Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống lúa GS9

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, mức đạm bón và thời vụ trồng khác nhau tới sinh trưởng, năng suất của giống lúa gs9 tại việt trì – phú thọ (Trang 66 - 71)

3.1. Thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón

3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống lúa GS9

3.1.5.1. Chỉ số diện tích lá – LAI

Kết quả số liệu thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.3 cho thấy rằng: Diễn biến của chỉ số diện tích lá qua 3 giai đoạn theo dõi (đẻ nhánh tối đa, trỗ 10% và chín sáp) có sự khác nhau nhưng đều tuân theo quy luật: Nhìn chung, LAI ở cả 3 giai đoạn đều có giá trị khá cao, phù hợp với khả năng đẻ nhánh khá cao của giồng lúa GS9 trong quá trình theo dõi. LAI của các công thức ở nền phân bón cao thì cao hơn LAI của các công thức trên nền phân bón thấp ở cả 3 giai đoạn. Lý do là vì trên nền phân bón cao khả năng đẻ nhánh và phát triển lá cũng cao hơn mặt khác lá xanh lâu hơn, tuổi thọ lá cũng cao hơn do vậy LAI cao hơn, cụ thể như sau:

Xét tại giai đoạn chính sáp, công thức P3M4 có LAI cao nhất đạt 5,97 (m2lá/m2đất), công thức P1M1 đạt 4,16 (m2lá/m2đất) là công thức có LAI thấp nhất.

Xét trên cùng một nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì chỉ tiêu diện tích lá cũng tăng, mật độ cấy M4 (45 khóm/m2) đạt LAI cao nhất với 5,66 (m2lá/m2đất) và mật độ cấy M2 (35 khóm/m2) cho LAI cao thứ 2 với 5,21 (m2lá/m2đất), công thức còn lại M3 đạt LAI là 4,91 (m2lá/m2đất); M1 có chỉ số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 diện tích lá thấp nhất là 4,33 (m2lá/m2đất). Sự sai khác của về chỉ tiêu diện tích lá của các mật độ cấy có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% và LSD là 0,23.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến chỉ số diện tích lá - LAI của giống lúa GS9

Đơn vị tính: m2lá/m2đất CT Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp

P1M1 1,2 6,9 4,16e

P1M2 1,2 7,1 4,76de

P1M3 1,2 7,5 5,05cd

P1M4 1,3 8,1 5,28bc

P2M1 1,5 7,4 4,42de

P2M2 1,6 7,8 4,82cd

P2M3 1,6 8,1 5,14c

P2M4 1,9 8,4 5,73ab

P3M1 1,6 7,6 4,42de

P3M2 1,8 7,8 5,17c

P3M3 1,9 8,3 5,44b

P3M4 1,9 8,7 5,97a

P1 1,2 7,4 4,81c

P2 1,6 7,9 5,03b

P3 1,8 8,1 5,25a

M1 1,4 7,3 4,33d

M2 1,5 7,6 4,92c

M3 1,6 8,0 5,21b

M4 1,7 8,4 5,66a

CV% 4,6

LSD0.05(M&P) 0,39

LSD0.05(M) 0,23

LSD0.05(P) 0,20

Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Ảnh 3: Thời kì đẻ nhánh rộ của thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón

Ảnh 4: Thời kì trỗ của thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Như vậy có thể thấy, nếu trên cùng một nền phân bón, các công thức cấy dày đạt được chỉ số diện tích lá cao hơn so với các công thức cấy thưa. Điều này được giải thích là do hệ số đẻ nhánh của các công thức cấy dày tuy thấp hơn so với các công thức cấy thưa nhưng khi xét đến số dảnh/m2 thì vẫn cao hơn và cho LAI cao hơn.

