Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Để thực hiện các nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đã bố trí các thí nghiệm trong thời gian từ 09/2010 đến tháng 04/2013. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, các công thức thí nghiệm được nhắc lại 3 lần (riêng thí nghiệm 7 được nhắc lại 4 lần), diện tích mỗi ô thí nghiệm là 14 m2 (gồm 04 hàng ngô, mỗi hàng dài 5 m); khoảng cách gieo 70 cm x 24 cm x 1 cây/hốc (tương đương với mật độ khoảng 5,9 vạn cây/ha). Các thí nghiệm cụ thể như sau:
3.4.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
a. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 05 công thức; được tiến hành trong 02 vụ (vụ đông năm 2010 và vụ xuân năm 2011):
+ Công thức 1: 0 NPK - Không bón phân (đối chứng);
+ Công thức 2: 180 N + 90 P2O5 + 90 K2O (bón đầy đủ N, P, K);
+ Công thức 3: 0 N + 90 P2O5 + 90 K2O (không bón N, chỉ bón P, K);
+ Công thức 4: 180 N + 0 P2O5 + 90 K2O (không bón P chỉ bón N, K);
+ Công thức 5: 180 N + 90 P2O5 + 0 K2O (không bón K chỉ bón N, P).
Lượng phân bón 180 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha là lượng phân bón theo các hướng dẫn bón phân thực tế tại địa phương.
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ đông năm 2010 (gieo ngày 10/09/2010) và vụ xuân năm 2011 (gieo ngày 12/02/2011).
b. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô
Thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành theo Tiêu chuẩn Ngành “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng” (Tiêu chuẩn Ngành 10TCN 341: 2006) và "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô" (QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể như sau:
- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sau đó lên luống.
- Bón phân:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + 25% lượng đạm (phân được trộn đều bón theo hàng rạch sâu 10 - 15 cm).
+ Bón thúc: Chia làm 2 lần.
Lần 1: Khi ngô 3 - 5 lá: 25% lượng đạm + 50% lượng kali; rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô, cách gốc 5 - 7 cm rồi bón và lấp kín phân.
Lần 2 khi ngô 7 - 9 lá: 50% lượng đạm + 50% lượng kali; rạch rãnh sâu 5-7 cm theo hàng ngô, cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân.
- Chăm sóc:
+ Khi ngô được 3 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1 và tỉa định cây.
+ Khi ngô được 7 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2, vun cao chống đổ.
- Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6 - 7 lá, ngô xoáy nõn (trước khi trỗ cờ 10 - 12 ngày), kết thúc thụ phấn - chín sữa (sau khi ngô trỗ cờ 10 - 15 ngày). Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành BVTV.
- Thu hoạch: Khi ngô chín sinh lý (chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô).
3.4.2.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu suất sử dụng đạm của giống ngô C919 với các mức đạm bón khác nhau
- Thí nghiệm gồm 06 CTTN, được tiến hành trong vụ đông năm 2010 và vụ xuân năm 2011; cụ thể như sau:
+ CT 1: 0 kg N/ha;
+ CT 2: 90 kg N/ha;
+ CT 3: 120 kg N/ha;
+ CT 4: 150 kg N/ha;
+ CT 5: 180 kg N/ha (đối chứng);
+ CT 6: 210 kg N/ha.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) trên nền phân bón (8 tấn phân chuồng + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O).
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ đông năm 2010 (gieo ngày 10/09/2010) và vụ xuân năm 2011 (gieo ngày 12/02/2011).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô như thí nghiệm 1.
3.4.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919
Thí nghiệm gồm 07 công thức với các mức đạm bón khác nhau; cụ thể như sau:
- CT 1: 0 kg N/ha (đạm viên nén);
- CT 2: 90 kg N/ha (đạm viên nén);
- CT 3: 120 kg N/ha (đạm viên nén);
- CT 4: 150 kg N/ha (đạm viên nén);
- CT 5:180 kg N/ha (đạm viên nén);
- CT 6: 210 kg N/ha (đạm viên nén);
- CT 7: 150 kg N/ha (đạm urê rời) - Đối chứng.
