4.2. Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô
4.2.5. Xác định cách bón đạm dạng viên nén thích hợp cho giống C919
4.3.5.1. Ảnh hưởng của cách bón đạm dạng viên nén đến thời gian sinh trưởng của giống ngô C919
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.21 cho thấy, khi so sánh giữa hai vụ thí nghiệm, thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 trồng trong điều kiện vụ đông ngắn hơn vụ xuân 4 - 7 ngày do vụ xuân năm 2013 khi gieo gặp điều kiện thời tiết rét, nhiệt độ xuống thấp nên đã kéo dài thời gian từ gieo - mọc của giống ngô tham gia thí nghiệm.
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến thời gian sinh trưởng của giống ngô C919
Đơn vị: ngày
CT
G – M G – TC TC - TP TP - PR TGST
VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX
1 5 7 58 61 1 2 1 1 115 119
2 6 8 56 64 1 1 0 1 116 122
3 5 7 58 64 2 1 1 1 118 125
4 6 9 58 65 1 1 1 0 119 125
Ghi chú: VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT1: Bón 1 lần (bón 100% lượng phân ngay sau khi gieo hạt); CT 2: Bón 2 lần (bón 50% vào lúc gieo hạt + 50% vào lúc ngô 5 lá); CT 3: Bón 3 lần (bón 25% lúc gieo + 25% lúc ngô 5 lá + 50% ngô 9 lá); CT 4: Bón 3 lần (bón 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc
ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày).
Trong cùng một vụ thí nghiệm thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 ở công thức 2, 3, 4 có xu hướng kéo dài hơn so với công thức 1. Điều này cho thấy, thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 chịu ảnh hưởng của cách bón đạm khác nhau. Với việc việc chia lượng đạm dạng viên nén ra thành nhiều lần bón và bón càng gần cuối trong chu kỳ sinh trưởng của cây ngô thì thời gian sinh trưởng của cây ngô càng có xu hướng kéo dài ra.
Thông qua kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.21 ta thấy, trên đất phù sa sông Mã, với lượng phân bón 120 kg N (dạng viên nén) + 90 kg P2O5
+ 90 kg K2O) việc bón phân đạm dạng viên nén 01 lần ngay khi gieo hạt đã có tác dụng làm giảm thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 hơn so với việc chia thành nhiều lần bón. Điều này có thể được lý giải, khi bón 100% đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo hạt có tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây ngô ngay từ ban đầu cũng như trong các giai đoạn tiếp theo; nhờ đó cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng.
4.2.5.2. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của giống ngô C919
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cách bón đạm dạng viên nén đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của giống ngô C919 được trình bày trong bảng 4.22.
- Về chỉ số diện tích lá (LAI): Chỉ số diện tích lá của ngô có xu hướng tăng từ thời 7 - 9 lá đến xoắn nõn và đạt giá trị cao nhất ở giai đoạn chín sữa. Ở giai đoạn chín sữa, các công thức 1, 2, 3 có giá trị chỉ số diện tích lá là tương đương nhau và cao hơn CT 4 ở mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, việc chia lượng đạm dạng viên nén ra thành nhiều lần bón và bón sau giai đoạn ngô đạt 7 - 9 lá có ảnh hưởng không tốt đến chỉ số diện tích lá của cây ngô.
- Về khả năng tích lũy chất khô: Thời gian bón đạm dạng viên nén đã ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tích lũy chất khô của các công thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất khô tích lũy ở giai đoạn thu hoạch của CT1 (bón 100% lượng đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo hạt) đạt giá trị cao nhất ở cả hai vụ thí nghiệm. Như vậy, việc bón 100% đạm dạng viên nén ngay khi gieo ngô đã có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng, phát triển và tích lũy chất khô của giống ngô tham gia thí nghiệm.
Bảng 4.22. Chỉ số diện tích lá và tổng lượng chất khô tích lũy của giống ngô C919
CT
Chỉ số diện tích lá Lượng chất khô tích lũy (tấn/ha)
7-9 lá Xoắn nõn Chín sữa Trỗ cờ Thu hoạch
VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX
1 1,90ab 1,85 4,15b 4,27a 4,35a 4,40a 6,71 6,92 13,22a 14,10a 2 1,93ab 1,96 4,42a 4,40a 4,35a 4,42a 6,75 6,70 13,15ab 13,21b 3 1,86b 1,82 4,25ab 4,37a 4,31a 4,41a 6,59 6,68 12,63b 13,21b 4 2,00a 1,94 3,78c 3,95b 4,00b 4,14b 6,43 6,35 12,10b 12,60b
CV(%) 3,2 5,0 2,4 2,0 2,3 2,3 2,8 2,3 2,2 3,1
LSD0,05 0,12 0,19 0,20 0,17 0,20 0,20 0,37 0,31 0,57 0,78
Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu các giá trị mang các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05; VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT1: Bón 1 lần (bón 100% lượng phân ngay sau khi gieo hạt); CT 2: Bón 2 lần (bón 50% vào lúc gieo hạt + 50% vào lúc ngô 5 lá); CT 3:
Bón 3 lần (bón 25% lúc gieo + 25% lúc ngô 5 lá + 50% ngô 9 lá); CT 4: Bón 3 lần (bón 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày).
