hội thảo)
3
Hội thảo quốc gia công bố VASIS cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển tại Khánh Hòa - Nha Trang (2ngày/HT)
IV Chi phí kiểm tra, nghiệm thu 1 Nghiệm thu niên độ (2 cấp x 3 năm) 2 Chi Hội đồng nghiệm thu kết thúc 3 cấp V Chi phí đấu thầu thực hiện các nội dung
tại mục: V- Mua sắm trang thiết bị và phần mềm
VI Dịch tài liệu
VII Văn phòng phẩm, photo tài liệu, chi phí thông tin liên lạc và các khoản khác liên quan đến Dự án (tạm tính)
C THUẾ VAT (10%)
6.3. Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa
Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật giao khu vực biển là một Hệ thống kỹ thuật phức tạp, thực tế hiện nay chúng ta thường quan tâm các hoạt động của Dự án như:
tiến độ, ngân sách mà ít quan tâm đến rủi ro của Dự án. Thực tế thì rủi ro là điều không mong muốn, nhưng phải được quan tâm và được hoạch định kế hoạch cụ thể và ghi lại đầy đủ vào tài liệu. Với Dự án xây dựng hệ thống kỹ thuật hỗ trợ khu vực biển bao gồm 3 nội dung chính: xây dựng hệ thống kỹ thuật quản trị, quản lý giao khu vực biển gồm phần cứng, xây dựng phần mềm chuyên dụng
phục vụ dự án; xây dựng công cụ giao khu vực biển; xây dựng cơ chế, nguyên tắc chia sẻ thông tin và xây dựng CSDL cơ bản về giao khu vực biển. Như vậy, tần xuất xuất hiện rủi ro có thể phân vào các nhóm sau đây:
- Nhóm rủi ro về quá trình thu thập thông tin đầu vào;
- Nhóm rủi ro về công nghệ;
- Nhóm rủi ro về quy trình nghiệp vụ;
- Nhóm rủi ro về con người
Việc phân tích, đánh giá rủi ro đồng thời có biện pháp quản lý, giảm thiểu rủi ro được đánh giá bằng 5 bước như sau:
Xác định rủi ro: Xác định bản chất và các nguồn gây ra rủi ro, thực hiện bằng phương thức làm việc nhóm áp dụng phương pháp brainstorming.
Đánh giá mức độ rủi ro: Các vấn đề, vướng mắc có thể được xác định là rủi ro hay không dựa trên quan điểm của từng cá nhân. Quá trình quản lý rủi ro được thiết kế để chỉ tập trung vào những rủi ro đáng kể có khả năng xảy ra cao.
Phần này sử dụng điểm số để đánh giá rủi ro và xác nhận những vấn đề cần được theo dõi và giải quyết.
Biện pháp phòng và giảm thiểu rủi ro: Nếu các biện pháp phòng ngừa chưa đủ, thì phải có thêm kế hoạch thực hiện để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Chỉ ra những biện pháp là trách nhiệm của cơ quan quản lý dự án sở hữu rủi ro. Có thể rủi ro ứng dụng bị chậm khi phải cài đặt tạm lên máy chủ cũ nếu máy chủ mới chưa kịp về. Khi có máy chủ mới thì rủi ro này sẽ được loại bỏ.
Thỏa thuận giải quyết: Dù các hành động phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro đã được phê duyệt trong dự án. Thẩm quyền phê duyệt phải là ở cấp lãnh đạo do các nguồn lực hoặc sự tham gia của các cán bộ, đơn vị phối hợp khác nhau trong việc xử lý rủi ro. Đặc biệt nguyên tắc giảm nhẹ rủi ro phải được được sự chấp thuận trước để tránh sự chậm trễ trong thực hiện xử lý nếu các rủi ro hoặc nguy cơ xảy ra.
Xác định trách nhiệm: Cá nhân, tập thể, chủ đầu tư, tư vấn, …cần được chỉ rõ ai chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý rủi ro. Cá nhân có trách nhiệm chính cũng phải được xác định để quy trách nhiệm tới người cụ thể.
Dự án xây dựng hệ thống kỹ thuật giao khu vực biển có rủi ro cao nhất thuộc về Nhóm rủi ro về mua sắm trang thiết bị, phần mềm nền tảng chủ yếu ở ngoài nước nên do biến động về tỷ giá; sau đó là Nhóm rủi ro công nghệ. Việc phê duyệt biện pháp giảm thiểu, vốn dự phòng cho hạng mục mua sắm thiết bị, phần mềm nền tảng, thường xuyên lưu ý, cập nhật để xử lý rủi ro, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn sẽ giảm thiểu rủi ro đối với Dự án. Đặc biệt cần thống nhất nguyên tắc xử lý rủi ro giữa các bên liên quan.
