Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
2.6.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng (theo tiêu quy chuẩn Việt Nam QCVN:01–
55:2011/BNNPTNT về quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành)
Theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm theo đường chéo 5 điểm (mỗi điểm 2 khóm), 7 ngày tiến hành đo đếm 1 lần.
- Thời gian sinh trưởng:
Theo dõi thời gian sinh trưởng của lúa từ khi cấy đến:
+ Bén rễ hồi xanh + Bắt đầu đẻ nhánh
+ Đẻ nhánh tối đa, kết thúc đẻ nhánh + Trỗ
+ Chín
- Thời gian trỗ của giống lúa lai ba dòng GS9 được theo dõi từ khi có 10%
số cây có bông thoát ra khỏi bẹ lá đòng 5 cm đến khi có 80% số cây trỗ. Đánh giá độ dài thời gian trỗ bằng thang điểm:
+ Điểm 1 – Tập trung : Không quá 3 ngày + Điểm 5 – Trung bình: 4 - 7 ngày + Điểm 9 – Dài: Hơn 7 ngày
- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút lá hoặc mút bông cao nhất (cm).
∑ chiều cao Chiều cao trung bình/cây =
Số cây theo dõi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 - Số nhánh trung bình/khóm: Đếm tổng số nhánh/khóm các khóm lấy mẫu rồi tính trung bình.
Tổng số nhánh Số nhánh trung bình/khóm =
Tổng số khóm theo dõi Số dảnh hữu hiệu
- Hệ số đẻ nhánh có ích =
Số dảnh cấy
- Ngoài ra theo quy chuẩn Việt Nam QCVN: 01–55:2011/BNNPTNT và theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” của IRRI 1996 tiến hành theo dõi các chỉ tiêu khác như: Sức sinh trưởng của cây mạ, độ cứng cây, độ tàn lá, độ thoát cổ bông, kiểu xếp hạt, râu trên hạt, màu sắc hạt, độ dài bông, chiều dài và chiều rộng lá đòng.
2.6.2. Chỉ tiêu sinh lý
Lấy mỗi ô thí nghiệm 5 khóm ngẫu nhiên theo đường chéo 5 điểm ở 3 thời kỳ: Đẻ nhánh rộ, trỗ 10% và thời kỳ chín sáp để đo, đếm các chỉ tiêu:
- Chỉ số diện tích lá (LAI - m2lá/m2 đất): Xác định diện tích lá bằng phương pháp cân nhanh. Cân toàn bộ lá trên các cây cần đo (P1) và cân 1 dm2 lá (P2). Diện tích lá = P1/P2
LAI (m2lá/m2 đất) = Diện tích lá/khóm x số khóm/m2
- Khối lượng chất khô tích luỹ (g chất khô/khóm): Nhổ ngẫu nhiên 5 khóm, đem phơi và sấy khô ở nhiệt độ 800C đến khi trọng lượng không đổi.
2.6.3. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại
- Khả năng chống chịu sâu bệnh (điều tra mật độ sâu bệnh và chỉ số sâu bệnh): Thực hiện theo phương pháp điều tra đánh giá của “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” của IRRI 1996.
- Theo dõi sâu bệnh xuất hiện trên các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa như:
sâu đục thân, bệnh khô vằn, bọ trĩ, ... sau đó đánh giá theo phương pháp cho điểm hoặc theo tỷ lệ% bị hại.
Số dảnh bị bệnh
+ Tỷ lệ sâu đục thân (%) = x 100 Tổng số dảnh điều tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Sâu đục thân: Điều tra ở giai đoạn lúa chín sáp. Quan sát số bông bạc tính tỉ lệ và cho điểm theo thang điểm:
Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: 1 - 10% số bông bạc Điểm 3: 11 - 20% số bông bạc Điểm 5: 21 - 30% số bông bạc Điểm 7: 31 - 50% số bông bạc Điểm 9: >51% số bông bạc.
+ Bệnh khô vằn:
Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây)
Điểm 0: Không có triệu chứng
Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây Điểm 3: Vết bệnh 20 - 30% chiều cao cây Điểm 5: Vết bệnh 31 - 45% chiều cao cây Điểm 7: Vết bệnh 46 - 65% chiều cao cây Điểm 9:Vết bệnh > 65% chiều cao cây
2.6.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
Lấy ngẫu nhiên 5 khóm theo đường chéo 5 điểm, đo đếm các chỉ tiêu:
- Số bông/m2: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm, sau đó lấy giá trị trung bình rồi nhân với số khóm/m2 (tương đương với từng công thức)
- Tổng số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc: Đếm tổng số hạt và số hạt chắc của tất cả các bông hữu hiệu trên khóm, sau tính tỷ lệ hạt chắc (%).
- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 5 khóm trong ô, đếm 2 lần, mỗi lần 500 hạt rồi cân riêng, tính trung bình, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân không quá 3% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng 2 lần cân đó.
- Độ ẩm thu hoạch và độ ẩm yếu cầu (13 hoặc 14%) - Năng suất lý thuyết (NSLT) được tính theo đơn vị tạ/ha
NSLT (tạ/ha) = A x B x C x D x 10-4
A: Số bông/m2 = số bông/khóm x mật độ (số khóm/m2)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 B: Tổng số hạt/bông
C: Tỷ lệ hạt chắc (%)
D: Khối lượng 1000 hạt (gam)
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Là năng suất thu hoạch của từng công thức thí nghiệm sau khi đã phơi khô đạt độ ẩm yêu cầu, quạt sạch, đem cân. Từ đó tính ra năng suất tạ/ha.
- Năng suất sinh vật học (NSSVH) phơi khô rơm rạ kể cả rễ cân cùng khối lượng hạt khô.
- Hệ số kinh tế: (Kkt)
Năng suất kinh tế (hạt) Kkt =
NS sinh vật học (toàn cây) 2.6.5. Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - Tổng chi - Trong đó:
+ Tổng chi = Tiền giống + tiền công làm đất + tiền công cày bừa + tiền thuốc bảo vệ thực vật + tiền phân bón + tiền chi phí khác ( thu hoạch, vận chuyển,...)
+ Tổng thu = Năng suất thực thu x giá thóc thương phẩm
Giá cả vật tư đầu vào, công cày bừa, công lao động, giá thóc thương phẩm,... sẽ tính tại thời điểm vụ xuân 2015 tại địa phương.