Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến khả năng sinh trưởng của giống lúa GS9

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, mức đạm bón và thời vụ trồng khác nhau tới sinh trưởng, năng suất của giống lúa gs9 tại việt trì – phú thọ (Trang 58 - 66)

3.1. Thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón

3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến khả năng sinh trưởng của giống lúa GS9

3.1.4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Kết quả theo dõi “chiều cao cây” được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.1:

Với mức độ tin cậy 95% chúng tôi có nhận xét như sau:

Công thức P3M1 đạt chiều cao cao nhất là 109,0 cm, công thức có chiều cao thấp nhất 101,1cm là công thức P1M4; Trên cùng một nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì chiều cao cây cây giảm và dao động từ 103,8 - 108,0 cm, mật độ cấy M1 (30 khóm/m2) đạt chiều cao cao nhất là 108,0 cm, mật độ cấy có chiều cao thấp nhất là M4 (45 khóm/m2) là 103,8 cm, trong đó mật độ M1 và M2 có sự sai khác về tính trạng chiều cao cây không có ý nghĩa về mặt thống kê; Trên cùng một mật độ cấy: khi tăng mức bón đạm thì chiều cao cây tăng. Nền phân bón P3 (150N) đạt được chiều cao cao nhất là 107,6 cm, cao hơn so với 2 nền phân bón còn lại là P2 (120N) 106,6 cm và P1(90N) 104,1 cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến

động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa GS9

Đơn vị tính: cm

CT Ngày sau cấy CCCC

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70

P1M1 19,7 24,2 37,1 44,9 52,1 66,5 83,7 91,5 97,7 98,6 106,3ab

P1M2 19,3 23,7 37,2 44,6 51,7 66,1 83,8 91,5 96,4 97,3 105,5bc

P1M3 19,4 24,0 38,6 44,1 51,9 66,3 82,5 90,5 94,4 94,8 103,5c

P1M4 18,7 23,0 38,0 43,9 51,7 66,1 81,7 89,5 93,5 94,1 101,1d

P2M1 20,2 24,8 41,3 48,7 53,8 68,3 87,9 95,2 102,9 103,0 108,8a

P2M2 20,8 25,0 43,2 49,1 54,4 68,8 88,0 95,5 102,0 102,2 107,9ab

P2M3 21,1 25,7 41,9 48,4 55,3 69,7 85,8 93,6 99,8 100,4 105,1bc

P2M4 20,2 24,8 41,6 49,0 52,5 67,0 84,5 92,2 97,4 98,4 104,5bc

P3M1 20,8 25,5 45,4 50,4 57,2 71,6 87,0 94,4 98,3 100,1 109,0a

P3M2 21,5 26,2 44,8 50,0 56,0 70,2 85,7 93,5 97,1 99,7 108,4ab

P3M3 21,0 25,7 44,6 49,9 55,9 70,3 85,9 90,8 97,2 98,8 107,1ab

P3M4 20,1 24,8 43,3 49,2 55,2 69,7 85,2 93,2 96,5 97,5 105,8bc

P1 19,3 23,7 37,8 44,4 51,8 66,3 82,9 90,7 95,5 96,2 104,1b

P2 20,6 25,1 42,0 48,8 54,0 68,4 86,6 94,1 100,6 101,0 106,6a

P3 20,9 25,6 44,5 49,9 56,1 70,5 86,0 93,0 97,3 99,0 107,6a

M1 20,2 24,8 41,3 48,0 54,4 68,8 86,2 93,7 99,6 100,6 108,0a

M2 20,5 25,0 41,7 47,9 54,0 68,4 85,8 93,5 98,5 99,7 107,3a

M3 20,5 25,1 41,7 47,5 54,3 68,8 84,7 91,6 97,1 98,0 105,2b

M4 19,7 24,2 41,0 47,4 53,1 67,6 83,8 91,7 95,8 96,7 103,8c

CV% 1,5

LSD0,05(M&P) 2,7

LSD0.05(M) 1,5

LSD0.05(P) 1,3

Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 0

20 40 60 80 100 120

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 CCCC

Ngày sau cấy (ngày)

Chiều cao cây (cm)

P1M1 P1M2 P1M3 P1M4 P2M1 P2M2 P2M3 P2M4 P3M1 P3M2 P3M3 P3M4

Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa GS9

Ảnh 2: Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón

Từ các kết quả trên ta có thể thấy, nếu tăng lượng phân đạm bón đối với giống lúa GS9 từ 90N lên 150N thì chiều cao cây có xu hướng tăng lên. Hai nền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 phân bón 120N và 150N có sự sai khác về tính trạng chiều cao cây không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra, công thức mật độ cấy M1 với 30 khóm/m2 cũng đạt được chiều cao cây tốt hơn so với các công thức mật độ cấy còn lại.

