Giai đoạn bén rễ hồi xanh: trong vụ xuân năm 2015 giai đoạn này là 5 ngày.
Giai đoạn đẻ nhánh: Thời gian sau khi hồi xanh lúa bắt đầu vào đẻ nhánh.
Thời gian đẻ nhánh trong vụ kéo dài từ 24 ngày (công thức P1M3, P1M4) tới 34 ngày (công thức P3M1). Cây lúa đẻ nhánh sớm nhất là 16 ngày sau cấy (công thức P2M1, P3M1) và muộn nhất là 20 ngày sau cấy (P1M4).
Thời kỳ làm đòng: Sau khi lúa đẻ nhánh đạt số nhánh tối đa thì chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng và kết thúc khi cây lúa bắt đầu trỗ. Thời kỳ làm đốt, làm đòng của giống lúa GS9 là khoảng 33 - 34 ngày, trỗ xong lúa bắt đầu phơi màu và tích lũy chất khô.
Thời kỳ chín: Lúa trải qua ba giai đoạn là chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Giai đoạn chín ổn định và kéo dài 30 - 31 ngày. Ban đầu khi thụ phấn thụ tinh xong chất khô bắt đầu được tích lũy vào hạt, từ dạng nội nhũ mềm (chín sữa) đến cứng dần (chín sáp) và cuối cùng vỏ hạt ngả sang màu vàng (chín hoàn toàn).
Tổng thời gian sinh trưởng của lúa GS9 trong vụ xuân 2015 ở các công thức kéo dài từ 123 - 129 ngày, sự sai khác này chủ yếu là do sự sai khác giữa các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 công thức ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Công thức bón với mức đạm P1 (90N) có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (123 - 124 ngày), các công thức bón với mức đạm P3 (150N) có thời gian sinh trưởng dài nhất (128 - 129 ngày). Điều này có nghĩa nếu tăng lượng đạm bón lên từ 90N đến 150N thì thời gian sinh trưởng sẽ có chiều hướng tăng lên. Thời gian sinh trưởng của các thí nghiệm thời vụ trồng trong vụ xuân ít biến động trong khoảng 126 – 127 ngày.
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến một số đặc điểm hình thái của giống lúa GS9
Qua kết quả theo dõi thu được trong bảng cho thấy:
- Sức sinh trưởng của mạ: Cây mạ sinh trưởng tốt, cứng cây (điểm 3).
- Khả năng đẻ nhánh: cây lúa đẻ nhánh trung bình (đạt điểm 5)
- Độ cứng cây được tiến hành theo dõi ở giai đoạn vào chắc kết quả cho thấy cây có độ cứng trung bình (điểm 3).
- Ngoài ra các chỉ tiêu khác như: độ tàn lá muộn và chậm (điểm 1), độ thoát cổ bông khá tốt (điểm 3); hạt xếp xít, bông gọn, hạt có mầu vàng sáng.