6.4. Các giải pháp hỗ trợ Dự án 6.4.1. Giải pháp về chính sách
- Hệ thống VASIS được đặt tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam ngoài việc trực tiếp phục vụ cho hoạt động giao khu vực biển, thường xuyên cập nhật dữ liệu có liên quan, duy trì vận hành 24/24 phục vụ hỗ trợ giao khu vực biển;
tra cứu, cập nhật, xử lý thông tin, chiết xuất báo cáo về hoạt động giao, cho thuê các khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên biển trên hệ thống máy chủ thì còn góp phần phục vụ công tác quản lý thống nhất về biển và hải đảo nói chung, cập nhật thông tin, báo cáo tham mưu kịp thời cho các cấp ra quyết định cho hoạt động quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo. Do vậy cần bổ sung việc vận hành, khai thác Hệ thống VASIS là một nhiệm vụ thường xuyên của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
- Quy trình, nghiệp vụ về giao quản lý khu vực biển, quy chế khai thác, quản lý, vận hành Hệ thống kỹ thuật về giao khu vực biển cần được chuẩn hóa và ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, quy định (Bộ TNMT) đảm bảo cho Hệ thống kỹ thuật được vận hành ổn định, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
6.4.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả Dự án
- Do đây là một Dự án mang tính kỹ thuật cao nên kinh phí cần được cấp đúng theo tiến độ thực hiện từng hạng mục đã đề ra, nhằm đảm bảo các hoạt động được vận hành liên tục, không chồng chéo, đảm bảo mục tiêu của Dự án;
- Các hoạt động tài chính của Dự án cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính hiện hành đối với từng nguồn vốn, hạng mục, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và khách quan trong quá trình triển khai.
6.4.3. Giải pháp nguồn nhân lực và hợp tác với địa phương
- Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có 17 đơn vị đầu mối hoạt động toàn diện trong lĩnh vực quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo. Với kinh nghiệm trong từng lĩnh vực riêng sẽ giúp cho hoạt động của Dự án được hoàn thiện và kiểm soát đa chiều thống qua các hoạt động như: Chuyên gia tư vấn; hội họp, hội thảo tư vấn.
- Cùng với 24 Chi cục biển và hải đảo cấp tỉnh và 4 Phòng biển hải đảo ở các địa phương ven biển, việc hợp tác trong quá trình triển khai Dự án là rất cần thiết trong các hoạt động như: thu thập, thống kê rà soát các hoạt động cho thuê, sử dụng khu vực biển trước khi Nghị định 51 có hiệu lực; đánh giá tình hình cho thuê, giao sử dụng khu vực biển từng địa phương; rà soát bổ sung, phúc tra các
dữ liệu, số liệu; ... Hoạt động này đảm bảo cho việc triển khai Dự án được vận hành thông suốt từ quá trình xây dựng Hệ thống kỹ thuật, giúp cho kỹ năng vận hành sau này được đảm bảo từ quá trình phối hợp triển khai.
6.5. Đánh giá tác động môi trường và đảm bảo an toàn cháy nổ 6.5.1. Đánh giá tác động môi trường
Trong quá trình triển khai, Dự án không bao gồm các hợp phần có ảnh hưởng xấu hoặc gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể các yếu tố môi trường có khả
năng chịu tác động trong quá trình triển khai Dự án được phân tích rõ dưới đây:
- Bụi: Dự án không bao gồm các hợp phần gây bụi.
- Tiếng ồn: Dự án không bao gồm các hợp phần gây tiếng ổn, rung động nếu có cũng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
- Không khí: Dự án không có các hợp phần gây ô nhiễm không khí.
- Nước mặt: Dự án không có các hợp phần gây ô nhiễm và bị phân tán do nước chảy tràn.
- Nước thải sinh hoạt: Dự án không có các hợp phần phát thải nước sinh hoạt chứa chất hữu cơ gây ô nhiễm.
- Chất thải rắn: Dự án không có các hợp phần phát thải chất thải rắng trong quá trình triển khai..
- Rác thải sinh hoạt: Dự án không có các hợp phần phát sinh rác thải sinh hoạt.