Qua hình 3.1 cho thấy, chiều cao của cây lúa tăng mạnh từ 28 ngày sau cấy trở đi, đây là thời điểm cây lúa chuyển từ thời kỳ đẻ nhánh sang đứng cái, làm đòng. Từ 70 ngày sau cấy trở đi, chiều cao của cây không có biến động nhiều.

Từ các kết quả trên ta có thể thấy, nếu tăng lượng phân đạm bón đối với giống lúa GS9 từ 90N lên 150N thì chiều cao cây có xu hướng tăng lên. Hai nền phân bón 120N và 150N có sự sai khác về tính trạng chiều cao cây không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra, công thức mật độ cấy M1 với 30 khóm/m2 cũng đạt được chiều cao cây tốt hơn so với các công thức mật độ cấy còn lại.

3.1.4.2. Động thái đẻ nhánh

Kết quả theo dõi quá trình đẻ nhánh được thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.2.

Từ kết quả cho thấy, với các công thức khác nhau thì khả năng đẻ nhánh cũng khác nhau, cụ thể: Trong vụ xuân 2015, công thức P3M1 đạt số dảnh hữu hiệu cao nhất là 8,8 dảnh/khóm, tuy nhiên cũng không có sự sai khác so với các công thức P1M1, P2M1, P2M2, P3M2 với số dảnh đạt được lần lượt là 8,3, 8,7, 8,5 và 8,6 dảnh/khóm. Công thức P1M4, P1M3 có số dảnh hữu hiệu thấp nhất về mặt thống kê lần lượt là 7,2 và 7,5 dảnh/khóm. Kết quả trên được xác định ở độ tin cậy 95%.

Xét trên cùng một nền phân bón: khi tăng mật độ cấy từ M1 – M4 thì khả năng đẻ nhánh của giống lúa GS9 giảm. Công thức cấy với mật độ M1 (30 dảnh/m2) cho số dảnh hữu hiệu cao hơn mật độ M2 (35 dảnh/m2), mật độ M2 cho số dảnh hữu hiệu cao hơn M3 (40 dảnh/m2) và mật độ M3 có số dảnh hữu hiệu cao hơn công thức cấy M4 (45 dảnh/m2) với số dảnh hữu hiệu lần lượt là: 8,6(M1); 8,4(M2);

7,7(M3); 7,5(M4). Giữa mật độ M1 và M2, mật độ M3 và M4 sự sai khác về số nhánh hữu hiệu không có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% và LSD là 0,29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến

động thái đẻ nhánh của giống lúa GS9

Đơn vị tính: dảnh/khóm

CT Ngày sau cấy NHH

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70

P1M1 2,0 2,0 4,8 6,6 8,9 9,3 10,3 9,9 9,6 9,6 8,3ab

P1M2 2,0 2,0 5,0 6,3 8,9 9,3 10,2 9,9 9,4 9,4 8,1bc

P1M3 2,0 2,0 5,0 5,9 8,4 8,8 9,7 9,3 8,6 8,6 7,5cd

P1M4 2,0 2,0 4,8 5,6 8,2 8,8 9,5 9,2 8,7 8,7 7,2d

P2M1 2,0 2,0 5,5 8,1 9,8 10,0 11,5 10,7 9,9 9,9 8,7ab

P2M2 2,0 2,0 5,4 7,7 10,0 10,2 11,0 10,3 9,8 9,8 8,5ab

P2M3 2,0 2,0 5,2 7,5 9,7 9,9 10,6 9,7 9,0 9,0 7,7c

P2M4 2,0 2,0 5,0 6,9 9,1 9,5 9,9 9,3 8,9 8,9 7,6c

P3M1 2,0 2,0 6,1 8,5 11,5 11,5 12,0 10,9 10,4 10,4 8,8a

P3M2 2,0 2,0 5,9 8,2 11,0 11,0 11,8 10,5 10,0 10,0 8,6ab

P3M3 2,0 2,0 5,6 7,9 10,4 10,5 10,1 9,5 9,1 9,1 8,0bc

P3M4 2,0 2,0 5,5 7,3 9,5 9,9 10,0 9,4 8,6 8,6 7,8bc

P1 2,0 2,0 4,9 6,1 8,6 9,0 9,9 9,6 9,1 9,1 7,8b

P2 2,0 2,0 5,3 7,6 9,6 9,9 10,8 10,0 9,4 9,4 8,1a

P3 2,0 2,0 5,8 8,0 10,6 10,7 11,0 10,1 9,6 9,6 8,3a

M1 2,0 2,0 5,4 7,7 10,1 10,3 11,3 10,5 10,0 10,0 8,6a

M2 2,0 2,0 5,5 7,4 10,0 10,2 11,0 10,3 9,7 9,7 8,4a

M3 2,0 2,0 5,3 7,1 9,5 9,7 10,1 9,5 8,9 8,9 7,7b

M4 2,0 2,0 5,1 6,6 8,9 9,4 9,8 9,3 8,7 8,7 7,5b

CV% 3,7

LSD0,05(M&P 0,50

LSD0.05(M) 0,29

LSD0.05(P) 0,25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Xét trên cùng một mật độ cấy: Khi tăng mức bón đạm khả năng đẻ nhánh của giống lúa GS9 tăng. Số dảnh hữu hiệu trong vụ xuân 2015 của các mức đạm bón P1 (90N), P2 (120N) và P3 (150N) lần lượt là 7,8; 8,1 và 8,3. Kết quả này cho thấy hai nền phân bón 120N và 150N sự sai khác về tính trạng đẻ nhánh không có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% và LSD là 0,25.

