CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện phương thức quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh nam định
3.2.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
3.2.1.1 Căn cứ
Trong quy trình tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế thep QĐ 601/QĐ-TCT quy định: “Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp;
tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế; phải đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả của công việc, đáp ứng được các nhu cầu cần hỗ trợ của NNT: Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác TTHT người nộp thuế tại cơ quan thuế các cấp; Đảm bảo sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế các cấp, giữa các bộ phận trong cơ quan thuế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định; Nội dung tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải theo đúng quy định tại các văn bản qui phạm pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện chung, thống nhất trên toàn quốc, thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế”.
Học viên: Trần Hồng Lý 83 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã được triển khai tại ngành thuế tỉnh Nam Định từ năm 2004. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến việc phổ biến chính sách thuế. Do đó hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế trên địa bàn còn thấp.
Công tác quản lý thuế được thực hiện theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp nên công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải được ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng một phương thức quản lý thuế hiện đại và hiệu quả. Nhận thức được điều này ngành thuế Nam Định đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến thông tin và hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế nhằm hỗ trợ người nộp thuế trong việc tìm hiểu chính sách thuế để đạt được mục tiêu:
- Thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế dưới nhiều hình thức với chi phí thấp, hiệu quả phổ biến thông tin cao, mở rộng tới nhiều đối tượng (đối tượng đã và đang nộp thuế, đối tượng sắp nộp thuế và đối tượng chưa nộp thuế) là mục tiêu lựa chọn của ngành thuế các cấp trong quá trình hoàn thiện phương thức quản lý thuế hiệu quả.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác ứng dụng các chương trình phần mềm trong quản lý thuế đồng bộ giữa các cấp, phần mềm hỗ trợ người nộp thuế đã giúp cơ quan thuế tiết kiệm rất nhiều thời gian, nguồn lực, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
- Thiết lập thêm nội dung trên trang Web ngành của Cục thuế tỉnh Nam Định tình hình theo dõi, thông báo cụ thể các doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng, ngừng hoạt động SXKD trên địa bàn để người nộp thuế có thể truy cấp tra cứu thông tin tránh rủi ro trong quá trình hoạt động SXKD.
Học viên: Trần Hồng Lý 84 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 3.2.1.2 Nội dung của giải pháp
Để phát huy vai trò và sức mạnh của công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế trong phương thức quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, ngành thuế Nam Định cần thực hiện ngay các công việc sau:
- Kiện toàn bộ máy tổ chức, lựa chọn những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, có đạo đức, tác phong giao tiếp với người nộp thuế tốt,… làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Có như vậy mới đảm bảo chính sách thuế được hướng dẫn, phổ biến một cách nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu
- Trang bị cơ sở, vật chất, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như các tuyên truyền qua các bài viết trên báo cụ thể như:
+ Xây dựng các chuyên mục, các chương trình trên các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương và địa phương.
+ Xây dựng mới các panô, áp phích, băng rôn với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, trang trí đẹp, bắt mắt.
+ Tổ chức biên tập và in các ấn phẩm, các tờ rơi tuyên truyền về chính sách thuế. Đặc biệt cần chú trọng tuyên truyền trên mạng Internet như tạo lập website riêng của ngành thuế Nam Định,
+ Đăng tải các bài viết trên các Báo điện tử,… vì mạng Internet là kênh tuyên truyền thông tin ít tốn kém nhất nhưng lại có hiệu quả cao nhất.
- Tiến hành tổ chức các Hội nghị tập huấn nhằm phổ biến các chính sách thuế mới cho người nộp thuế như:
Học viên: Trần Hồng Lý 85 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 +Thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế nhằm giải đáp các vướng mắc của người nộp thuế trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật thuế.
+ Thành lập tổ hỗ trợ người nộp thuế tại cơ quan thuế thường trực để hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc của người nộp thuế. Cán bộ thuộc tổ hỗ trợ phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết rộng tất cả các sắc thuế, có kinh nghiệm thực tiễn, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử điềm đạm, hài hòa. Ngoài ra, mỗi cán bộ thuế phải luôn luôn tự trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sẵn sàng hỗ trợ người nộp thuế khi họ yêu cầu, mỗi người phải trở thành một tuyên truyền viên, hỗ trợ viên về thuế.
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành xây dựng các chương trình tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế như: chương trình giáo dục pháp luật thuế trong học đường, xây dựng các tủ sách pháp luật thuế tại các thôn, xã, phường trên địa bàn để người dân tiếp cận gần hơn với chính sách thuế,…
3.2.1.3 Kết quả mong đợi
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và thu thuế của cơ quan thuế trên địa bàn.
- Nâng cao nhận thức của các đối tượng công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
- Thiết lập mối quan hệ bền vững, tốt đẹp giữa người nộp thuế và cơ quan thuế với mục tiêu “người nộp thuế và cơ quan thuế là bạn đồng hành”.