4.1. Hiện trạng sản xuất ngô ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
4.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu
Thông tin về tình hình sản xuất ngô được thu thập thông qua số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp UBND huyện Vĩnh Lộc và phỏng vấn trực tiếp 45 hộ nông dân ở 3 xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả điều tra được trình bày tại bảng 4.3, 4.4, 4.5 và hình 4.3.
4.1.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Vĩnh Lộc
Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Vĩnh Lộc được trình bày trong bảng 4.3 cho thấy, diện tích ngô giai đoạn 2010 - 2015 của huyện Vĩnh Lộc có xu hướng tăng nhẹ từ 2.362 ha năm 2010 lên 2.972 ha năm 2015. Năng suất ngô bình quân năm 2015 của huyện Vĩnh Lộc đạt 48,5 tạ/ha cao hơn 5,3 tạ/ha so với năng suất ngô bình quân của cả tỉnh (43,2 tạ/ha);
sản lượng trung bình đạt khoảng 14.414 tấn.
Từ số liệu của Phòng Nông nghiệp UBND huyện Vĩnh Lộc năm 2016, chúng tôi tập hợp thành bảng 4.3.
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Vĩnh Lộc
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2010 2362 47,5 11219,5
2011 2373 51,1 12126,0
2012 2121 46,2 9799,0
2013 2420 47,6 11519,2
2014 2661 43,6 11602,0
2015 2972 48,5 14414,2
TB 2484,8 47,4 11778,0
4.1.2.2. Kỹ thuật canh tác ngô tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Về mùa vụ: Cây ngô tại huyện được sản xuất trong 03 vụ: vụ xuân, vụ đông và vụ hè thu với khung thời vụ chủ yếu như sau: vụ xuân gieo từ 01/01- 15/02 hàng năm; vụ đông gieo từ 05/9 - 30/9; vụ hè thu gieo từ 05/6-15/6. Trong đó, vụ xuân và vụ đông là 02 vụ sản xuất ngô chính tại vùng nghiên cứu.
Về cơ cấu giống: Chủ yếu sử dụng các giống ngô lai đơn như: CP888, C919, LVN10, CP333, CPA88, NK6654, NK4300, NK54, DK9901…
Về tình hình sử dụng phân bón: Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy lượng phân bón và loại phân bón được các hộ sử dụng trong sản xuất ngô rất khác nhau (bảng 4.4).
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng phân bón cho ngô tại vùng nghiên cứu Mức năng
suất ngô (tấn/ha)
Số hộ
Tỷ lệ so với tổng số hộ điều tra (%)
Lượng phân bón trung bình (kg/ha) Tổng lượng N, P,
K (kg/ha)
Phân chuồng N P K
< 4 3 6,67 5133,3 106,7 40,0 35,0 181,7
4 - 5 11 24,44 5601,8 180,5 51,8 28,6 260,9
5 - 6 9 20,00 5566,7 211,3 57,8 21,6 290,7
6 - 7 14 31,11 6092,9 212,5 65,4 27,4 305,3
>7 8 17,78 7011,1 209,3 76,9 33,0 319,1
Trung bình 5966,9 184,1 58,4 29,1 271,5
Từ kết quả điều tra có thể thấy, các hộ nông dân đã quan tâm đến bón phân chuồng cho ngô, tuy nhiên lượng bón vẫn thấp hơn so với khuyến cáo (trung bình lượng phân chuồng được các hộ bón là 5966,9 kg/ha).
Để đạt năng suất cao từ 4 tấn/ha trở lên, người dân ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư một lượng phân bón lớn (tổng lượng N, P, K bón là trên 260 kg/ha), trong đó phân đạm được bón nhiều nhất (trên 180 kg N/ha). Lượng lân, kali bón là rất thấp; trong tổng số 45 hộ điều tra không có hộ nông dân nào bón lân, kali đáp ứng được yêu cầu của quy trình đã được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo (đối với đất phù sa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lượng phân bón được khuyến cáo là 8 - 10 tấn phân chuồng, 180 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha).
Số liệu điều tra cũng cho thấy, đối với nhóm hộ có năng suất ngô cao trên 7 tấn/ha đầu tư ít phân đạm hơn so với các nhóm hộ có năng suất ngô đạt 5 - 7 tấn/ha; tuy nhiên lượng phân chuồng, phân lân, phân kali của các hộ này lại được đầu tư nhiều hơn. Trong số 45 hộ điều tra, hộ đạt năng suất ngô cao nhất (8,1 tấn/ha) có tỷ lệ phân bón sử dụng gần giống với quy trình được khuyến cáo nhất (đây là hộ sử dụng 8 tấn phân chuồng, 180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha).
Điều này chứng tỏ rằng, việc sử dụng phân bón của các hộ dân tại khu vực nghiên cứu là chưa hợp lý và cân đối; chủ yếu chú trọng đến việc tăng lượng đạm bón mà chưa chú ý đến việc cung cấp một cách cân đối giữa lượng đạm và lượng lân, kali bón cho ngô. Lượng lân và kali bón quá thấp đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đạm của cây ngô, do đó có ảnh hưởng không tốt đến năng suất thu hoạch. Vì vậy, để đạt năng suất cao, cần nghiên cứu bón cân đối giữa đạm với lân và kali.
