4.1. Hiện trạng sản xuất ngô ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
4.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai ảnh hưởng đến nghiên cứu
Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng khí thuỷ văn tỉnh Thanh Hóa (2015), Vĩnh Lộc nằm trong tiểu vùng khí hậu lục địa, nền nhiệt cao với 2 mùa chính: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, xen kẽ giữa 2 mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: Giữa hạ sang đông là mùa thu ngắn thường có bão lụt. Từ đông sang hạ là muà xuân không rõ rệt, có mưa phùn và chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng về mùa hạ và sương muối về mùa đông (số liệu chi tiết được trình bày tại bảng 4.1 a, 4.1 b, hình 4.1, 4.2).
4.1.1.1. Nhiệt độ
Điều kiện nhiệt độ của huyện Vĩnh Lộc phù hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ không khí trung bình trong năm dao động từ 22,9 - 24,50C. Có 5 tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, khi cao nhất lên tới 40,10C (trong tháng 6 và tháng 7). Có 3 tháng 12, 1, 2 có nhiệt độ trung bình dưới 200C, vào những ngày có sương muối, gió mùa đông bắc, nhiệt độ có thể xuống tới 5,40C (tháng 12) (bảng 4.1 a).
0,0 200,0 400,0 600,0 800,0 1.000,0 1.200,0 1.400,0 1.600,0
2010 2011 2012 2013 2014
22,0 22,5 23,0 23,5 24,0 24,5 25,0
Số giờ nắng Nhiệt độ
Hình 4.1. Tổng số giờ nắng và nhiệt độ trung bình các năm 2010 - 2014
Từ số liệu của Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa năm 2010 - 2014, chúng tôi tập hợp thành bảng 4.1a.
Bảng 4.1a. Một số chỉ tiêu khí hậu tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa
Tháng
Nhiệt độ (ºC) Số giờ nắng (giờ)
2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014
1 18,3 14,0 15,3 16,2 17,2 43 4 12 22 95
2 20,7 17,2 16,3 20,0 17,2 88 43 27 54 28
3 21,4 16,8 19,8 23,0 19,4 74 22 35 87 18
4 23,0 22,4 25,0 24,7 24,6 73 36 130 109 44
5 28,2 26,4 28,1 28,5 28,4 178 166 212 190 218 6 30,6 29,1 29,8 29,2 29,7 187 184 145 214 179 7 29,9 29,1 28,7 28,3 28,9 229 197 208 179 181 8 27,4 28,4 28,2 28,5 28,1 125 191 179 174 129 9 27,9 26,8 26,8 26,6 28,1 159 111 146 89 185 10 24,6 24,0 26,0 25,0 25,8 113 56 152 147 144
11 22,0 23,4 23,4 22,1 23,0 78 106 124 46 99
12 19,9 17,3 19,6 16,1 17,5 116 48 54 126 69
Tổng/
TB 24,5 22,9 23,9 24,0 24,0 1463,0 1164,0 1424,0 1437,0 1389,0 4.1.1.2. Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trong năm cao đạt trung bình 1164,0 - 1463,0 giờ. Số giờ nắng thay đổi rất nhiều giữa các tháng: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có số giờ nắng thấp; từ tháng 4 hàng năm có số giờ nắng tăng dần. Các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 7, ít nhất là tháng 2. Số ngày không nắng trung bình năm là 83 ngày.
4.1.1.3. Lượng mưa
Tổng lượng mưa từ năm 2010 - 2014 theo số liệu của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa dao động từ 1586,3 - 2062,5mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và tháng 10, chiếm tới 80% tổng lượng mưa trong năm.
Từ số liệu của Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa năm 2010 - 2014, chúng tôi tập hợp thành bảng 4.1b.
Bảng 4.1b. Một số chỉ tiêu khí hậu tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa
Tháng
Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014
1 73 1,8 23 5,4 2,4 87 77 90 83 80
2 7,5 9,0 14 10,5 15,1 85 89 91 87 87
3 6,1 57,5 35,1 18,2 54,7 85 86 87 90 94
4 44,7 43,7 24,2 50,7 108 91 89 87 88 92
5 31,6 23,7 142 190 112 85 85 86 84 82
6 79,4 379,1 185 150 296 74 83 78 77 82
7 248 153,1 195 293 334 80 83 82 88 85
8 689 294,9 315 385 331 89 85 87 85 85
9 348 726,9 414 402 164 86 87 87 87 84
10 472 147,8 217 221 108 79 86 84 80 81
11 10,6 13,7 167 33,4 42,9 78 84 87 82 84
12 53,1 39,1 91,2 9,1 17,8 82 75 85 75 75
Tổng/ TB 2062,5 1890,3 1821,8 1768,8 1586,3 83,4 84,1 85,9 83,8 84,3 4.1.1.4. Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 83,4 - 85,9%. Mùa đông vào những ngày hanh heo, độ ẩm xuống thấp tới 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Cuối đông sang xuân, vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 89% và có thời điểm hơi nước đạt bão hoà, sinh ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2).
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 700 - 800 mm.
Căn cứ đặc điểm khí hậu thời tiết và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ngô có thể thấy: Ở vụ xuân khi gieo thường gặp điều kiện nhiệt độ thấp, số giờ nắng ít nên thường gây kéo dài thời gian mọc của cây ngô, càng về cuối vụ thì điều kiện thời tiết thuận lợi, phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô hơn. Ở vụ đông, giai đoạn đầu vụ thường gặp mưa lớn, kéo dài; đến giai đoạn hình thành năng suất lại có nhiệt độ thấp, số giờ nắng ít (đặc biệt là
vụ đông năm 2011). Đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về năng suất giữa vụ xuân và vụ đông.
0,0 500,0 1.000,0 1.500,0 2.000,0 2.500,0
2010 2011 2012 2013 2014 82,0 82,5 83,0 83,5 84,0 84,5 85,0 85,5 86,0 86,5
Lượng mưa Độ ẩm
Hình 4.2. Tổng lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình các năm 2010 - 2014 4.1.1.5. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu
Đất nghiên cứu có một số tính chất lý, hóa học như sau: Đất có phản ứng ít chua (pHKCl = 5,32). Đất có hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt thuộc loại khá (3,05%). Đạm tổng số thuộc loại khá (0,12%). Lân tổng số, lân dễ tiêu trong đất thuộc loại khá. Kali tổng số (1,32%), kali dễ tiêu (2,35 mg/100 g đất) thuộc loại nghèo. Tổng số cation kiềm trao đổi trong đất từ 8,91 meq/100 g đất, chiếm 80%
thuộc loại khá. Dung tích hấp thu (CEC) thuộc loại trung bình. Đất có thành phần cơ giới phổ biến là thịt pha cát.
Bảng 4.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất vùng nghiên cứu
pHKCl
Tổng số Dễ tiêu Cation trao đổi CEC
(%) (mg/100g đất) (meq/100g đất)
OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++
11,92 5,32 1,19 0,12 0,16 1,32 13,1 2,35 6,71 2,20
Tỷ trọng Dung trọng Thành phần cơ giới (%)
g/cm3 <0,002 mm 0,02 - 0,002 mm 0,02 - 2 mm
2,59 1,47 19,80 31,44 48,76
Tóm lại, điều kiện thời tiết và đất đai của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa rất thuận lợi để cây ngô sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.