Thí nghiệm được bố trí trên nền phân bón (8 tấn phân chuồng + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O).
Phương pháp bón: Đối với các công thức dùng phân đạm viên nén: bón đạm viên nén 01 lần khi gieo hạt, rạch rãnh sâu 8 - 10 cm, cách gốc ngô (hạt) 10 cm rồi bón và lấp kín phân. Bón 3, 4, 5, 6 và 7 viên/gốc ngô tương ứng với mức bón đạm: 90, 120, 150, 180 và 210 kg N/ha (phân chuồng và phân lân được bón lót 100% khi gieo hạt; phân kali được bón thúc thành 2 lần - lần 1 khi ngô đạt 3 - lá bón 50% và lần 2 khi ngô đạt 7 - 9 lá bón 50%).
Đối với công thức 7 bón phân đạm urê rời: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 25% lượng đạm, bón thúc lần 1 khi ngô 3 - 5 lá: 25% lượng đạm + 50% lượng kali, bón thúc lần 2 khi ngô 7 – 9 lá: 50% lượng đạm + 50% lượng kali (cách bón như thí nghiệm 1).
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ đông năm 2011 (gieo ngô ngày 10/09/2011) và vụ xuân năm 2012 (gieo ngày 11/02/2012).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô như thí nghiệm 1.
3.4.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu sự di động của phân đạm viên nén khi bón vào đất
Để xác định sự di động của đạm chúng tôi đã sử dụng những ống nhựa do hãng Nhựa Tiền Phong sản xuất. Những ống này có đường kính 30 cm, chiều cao 30 cm được dùng để đóng vào trong đất, sau đó đào và giữ nguyên cả khối đất bên trong ống (đảm bảo giữ nguyên trạng thái tự nhiên của đất trong ống nhựa).
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân năm 2012 với 02 công thức, và 04 lần lặp lại:
+ CT1: Bón phân đạm dạng urê.
+ CT2: Bón phân đạm viên nén.
Đất sử dụng trong thí nghiệm là đất phù sa sông Mã.
Bón 01 viên phân đạm viên nén vào ống ở độ sâu 10 cm, cách trung tâm ống 10 cm; phân urê được bón như phương pháp bón phân thông thường.
+ Lượng phân urê bón vào ống bằng lượng phân urê có trong 1,3g phân đạm viên nén (0,51 g N tương đương với 1,11 g urê).
Tiến hành khoan lấy mẫu đất vào các thời kỳ 5, 20, 40, 60 ngày sau khi bón phân cho cả hai công thức thí nghiệm. Mẫu đất được lấy ở các độ sâu 5 cm, 10 cm, 15 cm và 25 cm và ở các khoảng cách cách cây ngô 5 cm và 15 cm. Mẫu đất sau khi được lấy mang đi phân tích hàm lượng NO3-.
Kết quả xác định nồng độ đạm của thí nghiệm sẽ được so sánh với kết quả xác định nồng độ đạm ở các độ sâu tầng đất khác nhau ở các thời gian khác nhau bằng phần mềm Hydrus 2. Mối tương quan chặt giữa hai phương pháp xác định sự di động của N sau khi bón phân là cơ sở cho việc khuyến cáo sử dụng phần mềm này để xác định mức độ và phạm vi di động của đạm khi bón phân đạm dạng viên nén và là cơ sở quan trọng để khuyến cáo khoảng cách bón phân đạm viên nén thích hợp cho ngô khi trồng trên các loại đất khác nhau.
3.4.2.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách bón phân đạm viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919
- Thí nghiệm gồm 4 công thức; cụ thể như sau:
+ CT1: Bón 1 lần (bón 100% lượng phân đạm ngay sau khi gieo hạt) - Đối chứng.
+ CT 2: Bón 2 lần (bón 50% vào lúc gieo hạt + 50% vào lúc ngô 5 lá).
+ CT 3: Bón 3 lần (bón 25% lúc gieo + 25% lúc ngô 5 lá + 50% ngô 9 lá).
+ CT 4: Bón 3 lần (bón 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày).
- Thí nghiệm được bố trí trên nền 8 tấn phân chuồng + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. Thí nghiệm được tiến hành trong Đông năm 2012 (gieo ngày 09/09/2012) và vụ xuân năm 2013 (gieo ngày 08/02/2013).
