Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ khi sử dụng phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm dạng viên nén cho ngô trên đất phù sa sông Mã tại Thanh Hoá (Trang 111 - 115)

4.2. Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô

4.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ khi sử dụng phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến được trình bày trong bảng 4.31.

Căn cứ vào số liệu nghiên cứu, ta có thể nhận thấy, trong cùng một vụ thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể về thời gian sinh trưởng của giống ngô C919. Như vậy, có thể khẳng định, vật liệu che phủ không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống ngô tham gia thí nghiệm.

Bảng 4.31. Thời gian sinh trưởng của giống ngô C919

Đơn vị: ngày

CT G – M G – TC TC – TP TP - PR TGST

VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX

1 6 8 59 63 1 2 0 1 116 121

2 5 7 57 61 1 2 0 1 115 119

3 5 7 57 60 1 1 1 0 116 119

Ghi chú: VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT 1: Không che phủ (đối chứng); CT 2:

Che phủ bằng nilon; CT 3: Che phủ bằng rơm rạ

4.3.7.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của giống ngô C919

Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.32 cho thấy:

- Về chỉ số diện tích lá: Chỉ có thời kỳ chín sữa thì mới thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về chỉ số diện tích lá, còn ởhai thời kỳ trước đó (7 - 9 lá và xoắn nõn) chỉ số diện tích lá của 3 công thức là tương đương nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05. Trong đó, công thức 3 có chỉ số diện tích lá cao nhất ở cả hai vụ thí nghiệm (vụ đông năm 2012 đạt 4,67 và 4,71 ở vụ xuân năm 2013). Điều này cho thấy, vật liệu che phủ đã có ảnh hưởng tích cực đến độ bền của lá ngô (những công thức được che phủ có khả năng kéo dài thời tuổi thọ của lá ngô), đây là tiền đề quan trọng để cây ngô tăng khả năng quang hợp, qua đó đạt năng suất cao.

Bảng 4.32. Chỉ số diện tích lá và chất khô tích lũy của giống ngô C919

CT

Chỉ số diện tích lá Lượng chất khô tích lũy (tấn/ha)

7-9 lá Xoắn nõn Chín sữa Trỗ cờ Thu hoạch

VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX

1 1,86 1,95 4,24 4,27 4,30b 4,38b 6,41 6,62 12,78c 13,12c 2 2,05 1,96 4,32 4,41 4,45b 4,62a 6,65 6,70 13,05b 13,81b 3 1,98 1,92 4,35 4,43 4,67a 4,71a 6,71 6,87 13,85a 14,77a

CV(%) 4,5 5,9 6,4 2,6 2,8 4,1 3,7 4,1 3,2 2,4

LSD0,05 0,15 0,20 0,48 0,20 0,22 0,33 0,42 0,48 0,73 0,57

Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu các giá trị mang các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05; VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT 1: Không che phủ (đối chứng);

CT 2: Che phủ bằng nilon; CT 3: Che phủ bằng rơm rạ

- Về lượng chất khô tích lũy: Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất khô tích lũy của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn trỗ cờ là tương đương nhau ở mức ý nghia α = 0,05. Ở giai đoạn thu hoạch, lượng chất khô tích lũy của công thức 2 (che phủ bằng nilon) và công thức 3 (che phủ bằng rơm, rạ) là tương đương nhau và cao hơn công thức 1 (không che phủ) ở mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, vật liệu che phủ đã có ảnh hưởng làm tăng khả năng tích lũy chất khô của giống ngô tham gia thí nghiệm. Điều này có thể được lý giải bởi vì, khi được che phủ sẽ có tác dụng giảm sự phát triển của có dại, tăng khả năng giữ ẩm của đất, từ đó ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô, từ đó làm tăng lượng chất khô được tích lũy.

Tóm lại, với lượng phân bón 8 tấn phân chuồng 120 kg N dạng viên nén, 90 kg P2O5, 90 kg K2O, việc sử dụng vật liệu che phủ đã có tác dụng làm tăng độ bền của lá ngô, làm tăng khả năng tích lũy chất khô của cây ngô.

4.3.7.3. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.33 cho thấy, khi sử dụng vật liệu che phủ, các yếu tố đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô có xu hướng tăng hơn so với công thức không che phủ; tuy nhiên sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.33. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919

CT

CCC CĐB CDB ĐKB

VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX

1 260,3 261,9 124,0 123,3 18,0 18,5 4,4 4,4

2 263,9 261,2 122,3 122,1 18,8 18,3 4,5 4,5

3 265,9 263,2 121,0 119,9 18,6 18,9 4,6 4,5

Ghi chú: VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT 1: Không che phủ (đối chứng); CT 2:

Che phủ bằng nilon; CT 3: Che phủ bằng rơm rạ

Như vậy, với lượng phân bón 8 tấn phân chuồng 120 kg N dạng viên nén, 90 kg P2O5, 90 kg K2O, việc sử dụng vật liệu che phủ không có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu về đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô tham gia thí nghiệm.