Như vậy có thể thấy với các mật độ cấy thưa, khả năng đạt được số dảnh hữu hiệu của cây lúa cao hơn so với các mật độ cấy dày, điều này có thể giải thích do cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ. Khi tăng mức bón đạm từ P1 lên P3 thì khả năng đẻ nhánh của giống GS9 cũng tăng

0 2 4 6 8 10 12 14

7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 NHH

Ngày sau cấy

Số nhánh (nhánh/khóm)

P1M1 P1M2 P1M3 P1M4 P2M1 P2M2 P2M3 P2M4 P3M1 P3M2 P3M3 P3M4 Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón

đến động thái đẻ nhánh của giống lúa GS9

Kết quả của thí nghiệm trong vụ xuân năm 2015 cho thấy, số dảnh tối đa đạt được tại thời điểm 49 ngày sau khi cấy và sau đó thì giảm dần.

Liên quan tới động thái đẻ nhánh của giống GS9:

- Với số dảnh tối đa trên khóm: các công thức cấy thưa cho số dảnh cao hơn so với các công thức cấy dày, cụ thể: trong vụ xuân công thức cấy M1 (30 dảnh/m2) cho số dảnh tối đa lần lượt trên 3 nền phân bón là 10,3; 11,5 và 12,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 trong khi công thức cấy dày nhất M4 (45 khóm/m2) cho số dảnh tối đa lần lượt trên 3 nền phân bón là 9,5; 9,9 và 10,0. Tuy nhiên, số dảnh tối đa không quyết định trực tiếp tới năng suất, mà số dảnh hữu hiệu mới là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến hệ số đẻ nhánh của giống lúa GS9

Đơn vị tính: nhánh/khóm CT Số nhánh tối

đa (N/K) Số nhánh hữu

hiệu Hệ số đẻ

nhánh Hệ số đẻ nhánh có ích

P1M1 10,3 8,3 5,15 4,15

P1M2 10,2 8,1 5,10 4,05

P1M3 9,7 7,5 4,85 3,75

P1M4 9,5 7,2 4,75 3,60

P2M1 11,5 8,7 5,75 4,35

P2M2 11 8,5 5,50 4,25

P2M3 10,6 7,7 5,30 3,85

P2M4 9,9 7,6 4,95 3,80

P3M1 12,0 8,8 6,00 4,40

P3M2 11,8 8,6 5,90 4,30

P3M3 10,1 8,0 5,05 4,00

P3M4 10,0 7,8 5,00 3,90

P1 9,9 7,8 5,0 3,9

P2 10,8 8,1 5,4 4,1

P3 11,0 8,3 5,5 4,2

M1 11,3 8,6 5,6 4,3

M2 11,0 8,4 5,5 4,2

M3 10,1 7,7 5,1 3,9

M4 9,8 7,5 4,9 3,8

- Về hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh có ích: Trên cùng nền phân bón hệ số đẻ nhánh có ích của các công thức cấy thưa bao giờ cũng cao hơn các công thức cấy dày. Đó là: Trên nền phân bón P1 (90N) công thức cấy mật độ thưa nhất là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 công thức M1 (30 khóm/m2) hệ số đẻ nhánh có ích là 4,15 trong khi đó công thức M4 (45 khóm/m2) hệ số đẻ nhánh có ích chỉ đạt 3,60. Điều này hoàn toàn hợp với quy luật đẻ nhánh của cây lúa, cây lúa có khả năng tự điều chỉnh mật độ quần thể, nếu cấy dày cây lúa đẻ ít, cấy thưa lúa đẻ nhiều hơn.

Nếu xét trong cùng mật độ, ở các mức đạm bón thì nhìn chung hệ số đẻ nhánh có ích của nền phân bón P3 từ 3,90 - 4,40 có xu hướng cao hơn hệ số đẻ nhánh có ích của nền phân bón P2 và P1 lần lượt là 3,80 - 4,35; 3,60 - 4,15. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn.

Như vậy hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh có ích ở các công thức cấy thưa ít dảnh với nền phân bón cao hơn thì cao hơn. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này để đạt số dảnh hữu hiệu cao thì phải bố trí theo công thức P3M1 là hợp lý giữa mật độ và lượng phân bón cho lúa GS9.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, mức đạm bón và thời vụ trồng khác nhau tới sinh trưởng, năng suất của giống lúa gs9 tại việt trì – phú thọ (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)