Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm dạng viên nén cho ngô trên đất phù sa sông Mã tại Thanh Hoá (Trang 53 - 56)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn về đánh giá và thu

thập số liệu ở các thí nghiệm về dòng (giống) ngô của CIMMYT (1985b); Tiêu chuẩn ngành - “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng” (Tiêu chuẩn ngành 10TCN 341 - 2006) và "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô" (QCVN 01 - 56:

2011/BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi ngô 6 - 7 lá. Theo dõi 10 cây/1 ô ở mỗi lần nhắc lại, lấy 5 cây liên tiếp nhau từ cây thứ 5 - 9 tính từ đầu hàng thứ 2 và từ cây thứ 5 - 9 từ cuối hàng thứ 3 của ô.

3.4.4.1. Thời gian sinh trưởng

- Theo dõi ngày gieo, ngày mọc ( có trên 50% số cây mọc), ngày trỗ cờ (có trên 50% số cây trỗ cờ).

- Thời gian từ khi gieo đến khi tung phấn: Ghi số ngày từ gieo đến khi có trên 50% số cây trong ô tung phấn.

- Thời gian từ khi gieo đến khi phun râu: Ghi số ngày từ khi gieo đến khi có trên 50% số cây trong ô phun râu dài 2 - 3 cm.

- Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu.

- Ngày ngô chín: Ngày có trên 75% số cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

3.4.4.2. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Đo ở 3 thời kỳ: 7 – 9 lá thật, xoắn nõn (trước trỗ khoảng 15 ngày) và thời kỳ chín sữa. Đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá xanh trên cây. Diện tích lá S (m2) được tính theo công thức:

S (m2) = Dtb x Rtb x 0,75 x ΣSố lá

Trong đó: Dtb là chiều dài trung bình của các lá trên cây.

Rtb là chiều rộng trung bình của tất cả các lá trên cây.

0,75 là hệ số hiệu chỉnh.

ΣSố lá là tổng số lá xanh có trên cây vào thời gian theo dõi.

+ Chỉ số diện tích lá (LAI – Leaf Area Index): Được tính theo công thức:

LAI (m2 lá/m2 đất) = m2 lá/cây x số cây/m2 đất

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa.

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng chất khô tích lũy: Tiến hành lấy mẫu cây ngô (3 cây/ô thí nghiệm), cân khối lượng tươi sau đó sấy khô đến khối lượng không đổi để tính khối lượng chất khô trung bình/cây và quy đổi về khối lượng/ha.

3.4.4.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ

- Sâu đục thân: Tỷ lệ sâu đục thân (%) = (Số cây bị sâu hại/tổng số cây trong ô).

- Bệnh khô vằn: Tính tỷ lệ bệnh (%) = (Số cây bị bệnh hại/tổng số cây trong ô).

- Rệp cờ cho theo thang điểm từ 1 - 5: Điểm 1: Không có rệp; Điểm 2:

Rất nhẹ, có 1 quần tụ trên lá, cờ; Điểm 3: Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ; Điểm 4: Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp;

Điểm 5: Nặng, số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp.

- Bệnh đốm lá nhỏ cho theo thang điểm từ 1 - 5: Điểm 1: Nhiễm bệnh rất nhẹ (<10% diện tích lá bị bệnh); Điểm 2: Nhiễm nhẹ (có 11 - 25% diện tích lá bị bệnh); Điểm 3: Nhiễm vừa (có 26 - 50 diện tích lá bị bệnh); Điểm 4: Nhiễm nặng (có 51 - 75 % diện tích lá bị bệnh); Điểm 5: Nhiễm rất nặng (có >75% diện tích lá bị bệnh).

- Khả năng chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau các đợt gió to và trước khi thu hoạch, bao gồm:

+ Tỷ lệ đổ gốc (%): Được tính bằng số cây bị nghiêng trên 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây/tổng số cây trong ô.

+ Tỷ lệ gãy thân (%): Được tính bằng số cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp/tổng số cây trong ô.

3.4.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Tỷ lệ hạt/bắp (%): Sau khi thu hoạch, cân khối lượng bắp của 30 cây mẫu (P1), tách hạt, cân khối lượng hạt của các bắp (P2). Khi đó tỷ lệ hạt/bắp tính theo công thức:

Tỷ lệ hạt/bắp (%) = (P2/P1) x 100

- Đo độ ẩm hạt lúc thu hoạch (%): Lấy mẫu như lúc tính tỷ lệ hạt/bắp rồi đo bằng máy KETT-GRAINERII - 400.

- Năng suất thực thu ở độ ẩm 14 % (tạ/ha): Thu và đánh dấu các bắp thứ 2 để tiện cho việc theo dõi các chỉ tiêu chiều dài bắp; đường kính bắp; số hàng hạt/bắp; số hạt/hàng; tỷ lệ hạt/bắp của từng ô thí nghiệm. Cân khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu.

Thu và cân toàn bộ số bắp còn lại ở 2 hàng giữa (hàng thứ 2 và hàng thứ 3) của mỗi ô, sau cộng thêm khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu ở trên để có khối lượng bắp tươi/ô.

Năng suất thực thu được tính theo theo phương pháp tính nhanh (tạ/ha):

P1 P2 (100 - A0)

NS (tạ/ha) = x x x 103 S0 P3 (100 - 14)

P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của mỗi ô (cân lúc thu hoạch).

A0: Ẩm độ hạt khi cân khối lượng hạt mẫu.

S0: Diên tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (7 m2).

P2: Khối lượng hạt của mẫu (cân lúc đo độ ẩm hạt "AO").

P3: Khối lượng bắp tươi của mẫu.

(100 – A0)/(100 - 14): Hệ số quy đổi NS ở độ ẩm 14%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm dạng viên nén cho ngô trên đất phù sa sông Mã tại Thanh Hoá (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)