CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH NAM ĐỊNH
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện phương thức quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh nam định
3.2.2 Giải pháp 2: Đội ngũ cán bộ ngành thuế tỉnh Nam Định cần thay đổi cả về lượng và chất
3.2.2.1 Căn cứ
- Trong đề án tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực ngành thuế giai đoạn 2011-2012 có nêu: Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên đạt tối thiểu 85%; đổi mới cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp
Học viên: Trần Hồng Lý 86 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 dụng cơ chế tuyển dụng phù hợp; đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao chất lượng về năng lực, trình độ cho cán bộ ngành thuế. Điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế từng chức năng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức thuế đối với từng lĩnh vực công tác gắn với bản mô tả công việc ở từng vị trí công việc để thực thi công việc đạt hiệu quả hơn, mang tính chuẩn hóa.” (Nguồn: Chiến lược cải cách hệ thuế thuế giai đoạn 2011-2020)
- Vai trò của đội ngũ cán bộ đối với hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong nền kinh tế quốc dân.
- Thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ ngành thuế Nam Định. Lực lượng cán bộ công chức thuế thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuổi thọ trung bình của cán bộ ngành thuế tỉnh Nam Định khá cao gây khó khăn cho công tác hiện đại hóa ngành thuế, nhất là việc ứng dụng công nghệ tin học trong quá trình quản lý thuế.
- Cán bộ ngành thuế mặc dù trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể về chất lượng đầu vào, nhưng việc nắm bắt các chính sách pháp luật thuế, các kiến thức khoa học không phải có thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Do đó cần phải có quá trình tích lũy thông qua các hình thức đào tạo.
- Vì vậy, cần đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành thuế và cán bộ liên quan là yêu cầu hết sức cấp thiết.
Học viên: Trần Hồng Lý 87 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 3.2.2.2 Nội dung của giải pháp
Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý không chỉ là vấn đề của riêng ngành thuế Nam Định mà là vấn đề của ngành thuế ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Cán bộ công chức hiện tại đa số được đào tạo và làm việc theo cơ chế cũ, có kinh nghiệm thực tiễn nhưng tuổi đời cao, khó khăn trong việc quản lý bằng công nghệ tin học. Lớp cán bộ mới tuyển dụng được đào tạo bài bản hơn nhưng lại thiếu kinh nghiệm quản lý. Để nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ số lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu của công việc, ngành thuế Nam Định nói riêng và ngành thuế cả nước nói chung cần xây dựng một chính sách nhân sự phù hợp, cụ thể là:
- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn, các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công chức hiện đang làm việc tại cơ quan thuế, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của công việc.
- Xây dựng một cơ chế tuyển dụng nhân sự mới, công bằng, hiệu quả, đảm bảo thu hút được những người đủ trình độ, khả năng và năng lực phù hợp với công việc tuyển dụng. Để làm được điều đó, bản thân các lãnh đạo của ngành thuế phải kiên quyết và noi gương trong việc chấm dứt cơ chế tuyển dụng theo kiểu “con ông cháu cha”, chạy việc… Trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc cho các cán bộ mới phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
- Chọn lọc các cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo cơ bản đưa đi đào tạo ở các bậc cao hơn nhằm thiết lập nguồn cán bộ đủ đức, đủ tài cho các vị trí lãnh đạo then chốt của ngành.
- Bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo phải dựa trên trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Cần loại bỏ tư tưởng bổ
Học viên: Trần Hồng Lý 88 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 nhiệm theo kiểu “chạy chức chạy quyền” hay “ sống lâu lên lão làng” vốn là những tư tưởng tồn tại lâu nay trong các cơ quan quản lý nhà nước.
- Phân công lao động, điều chuyển công tác phải dựa trên năng lực của cán bộ công chức có phù hợp với yêu cầu, tính chất công việc hay không. Cần tránh chủ nghĩa quan liêu, trù dập, thiếu khách quan khi phân công lao động.