Bảng 4.5. Lượng N trong thân lá, hạt và hiệu số giữa lượng N bón và lượng N cây hút TT
hộ
HL N trong thân lá (g/kg)
Lượng thân lá khô (kg/ha)
Lượng N trong thân lá khô (kg/ha)
HL N trong hạt (g/kg)
Năng suất hạt ngô (tấn/ha)
Lượng N trong hạt (kg/ha)
Tổng lượng N
(kg/ha)
Lượng N bón (kg/ha)
1 6,1 2006,2 12,2 15,4 2,7 41,6 53,8 80,0
2 6,2 2246,9 13,9 15,2 3,2 48,6 62,6 140,0
3 6,3 2487,4 15,7 15,0 3,7 55,5 71,2 100,0
4 6,2 2782,1 17,2 14,9 4,3 64,1 81,3 155,0
5 6,1 2858,1 17,4 14,9 4,4 65,6 83,0 185,0
6 6,3 2938,9 18,5 14,7 4,5 66,2 84,7 210,0
7 6,2 3079,5 19,1 14,7 4,8 70,6 89,7 135,0
8 6,1 3240,7 19,8 14,6 4,9 71,5 91,3 120,0
9 5,9 3758,9 22,2 14,6 5,0 73,0 95,2 214,0
10 6,0 3463,5 20,8 14,9 5,2 77,5 98,3 214,0
11 5,9 3469,4 20,5 14,7 5,6 82,3 102,8 190,0
12 5,8 3944,1 22,9 14,4 6,0 86,4 109,3 214,0
13 5,7 3683,2 21,0 14,8 6,4 94,7 115,7 224,0
14 5,7 4274,8 24,4 14,3 6,5 93,0 117,3 230,0
15 5,6 4171,9 23,4 14,5 6,7 97,2 120,5 200,0
16 5,6 4747,7 26,6 14,1 7,0 98,7 125,3 214,0
17 5,6 5032,8 28,2 13,9 7,1 98,7 126,9 234,0
18 5,5 5398,9 29,7 13,8 7,5 103,5 133,2 214,0
19 5,5 5503,5 30,3 13,8 7,8 107,6 137,9 150,0
20 5,5 5898,9 32,4 13,6 8,1 110,2 142,6 180,0
TB 5,9 3749,4 21,8 14,5 5,6 80,3 102,1 180,2
5 6
Kết quả phân tích hàm lượng đạm trong thân lá và hạt của 20 hộ điều tra được lấy ngẫu nhiên trong số 45 hộ điều tra vụ đông 2010 được trình bày ở bảng 4.5 cho thấy: Lượng đạm trong 1 kg thân lá khô biến động không nhiều (từ 5,5 đến 6,3g) và ít phụ thuộc vào năng suất hạt cao hay thấp. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của tác giả Cao Kỳ Sơn (Cao Kỳ Sơn, 2013).
Tuy nhiên giá trị này có thấp hơn so với số liệu thu được khi nghiên cứu về bón phân cho ngô ở Trung Quốc được tiến hành vào vụ xuân 2012 bởi tác giả Peng et al., (2012). Có thể lý giải sự sai khác này là do sự khác nhau về đặc điểm của giống thí nghiệm.
Khi phân tích số liệu thu được từ lượng đạm cây ngô hút ở 20 hộ điều tra ta thấy có mối quan hệ rất chặt giữa số liệu này với năng suất ngô hạt ở địa điểm nghiên cứu (r = 0,9994).
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa lượng đạm cây hút và năng suất ngô
Kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 4.5 cũng cho thấy, mặc dù lượng N cây hút tăng lên theo năng suất ngô hạt nhưng không tương đồng với lượng N bón. Khi tính hiệu số giữa lượng N bón và lượng N cây hút ở tất cả các hộ điều tra đều có trị số dương. Trị số này biến động từ 12,1 kg N/ha đến 125,3 kg N/ha với lượng N bón biến động từ 80 kgN/ha đến 234 kg N/ha. Như vậy, bình quân có tới 43,3% lượng đạm bón vào không được cây hút mà bị mất đi (hình 4.4).
0 50 100 150 200 250
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Hộ điều tra
Tổng lượng N cây hút (kg/ha) Lượng N bón (kg/ha)
Hình 4.4. Lượng đạm cây hút và lượng đạm bón
Dựa vào kết quả điều tra thực trạng sản xuất ngô tại huyện Vĩnh Lộc có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Huyện Vĩnh Lộc diện tích sản xuất ngô bình quân hàng năm đạt khoảng 2484,8 ha và năng suất đạt 47,4 tạ/ha. Đây là một trong những địa phương có diện tích, năng suất ngô hàng năm cao nhất tỉnh Thanh Hóa (Cục Thống kê Thanh Hóa, 2016).
- Việc sử dụng phân bón của các hộ dân tại khu vực nghiên cứu là chưa hợp lý và cân đối:
+ Người nông dân đã quan tâm bón phân chuồng cho ngô tuy nhiên lượng phân không cao.
+ Để thu được năng suất ngô cao, người nông dân đã đầu tư một lượng lớn phân bón. Tuy nhiên, người nông dân chủ yếu chú trọng đến việc tăng lượng đạm bón, trong khi lượng lân, kali bón rất ít; chưa chú ý đến việc cung cấp một cách cân đối giữa lượng đạm và lượng lân, kali bón cho ngô dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Kết quả tính toán hiệu số giữa lượng N bón và lượng N cây hút ở các hộ điều tra cho thấy: Với lượng N bón biến động từ 80 - 234 kg N/ha, trị số này biến động từ 12,1 - 125,3 kg N/ ha. Như vậy, bình quân có tới 43,3% lượng đạm bón
vào đất không được cây sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho cây ngô là hết sức cần thiết.