Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường chống gian lận thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH

2.2 Thực trạng quản lý thuế tndn tại cục thuế tỉnh nam định

2.2.1 Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Nam Định

2.2.1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

2.2.1.4.1 Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp tự tính, tự khai thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm nâng cao công tác quản lý thuế và tính tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Bảng 5: Kết quả số DN thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2009 - 2012

Số lượng doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra

Thanh tra Kiểm tra

Năm Số DN đã

T.tra, K.tra Kế hoạch

Thực

hiện Tỷ lệ (%) Kế hoạch

Thực

hiện Tỷ lệ (%)

2009 18 30 11 36,7 7 7 100

2010 32 39 24 61,5 8 8 100

2011 118 95 77 81,5 41 41 100

2012 527 100 95 95 432 432 100

Cộng 695 264 207 // 488 488 //

(Nguồn Cục thuế Nam Định)

Từ bảng 5 cho thấy các cuộc thanh tra thực hiện được so với kể hoạch qua các năm đã tăng nên. Nguyên nhân do thiếu lược lượng cán bộ thanh tra.

Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN.

Thông qua công tác kiểm tra đã phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực.

Căn cứ vào kiến nghị của kết quả thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế có thể kiến nghị các giải pháp cụ thể để đưa Luật thuế vào cuộc sống đồng thời cải cách các quy trình quản lý thuế của ngành ngày càng hợp lý hơn. Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống

Học viên: Trần Hồng Lý 66 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 thất thu ngân sách, nhằm đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Bảng 6: Kết quả thu ngân sách thuế TNDN qua công tác nghiệp thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Trong đó Năm

Số DN đã T.tra, K.tra

Tổng số tiền truy thu và

phạt Số thuế truy thu

Số tiền phạt

Thuế xử lý bình quân 1 DN

Giảm lỗ

Thuế TNDN truy tnu

Tỷ lệ % thuế TNDN/

Số Truy thu, phạt

A 1 2 = 3+4 3 4 5 = 2/1 5 7 8 = 7/2

2009 18 755 654 5.101 41,94 856 304 40,2 2010 32 2.521 2.069 6.452 78,78 1.892 1.149 45,58 2011 118 24.176 18.626 5.550 204,88 3.568 11.725 48,52 2012 527 33.427 26.794 6.633 63,43 5.024 16.914 50,6

Cộng 695 60.879 48.143 23.736 389 11.340 30.092 //

(Nguồn Cục thuế Nam Định)

Từ số liệu Bảng 6 cho thấy trong quản lý thuế, ngành thuế Nam Định luôn coi trọng công tác thanh tra kiểm tra, công tác thanh tra hàng năm được thực hiện theo kế hoạch phê duyệt, công tác kiểm tra từ năm 2009-2012. Tổng số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong 4 năm là 698 doanh nghiệp, số thuế phát hiện truy thu là 60.879 triệu đồng, phạt vi phạm pháp luật về thuế TNDN là 30.092 triệu đồng chiến 49,43% trên tổng số thuế truy thu và phạt.

Mức độ vi phạm pháp luật thuế của các doanh nghiệp thể hiện qua số thuế truy thu và phạt qua các năm không lớn, nhưng lại tăng qua các năm, nếu như năm 2009 số thuế truy thu và phạt là 755 triệu đồng, số thuế xử lý bình quân trên một doanh nghiệp là 41,94 triệu đồng thì đến năm 2012 số thuế truy thu và phạt là 33.427 triệu đồng, số thuế xử lý bình quân trên một doanh nghiệp là 50,6 triệu đồng.