4.3.7.4. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống ngô C919

Kết quả xử lý số liệu tại bảng 4.34 cho thấy, trên đất phù sa sông Mã sử dụng vật liệu che phủ với lượng phân bón 8 tấn phân chuồng, 120 kg N dạng viên nén, 90 kg P2O5, 90 kg K2O/ha đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất của ngô hơn so với công thức không sử dụng vật liệu che phủ (CT1). Trong đó, tác động rõ rệt đến các chỉ tiêu số hạt/hàng, tỷ lệ hạt/bắp; riêng các chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt và số hàng hạt/bắp mặc dù không thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên các công thức có sử dụng vật liệu che phủ (CT2 - che phủ

bằng nilon, CT3 - che phủ bằng rơm rạ) đều có các chỉ tiêu này cao hơn so với công thức không sử dụng vật liệu che phủ (CT1 - không che phủ).

Điều này được giải thích bởi, sử dụng vật liệu che phủ đã có tác dụng hạn chế cỏ dại, giúp giữ ẩm đất, qua đó ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô; qua đó có tác dụng làm tăng số hạt/hàng, tăng tỷ lệ hạt/bắp, tăng khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng vật liệu che phủ đã làm tăng năng suất ngô 4,23 đến 8,06% so với đối chứng (CT1) không sử dụng vật liệu che phủ. Năng suất thực thu của công thức 3 (che phủ bằng rơm, rạ) đạt năng suất cao nhất ở cả hai vụ thí nghiệm (vụ đông năm 2012 đạt 79,1 tạ/ha và vụ xuân năm 2013 đạt 80,2 tạ/ha).

Bảng 4.34. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô C919

CT

Số hàng

hạt/bắp Số hạt/hàng Tỷ lệ hạt/bắp (%)

KL 1000 hạt

(g) NSTT (tạ/ha)

VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX VĐ VX

1 13,2 13,1 38,5b 38,9b 71,5 71,2 303,6 305,2 73,2b 74,7b 2 13,5 13,4 40,3ab 39,8ab 72,4 72,6 311,6 310,5 76,3ab 78,9ab 3 13,4 13,6 42,1a 41,5a 73,6 73,8 312,2 314,9 79,1a 80,2a

CV(%) 2,5 3,2 2,8 3,6 - - 3,4 2,9 3,4 3,9

LSD0,05 0,57 0,73 1,97 2,50 - - 18,1 15,7 4,5 5,2

Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu các giá trị mang các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05; VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT 1: Không che phủ (đối chứng);

CT 2: Che phủ bằng nilon; CT 3: Che phủ bằng rơm rạ

4.3.7.5. Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân đạm dạng viên nén kết hợp với biện pháp che phủ đối với giống ngô C919

Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy, việc sử dụng vật liệu che phủ bằng nilon và bằng rơm rạ đã làm tăng năng suất của cây ngô, qua đó nâng cao tổng thu trên một đơn vị diện tích đất sản xuất. Tuy nhiên, đối với biện pháp che phủ bằng nilon chi phí vật liệu che phủ là rất lớn (khoảng 12,0 triệu/ha) do đó lợi nhuận mang lại là thấp nhất trong cả ba công thức (lỗ 7,5 - 8,1 triệu đồng/ha). Kết quả cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng vật liệu che phủ là rơm rạ mang lại hiệu quả kinh

tế lớn nhất (lãi đạt 28,7 triệu/ha ở vụ đông năm 2012 và 29,3 triệu/ha ở vụ xuân năm 2013).

Bảng 4.35. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vật liệu che phủ cho giống ngô C919

CT

Chi phí sản xuất (triệu đồng/ha)

Tổng thu (triệu đồng/ha)

Lãi (triệu đồng/ha)

Lợi nhuận tăng thêm so với việc không che phủ (triệu

đồng/ha)

VĐ VX VĐ VX VĐ VX

1 19,3 43,9 44,8 24,6 25,5 - -

2 29,3 45,8 47,3 16,5 18,0 - 8,1 - 7,5

3 18,8 47,5 48,1 28,7 29,3 4,0 3,8

Ghi chú: VĐ - Vụ đông năm 2012; VX - Vụ xuân năm 2013; CT 1: Không che phủ (đối chứng); CT 2:

Che phủ bằng nilon; CT 3: Che phủ bằng rơm rạ

Như vậy, trên đất phù sa sông Mã, khi sử dụng lượng phân bón 8 tấn phân chuồng, 120 kg N (dạng viên nén), 90 kg P2O5, 90 kg K2O/ha kết hợp với sử dụng vật liệu che phủ là rơm rạ đã có tác dụng làm tăng năng suất, hiệu quả của sản xuất ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm dạng viên nén cho ngô trên đất phù sa sông Mã tại Thanh Hoá (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)