- Sóng điện từ: Dự án không có các hợp phần thu phát hoặc sản sinh sóng điện từ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.
Như vậy có thể kết luận các nội dung triển khai của Dự án hoàn toàn đảm bảo các quy định về môi trường và không gây bất kỳ tác động hay ảnh hưởng nguy hại đến môi trường cũng như người dân sống ở khu vực lân cận.
6.5.2. Đảm bảo an toàn cháy nổ
Trong quá trình triển khai và vận hành hệ thống, có rất nhiều điểm thuận lợi liên quan tới công tác an toàn phòng cháy chữa cháy:
- Các hợp phần trang thiết bị phần cứng trong văn phòng đều sẽ được lắp đặt tại các địa chỉ có sẵn hệ thống phòng cháy, chữa cháy tốt theo tiêu chuẩn của tòa nhà, đồng thời tất cả các hợp phần đều đã được thiết kế cắt lọc sét, tiếp địa toàn phần đảm bảo an toàn tối đa trong trường hợp bị sét đánh.
- Các trang thiết bị di động nằm trong Dự án phục vụ triển khai trên thực địa có cấu hình đơn giản, gọn nhẹ chỉ bao gồm máy tính xách tay loại bán siêu bền, thiết bị định vị vệ tinh GNSS và một số hợp phần thiết bị đơn giản khác.
- Trung tâm Lưu trữ và Thông tin tài nguyên môi trường (Cục CNTT) được xây dựng theo tiêu chuẩn của một trung tâm dữ liệu do đó luôn đảm bảo về mặt hạ tầng điện ( điện lưới, hệ thống UPS dự phòng, hệ thống máy phát điện), hệ thống làm mát (1+1), hệ thống phòng cháy và chữa cháy chuyên dụng và các giải pháp quản lý hạ tầng trung tâm dữ liệu.
Như vậy có thể kết luận các nội dung triển khai của Dự án hoàn toàn đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định.
6.6. Cơ chế quản lý, khai thác sau khi Dự án hoàn thành 6.6.1. Tổ chức bộ máy quản lý và vận hành
Hệ thống hỗ trợ kỹ thuật bao gồm trung tâm dữ liệu được cài đặt ở máy chủ do Dự án trang bị đặt tại Cục Công nghệ thông tin-Bộ TNMT kết nối với hệ thống màn hình hiện thị tình hình giao, quản lý, sử dụng khu vực biển đặt tại Trụ sở Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam với một bộ công cụ hỗ trợ kỹ thuật triển khai thực địa gồm phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Các địa phương ven biển sẽ được kết nối với hệ thống Trung ương để triển khai công tác giao khu vực biển qua Internet. Các địa phương cũng có thể sử dụng ứng dụng Desktop để thực hiện các nghiệp vụ giao khu vực biển offline sau đó sẽ đồng bộ với CSDL trung tâm khi có kết nối internet.
Để đảm bảo cho việc nắm bắt, quản trị, đào tạo người dùng và tiến đến có
thể chủ trì thiết kế các ứng dụng trên nền tảng, công tác đào tạo thực hiện như sau:
- Đào tạo cán bộ nguồn quản trị toàn bộ hệ thống VASIS;
- Đào tạo sử dụng khai thác các hợp phần phần mềm, xử lý số liệu từ các nguồn, trao đổi và cấp phát số liệu liên quan tới công tác nghiệp vụ;
- Các khóa đào tạo quản trị CSDL và sử dụng phần mềm máy chủ, phần mềm nghiệp vụ được bao gồm trong các gói phần mềm tương ứng và bao gồm:
Đào tạo ArcGIS Server, ArcGIS Desktop với các phần mở rộng;
Đào tạo quản trị CSDL bao gồm tích hợp và phân phối CSDL;
Đào tạo cơ bản về hải đồ điện tử, nguyên tắc thành lập và sử dụng, phương pháp khai thác sử dụng;
Đào tạo quản trị các phần mềm nghiệp vụ giao khu vực biển và các phần mềm nội bộ khác (Bao gồm cả hợp phần trong văn phòng và ngoài thực địa).
Để việc đảm bảo Hệ thống kỹ thuật giao khu vực biển được vận hành chính xác, thông suốt, an toàn và an ninh, ngoài các máy chủ đặt tại Cục Công nghệ thông tin- Bộ TNMT, Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo- Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam cần tổ chức bộ phận quản trị hệ thống (từ 2-3 cán bộ).