Kết quả thí nghiệm cho thấy, với lượng phân bón 8 tấn phân chuồng, 120 kg N (dạng viên nén), 90 kg P2O5, 90 kg K2O việc bón 100% đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo ngô đã làm tăng chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của giống ngô C919; qua đó tạo tiền đề làm tăng năng suất ngô.
4.2.5.3. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến đến một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919
Các công thức 1, 2, 3 có chiều cao cây cuối cùng tương đương nhau và cao hơn công thức 4 (lượng đạm dạng viên nén được chia làm 3 lần bón: 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày). Như vậy, việc bón đạm dạng viên nén sau giai đoạn ngô đạt 7 - 9 lá đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Điều này có thể được lý giải có thể do phân đạm dạng viên nén có thêm thành phần chất làm chậm quá trình thủy phân urea và quá trình nitrat hóa; vì vậy khi bón sau giai đoạn 7 - 9 lá phân đạm dạng viên nén sẽ không kịp giải phóng hết để cung cấp dinh dưỡng cho cây
ngô; từ đó ảnh hưởng không tốt đến chỉ tiêu chiều cao cây của giống ngô C919 (bảng 4.23).
Bảng 4.23. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 Đơn vị: cm
CT
CCC CĐB CDB ĐKB
VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX
1 260,3a 258,9a 122,0 121,3 18,9 18,6 4,5 4,6
2 259,9a 261,3a 120,3 123,1 17,8 18,0 4,2 4,3
3 258,9a 263,2a 121,6 118,9 18,0 17,9 4,3 4,2
4 245,6b 243,2b 123,6 119,6 17,8 18,1 4,2 4,1
CV(%) 1,7 2,4 1,5 2,6 4,5 4,3 5,1 3,0
LSD0,05 8,7 12,2 3,7 6,4 1,6 1,5 0,4 0,3
Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu các giá trị mang các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05; VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT1: Bón 1 lần (bón 100% lượng phân ngay sau khi gieo hạt); CT 2: Bón 2 lần (bón 50% vào lúc gieo hạt + 50% vào lúc ngô 5 lá); CT 3:
Bón 3 lần (bón 25% lúc gieo + 25% lúc ngô 5 lá + 50% ngô 9 lá); CT 4: Bón 3 lần (bón 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày).
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.23 cũng chỉ ra rằng, không có sự sai khác có ý nghĩa về các chỉ tiêu chiều cao đóng bắp, chiều dài bắp và đường kính bắp giữa các công thức ở cả hai vụ thí nghiệm. Như vậy, cách bón đạm dạng viên nén không có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu này.
4.2.5.4. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến sự tích lũy N trong cây ngô Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cách bón đạm dạng viên nén đến khả năng tích lũy N trong cây ngô trình bày tại bảng 4.24 cho thấy: Bình quân có trên 80% tổng lượng N cây hút được vận chuyển, tích lũy trong hạt, chỉ có khoảng 20% lượng N cây hút được tích lũy trong thân lá. Tỷ lệ này chủ yếu do đặc tính của từng giống ngô quyết định. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để các giống ngô mới có khả năng hút thu, vận chuyển phần lớn chất dinh dưỡng về hạt để tạo năng suất thu hoạch.
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến sự tích lũy đạm của giống ngô C919
CT
Tổng lượng tích lũy N (kg/ha)
Lượng N trong hạt (kg/ha)
Tỷ lệ N trong hạt (% so với tổng
lượng N )
Tỷ lệ N trong thân lá (% so với tổng
lượng N)
VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX
1 140,1 152,3 125,4 129,5 89,51 85,03 10,49 14,97 2 131,5 138,7 115,3 116,6 87,68 84,07 12,32 15,93 3 131,4 141,3 115,4 119,9 87,82 84,85 12,18 15,15 4 122,2 132,3 92,3 99,3 75,53 75,06 24,47 24,94
Ghi chú: CT1: Bón 1 lần (bón 100% lượng phân ngay sau khi gieo hạt); CT 2: Bón 2 lần (bón 50% vào lúc gieo hạt + 50% vào lúc ngô 5 lá); CT 3: Bón 3 lần (bón 25% lúc gieo + 25% lúc ngô 5 lá + 50% ngô 9
lá); CT 4: Bón 3 lần (bón 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày).