- Thực hiện cơ chế đãi ngộ phù hợp và hiệu quả thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý, công bằng, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ công chức. Đánh giá đúng năng lực của cán bộ công chức để có những chế độ đãi ngộ, những quyết định thưởng phạt chính xác, công bằng nhằm khuyến khích người lao động trong công việc. Không nên áp dụng chính sách đãi ngộ theo chủ nghĩa “bình quân”, chia đều giữa những người làm được việc với những người không làm được việc. Việc phân phối tiền thưởng hiện nay của ngành thuế dựa trên tiêu chí tiền lương cơ bản cũng không có tác dụng tạo động lực khuyến khích người lao động phát huy năng lực, sự nhiệt tình và sức sáng tạo của họ trong công việc.
- Tăng cường các buổi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế giữa các cơ quan thuế, từ đó các cán bộ công chức thuế rút ra được những bài học quản lý quý báu, làm hành trang để giải quyết các vướng mắc trong công tác quản lý thuế tại địa phương mình.
- Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan chức năng, đoàn thể….. và chính quyền địa phương như: Tham gia công tác thanh tra liên ngành cùng với sở ban ngành trên địa bàn thanh tra tại doanh nghiệp.
* Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế
- Thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng thanh tra, kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế. Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động hiệu quả, chức năng thanh tra, kiểm tra cần phải được tăng cường và chú trọng hơn. Mục tiêu hàng đầu của thanh
Học viên: Trần Hồng Lý 89 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 tra, kiểm tra thuế là đảm bảo thi hành pháp luật thuế nghiêm minh từ cả hai phía doanh nghiệp và cơ quan thuế, loại trừ mọi biểu hiện gian lận thuế và những hiện tượng tiêu cực của công chức ngành thuế. Do vậy để nâng cao hiệu, quả chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cần phải hoàn thiện theo hướng:
- Tăng cường thu thập thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất và toàn diện về doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế. Những thông tin cơ bản về doanh nghiệp gồm: thông tin về đặc điểm, quy mô, kết quả SXKD, thông tin quan hệ với các ngân hàng, thông tin về vi phạm pháp luật thuế... thông qua nhiều nguồn thông tin từ Sở tài chính, Bảo hiểm xã hội, Công an, Kiểm toán…..
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủ ro về thuế. Tức là chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra qua kết quả phân tích thông tin, nghiên cứu các dấu hiệu vi phạm từ hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp.
- Tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống thanh tra kiểm tra thuế phải đủ mạnh để phát hiện kịp thời các hành vi gian lận thuế. Xây dựng lực lượng thanh tra, kiểm tra chiếm khoảng 30% tổng số cán bộ thuế, có trình độ chuyên sâu về thuế, kế toán tài chính, có kiến thức về ngoại ngữ, tin học và có phẩm chất đạo đức tốt.
- Xây dựng các chuyên đề thanh tra, tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thanh tra theo chuyên đề và phổ biến kinh nghiệm trong công tác thanh tra. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng thanh tra theo chuyên ngành cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
- Công bố kịp thời và rộng rãi kết quả thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, khả năng khó che dấu hành vi vi phạm pháp luật thuế.
Học viên: Trần Hồng Lý 90 Lớp CH QTKD 2010 – 2012 3.2.2.3 Kết quả mong đợi của giải pháp
- Nâng cao chất lượng cán bộ ngành thuế Nam Định, đảm bảo đủ số lượng cán bộ công chức thuế đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Thu hút được nhân tài và các cán bộ quản lý có năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, từ đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế của cơ quan thuế.
- Tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, khách quan, khuyến khích cán bộ công chức thuế phát huy sự sáng tạo, độc lập trong công việc được giao.
- Tăng cường công tác thanh tra giúp cho cán bộ công nhân viên ngành thuế có thêm nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Đồng thời lắm rõ tình, theo sát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Giúp cho các doanh nghiệp hiểu hơn về chính sách thuế, chấp hành đúng quy định pháp luật về thuế tránh được các hành vi phi phạm pháp luật.