- Phương pháp bón:
+ Phân chuồng và phân lân được bón lót 100% khi gieo hạt; phân kali được bón thúc 2 lần - lần 1 khi ngô đạt 3 - 5 lá bón 50% và lần 2 khi ngô đạt 7 - 9 lá bón 50%.
+ Phân đạm viên nén: Đối với công thức bón 01 lần ngay sau khi gieo hạt, rạch rãnh sâu 8 - 10 cm, cách gốc ngô (hạt) 10 cm rồi bón và lấp kín phân (riêng phân lân bón lót 100% khi gieo hạt; phân kali được bón thúc 2 lần - lần 1 khi ngô đạt 3 - 5 lá bón 50% và lần 2 khi ngô đạt 7 - 9 lá bón 50%).
Với các công thức bón 2 hoặc 3 lần: Sử dụng dụng cụ tạo hốc có độ sâu 8 - 10 cm (so với bề mặt luống), cách gốc ngô 10 cm, bỏ đạm viên nén vào và lấp đất lại.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô như thí nghiệm 1.
3.4.2.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và độ sâu bón phân đạm viên nén đến sinh trưởng và năng suất ngô C919
Thí nghiệm 2 nhân tố với 3 khoảng cách và 4 độ sâu trên nền 8 tấn phân chuồng, 120 kg N dạng viên nén, 90 P2O5, 90 K2O/ha.
K1: cách gốc ngô 5 cm;
K2: cách gốc ngô 10 cm;
K3: cách gốc ngô 15 cm.
D1: sâu 5 cm so với bề mặt luống ngô;
D2: sâu 10 cm so với bề mặt luống ngô;
D3: sâu 15 cm so với bề mặt luống ngô;
D4: sâu 20 cm so với bề mặt luống ngô.
Toàn bộ phân chuồng và phân lân được bón lót trước khi trồng; phân kali được bún thỳc làm 2 lần: lần 1 khi ngụ 3 – 5 lỏ: ẵ lượng kali và lần 2 khi ngụ 7 – 9 lỏ ẵ lượng kali cũn lại. Riờng phõn đạm viờn nộn được bún 01 lần trước khi gieo hạt với lượng 4 viên phân cho 1 gốc ngô. Phân viên nén được bón vuông góc với hàng, cách điểm gieo hạt 5 cm (K1); 10 cm (K2) và 15 (K3) và ở độ sâu 5 cm (D1), 10 cm (D2), 15 cm (D3) và 20 cm (D4). Độ sâu bón phân được tính so với bề mặt của luống ngô sau khi san phẳng.
Thí nghiệm được tiến hành trong Đông năm 2012 (gieo ngày 09/09/2012) và vụ xuân năm 2013 (gieo ngày 08/02/2013).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô như thí nghiệm 1.
3.4.2.7. Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến hiệu suất sử dụng đạm viên nén của giống ngô C919
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) gồm 3 CT với 4 lần nhắc lại.
- CT 1: Không che phủ (đối chứng);
- CT 2: Che phủ bằng nilon;
- CT 3: Che phủ bằng rơm rạ với lượng 3 tấn/ha.
Thí nghiệm được bón 8 tấn phân chuồng, 120 kg N viên nén, 90 kg P2O5, 90 kg K2O/ha. Toàn bộ phân chuồng và phân lân được bón lót trước khi trồng, phõn kali được bún thỳc 2 lần: lần 1 khi ngụ 3 – 5 lỏ: ẵ lượng kali và lần 2 khi ngụ 7 – 9 lỏ ẵ lượng kali cũn lại. Riờng phõn đạm dạng viờn nộn được bún 01 lần ngay sau khi gieo hạt với lượng 4 viên phân cho 1 gốc ngô, phân được bón ở độ sâu 8 - 10 cm, cách gốc ngô (hạt) 10 cm.
Thí nghiệm được tiến hành trong Đông năm 2012 (gieo ngày 09/09/2012) và vụ xuân năm 2013 (gieo ngày 08/02/2013).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô như thí nghiệm 1.