Trong 4 công thức thí nghiệm thì công thức 1 (bón 100% lượng đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo ngô) có các chỉ tiêu tổng lượng tích lũy N, tỷ lệ N trong hạt đạt cao nhất ở cả hai vụ thí nghiệm; công thức 4 (lượng đạm dạng viên nén được chia làm 3 lần bón: 50% khi ngô 5 lá, 25% khi ngô 9 lá, 25 % khi ngô xoắn nõn - trước trỗ khoảng 15 ngày) đạt thấp nhất về các chỉ tiêu này.
Như vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cây hút thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt cần tiến hành bón phân đạm dạng viên nén sớm, không nên bón sau giai đoạn ngô đạt 7 - 9 lá.
4.2.5.5. Ảnh hưởng của cách bón đạm dạng viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô C919
Ở cả hai vụ thí nghiệm, thời gian bón phân đạm dạng viên nén có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu số hạt/hàng; khối lượng 1000 hạt. Các chỉ tiêu số hàng hạt/bắp và tỷ lệ hạt/bắp ít chịu ảnh hưởng hơn (bảng 4.25).
Chỉ tiêu số hàng hạt/bắp: Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu số hàng hạt/bắp. Như vậy, cách bón đạm dạng viên nén không có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu số hạt/hàng: Số hạt/hàng của các công thức 1, 2, 3 là tương đương nhau và cao hơn công thức 4 ở mức ý nghĩa α = 0,05. Trong 4 CTTN, công thức 1 (bón 100% phân đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo) đạt giá trị số hạt/hàng cao nhất; công thức 4 có số hạt/hàng thấp nhất ở cả hai vụ thí nghiệm.
Bảng 4.25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô C919
CT
Số hàng
hạt/bắp Số hạt/hàng Tỷ lệ hạt/bắp (%)
KL 1000 hạt (g)
NSTT (tạ/ha)
VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX
1 13,6 13,1 40,1a 39,9a 73,5 73,6 309,6a 311,2a 72,9a 73,6a 2 12,9 13,0 37,5ab 38,2ab 72,6 71,5 306,6ab 308,5a 68,2a 69,8b 3 13,0 13,4 37,6ab 37,5b 71,6 72,1 301,2b 299,9b 67,5a 70,1b 4 13,1 13,4 36,6b 35,7b 71,2 70,5 299,6b 297,8b 56,3c 59,8c
CV(%) 4,1 3,1 4,0 2,6 - - 1,3 1,4 4,5 2,3
LSD0,05 1,1 0,8 3,1 2,0 - - 8,1 8,6 6,0 3,1
Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu các giá trị mang các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05; VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT1: Bón 1 lần (bón 100% lượng phân ngay sau khi gieo hạt); CT 2: Bón 2 lần (bón 50% vào lúc gieo hạt + 50% vào lúc ngô 5 lá); CT 3:
Bón 3 lần (bón 25% lúc gieo + 25% lúc ngô 5 lá + 50% ngô 9 lá); CT 4: Bón 3 lần (bón 50% lúc ngô 5 lá + 25% lúc ngô 9 lá + 25% lúc ngô xoắn nõn - trước trỗ 15 ngày).
Chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời gian bón đạm dạng viên nén. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khối lượng 1000 hạt của các công thức thí nghiệm có xu hướng giảm dần khi chia lượng đạm dạng viên nén ra thành nhiều lần bón. Trong đó cao nhất ở công thức 1, thấp nhất ở công thức 4 ở cả hai vụ thí nghiệm. Như vậy, việc chia lượng đạm dạng viên nén ra thành nhiều lần bón, bón càng về cuối giai đoạn sinh trưởng của cây ngô đã ảnh hưởng xấu đến chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt của giống ngô tham gia thí nghiệm.
Năng suất thực thu của giống ngô C919 ở vụ đông 2012 có xu hướng thấp hơn so với vụ xuân năm 2013. Năng suất ngô đạt cao nhất tương ứng với công
thức bón 100% lượng đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo ngô (CT1), đạt 72,9 tạ/ha ở vụ đông 2012 và 73,6 tạ/ha ở vụ xuân 2013.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứucó thể khẳng định: Với lượng phân bón 8 tấn phân chuồng, 120 kg N dạng viên nén, 90 kg P2O5, 90 kg K2O), bón 100%
lượng đạm dạng viên nén ngay sau khi gieo hạt ngô đã có tác dụng làm tăng năng suất thu hoạch ngô.