Ảnh 5: Thời kì chín sáp của thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

P1M1 P1M2 P1M3 P1M4 P2M1 P2M2 P2M3 P2M4 P3M1 P3M2 P3M3 P3M4

ĐNR Trỗ 10%

Chín sáp

Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến chỉ số diện tích lá - LAI của giống lúa GS9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Xét trên cùng một mật độ cấy: các mức đạm bón P3 (150N), P2 (120N) và P1 (90N) cho LAI lần lượt là 5,25; 5,03 và 4,81 (m2lá/m2đất), như vậy có thể thấy công thức bón nhiều đạm hơn sẽ đạt được LAI cao hơn, sự sai khác về chỉ tiêu diện tích lá của các mức đạm bón có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% và LSD là 0,20.

Từ kết quả trên có thể thấy, các mức phân đạm cao sẽ cho LAI cao hơn, tuy nhiên việc bón nhiều phân đạm sẽ làm cho bộ lá của cây rậm rạm, tạo điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh và gây hại.

Qua hình 3.3 cho thấy chỉ số diện tích lá tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thường đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến trước trỗ, sau đó giảm dần do các nguyên nhân: Các lá phía dưới lụi dần đi đẻ tập trung dinh dưỡng vào cơ quan sinh sản, một số lá chết đi do sâu bệnh,…

3.1.5.2. Lượng chất khô tích lũy

Kết quả ở bảng thu được từ thí nghiệm cho thấy lượng chất khô tích tăng dần từ thời kì đẻ nhánh rộ, trỗ 10% đến thời kì chín sáp. Công thức P2M1 và P3M1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất ở thời kì chín sáp là 68,4 và 67,3 g/khóm trong trong vụ xuân. Khi tăng mật độ cấy hoặc giảm lượng phân bón thì lượng chất khô tích lũy cũng giảm dần.

Xét trên cùng một nền phân bón: Công thức cấy với mật độ M1 có lượng chất khô tích lũy là 65,6 (g/khóm), cao hơn công thức cấy với mật độ M2, M3, M4 với lượng chất khô tích lũy lần lượt là 61,2; 58,1 và 55,2 (g/khóm). Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%. Như vậy, nếu tăng mật độ cấy từ M1 (30 dảnh/m2) lên M4 (45 dảnh/m2) thì lượng chất khô tích lũy của các công thức sẽ giảm đi.

Xét trên cùng một mật độ cấy: mức đạm bón P3 có lượng chất khô tích lũy đạt 61,9 g/khóm cao hơn so với mức đạm bón P1 đạt 57,1 g/khóm nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức P2 đạt 61,1 g/khóm. Như vậy, nếu tăng lượng đạm bón từ P1 (90N) lên P3 (150N) thì lượng chất khô tích lũy của các công thức sẽ tăng lên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến lượng

chất khô tích lũy của giống lúa GS9

Đơn vị tính: g/khóm

CT Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp

P1M1 5,0 40,1 61,0cd

P1M2 4,8 39,3 58,6cd

P1M3 4,4 34,1 56,2d

P1M4 4,4 31,4 52,5e

P2M1 5,6 44,4 67,3ab

P2M2 5,5 40,8 60,8cd

P2M3 4,5 39,7 60,2cd

P2M4 4,4 39,9 56,0d

P3M1 6,6 51,2 68,4a

P3M2 6,4 45,5 64,1bc

P3M3 5,5 44,8 57,9d

P3M4 5,3 39,8 57,1d

P1 4,7 36,2 57,1b

P2 5,0 41,2 61,1a

P3 5,9 45,3 61,9a

M1 5,7 45,3 65,6a

M2 5,5 41,9 61,2b

M3 4,8 39,5 58,1c

M4 4,7 37,0 55,2d

CV% 3,3

LSD0.05(M&P) 3.33

LSD0.05(M) 1,93

LSD0.05(P) 1,67

Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, mức đạm bón và thời vụ trồng khác nhau tới sinh trưởng, năng suất của giống lúa gs9 tại việt trì – phú thọ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)