Học viên: Trần Hồng Lý 67 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Luật thuế và Luật kế toán. Do vậy dẫn đến sai phạm về thuế TNDN như: Còn có hiện tượng hạch toán thiếu doanh thu không đúng niên độ kế toán, doanh thu ghi trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán để giảm thuế GTGT đầu ra và giảm thuế TNDN, bị loại trừ chi phí hợp lý hợp lệ tính thuế TNDN chủ yếu vi phạm ở các khoản chi không được phép hạch toán như đưa vào chi phí hợp lý các khoản chi không đúng quy định, chi quà biếu, tham quan, khuyến mãi, trích khấu hao tài sản cố định không phù hợp với chính sách, chi vượt quá định mức….. ; Giảm lỗ do chuyển lỗ sai qui định, loại các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ; Xác định không đúng điều kiện ưu đãi thuế, lợi dụng việc không có các quy đinh mức lương tối đa đối với các DN có vốn ĐTNN nên các DN thường hạch toán tăng tiền lương hay tiền thưởng, tiền trợ cấp một cách tùy tiện để tăng chi phí quản lý DN dẫn đến giảm thuế TNDN phải nộp.

Vi phạm thường xảy ra ở các DN sử dụng nhiều lao động như may mặc, DN vận tải, DN kinh doanh sản xuất ôtô xe máy giá bán thực tế cao hơn giá xuất trên hoá đơn. Ngoài các hành vi thường gặp nêu trên trong quá trình kiểm tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm mới như:

Các tập đoàn công ty mẹ ở nước ngoài ký hợp đồng SXKD và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao, sau đó các tập đoàn công ty mẹ giao lại các hợp đồng này cho các công ty con thành lập tại Nam Định thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các công ty mà công ty mẹ ký hợp đồng, nhưng lại không thu được tiền trực tiếp từ các công ty đã xuất hàng hóa dịch vụ mà lại thu tiền theo đơn giá gia công sản xuất dịch vụ do công ty mẹ quy định với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất thấp.

Học viên: Trần Hồng Lý 68 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 Hiện tượng chuyển giá phổ biến trong các DN có vốn ĐTNN như:

chuyển giá trong tài sản hữu hình, vào thời điểm thanh tra cơ quan thuế nghi ngờ một số máy móc thiết bị được nhập về từ công mẹ trên tờ khai có nguyên giá cao máy móc mới 100% nhưng có một số không còn được sử dụng, hoặc máy móc đã cũ rỉ mặc dù thời gian nhập khầu chưa lâu. Việc định giá cao hơn giá trị thực làm tăng chi phí kinh doanh, cũng như giảm lợi nhuận chịu thuế TNDN làm giảm nghĩa vụ nộp thế của DN đối với NSNN. Quá trình thanh kiểm tra cơ quan thuế chỉ căn cứ vào hóa đơn thương mại, hồ sơ hải quan, chứng từ vận chuyển các khoản chi phí hình thành trong qua trình xây dựng, lắp đặt do DN xuất trình. Trong nhiều trường hợp các tài liệu chứng từ gốc đều do công ty mẹ ở nước ngoài trực tiếp phát hành, do vậy không đủ cơ sở tin cậy để xác định chính xác thực tế của vật tư thiết bị, hàng hóa.

Tình hình trên cho thấy dấu hiệu vi phạm trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng, do vậy cần phải được tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

2.2.1.4.2 Kiểm tra hồ sơ khai thuế tai trụ sở cơ quan thuế

Thực hiện Luật quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về kết quả kê khai thuế, từ năm 2007 ngành thuế Nam Định bắt đầu triển khai công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Học viên: Trần Hồng Lý 69 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 Bảng 7: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị : Triệu đồng (%) so sánh Năm

Số hồ sơ phải kiểm

tra

Số hồ sơ đã kiểm tra

Số hồ sơ khai sai phải điều

chỉnh

Hồ sơ đã kiểm tra/ hồ sơ phải kiểm

tra

Hồ sơ khai sai/ số hồ sơ

kiểm tra

2009 3.522 904 12 25,67% 0,55%

2010 4.101 1.247 11 30,41% 0,88%

2011 4.624 2.466 21 53,33% 0,85%

2012 5.180 3.589 32 69,29% 0,89%

(Nguồn Cục thuế Nam Định)

Từ bảng 7 cho thấy hồ sơ đã kiểm tra trên hồ sơ phải kiểm tra chỉ đạt tỉ lệ 69,29%. Nguyên nhân do thiếu nguồn lực về còn người, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi và quản lý chưa cao. Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tăng cường thêm cán bộ cho bộ phận kiểm tra thuế. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường chống gian lận thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)