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái của giống lúa GS9
Chỉ tiêu Giai đoạn theo dõi Điểm
Sức sinh trưởng mạ 3 3 - mạnh
Khả năng đẻ nhánh 5 5 - trung bình
Độ cứng cây 8 3 - cứng trung bình
Chiều cao cây 8 5 - trung bình
Độ tàn lá 9 1 - mộn và chậm
Độ thoát cổ bông 7 3 - thoát trung bình
Kiểu xếp hạt 8 Gọn bông, hạt xếp xít
Râu trên hạt 9 Có
Màu sắc hạt 9 Vàng sáng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa GS9
Theo dõi một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa GS9 trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến một số chỉ tiêu nông sinh học của giống lúa GS9
CT Dài lá đòng
(cm) Rộng lá đòng
(cm) Dài cổ bông
(cm) Dài bông (cm)
P1M1 39,2 1,88 3,6 24,1
P1M2 39,3 1,91 3,6 23,9
P1M3 38,3 1,85 3,5 22,6
P1M4 37,3 1,85 3,2 22,7
P2M1 41,0 2,03 3,5 25,0
P2M2 40,9 2,02 3,5 24,9
P2M3 39,4 1,94 3,3 23,4
P2M4 39,0 1,89 3,3 23,4
P3M1 43,3 2,08 4,0 25,8
P3M2 41,8 2,03 3,8 25,1
P3M3 39,8 1,95 3,6 24,8
P3M4 39,7 1,93 3,5 24,8
P1 38,5 1,87 3,5 23,3
P2 40,1 1,97 3,4 24,2
P3 41,2 2,00 3,7 25,1
M1 41,2 2,00 3,7 25,0
M2 40,7 1,99 3,6 24,6
M3 39,2 1,91 3,5 23,6
M4 38,7 1,89 3,3 23,6
- Chiều dài, chiều rộng lá đòng có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc vì có vai trò trực tiếp trong việc cung cấp các sản phẩm quang hợp cho hạt. Tại thí nghiệm các công thức có chiều dài lá đòng giao động từ 37,3 - 43,3 cm, trong đó công thức P3M1 có chiều dài cao nhất đạt 43,3 cm, công thức có chiều dài thấp nhất là P1M4 đạt 37,3 cm. Chiều rộng lá đòng giao động từ 1,85 - 2,08 cm; Trên cùng mật độ cấy: khi tăng mức đạm bón thì chiều dài và chiều rộng lá đòng đều tăng.
Mức đạm bón có chiều dài lá đòng các cao nhất là P3 đạt 41,2 cm, thấp nhất là P1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 đạt 38,5 cm. Chiều rộng lá đòng dao động từ 1,87 -2,00 cm; Trên cùng nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì chiều dài và chiều rộng lá đòng đều giảm. Mật độ có chiều dài lá đòng cao nhất là M1 đạt 41,2 cm, thấp nhất là M4 đạt 38,7 cm. Chiều rộng lá đòng dao động từ 1,89 -2,00 cm.
- Độ dài cổ bông: Độ dài cổ bông phản ánh mức độ trỗ thoát của bông lúa.
Kết quả đo đếm độ dài cổ bông của các công thức trong thí nghiệm cho thấy độ dài cổ bông dao động từ 3,2 - 4,0 cm. Công thức có chiều dài cổ bông thấp là công thức P1M4 đạt 3,2 cm và cao nhất là công thức P3M1 đạt 4,0 cm.
- Chiều dài bông: Kết quả đo đếm chiều dài bông của các công thức trong thí nghiệm cho thấy: chiều dài bông giao động từ 22,6 - 25,8 cm. Công thức P1M4 có chiều dài bông thấp nhất (22,6 cm), công thức P3M1 có chiều dài bông cao nhất (25,8 cm); Trên cùng mật độ cấy: khi tăng mức đạm bón thì chiều dài bông cũng tăng, chiều dài bông của các mức đạm bón dao động từ 23,3 - 25,1 cm; Trên cùng nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì chiều dài bông lúa giảm, chiều dài bông của các công thức dao động từ 23,6 – 25,0 cm, trong đó cao nhất là là mật độ M1 đạt 25 cm, thấp nhất là mật độ M3, M4 đạt 23,6 cm.
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến khả năng sinh trưởng của giống lúa GS9
3.1.4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Kết quả theo dõi “chiều cao cây” được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.1:
Với mức độ tin cậy 95% chúng tôi có nhận xét như sau:
Công thức P3M1 đạt chiều cao cao nhất là 109,0 cm, công thức có chiều cao thấp nhất 101,1cm là công thức P1M4; Trên cùng một nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì chiều cao cây cây giảm và dao động từ 103,8 - 108,0 cm, mật độ cấy M1 (30 khóm/m2) đạt chiều cao cao nhất là 108,0 cm, mật độ cấy có chiều cao thấp nhất là M4 (45 khóm/m2) là 103,8 cm, trong đó mật độ M1 và M2 có sự sai khác về tính trạng chiều cao cây không có ý nghĩa về mặt thống kê; Trên cùng một mật độ cấy: khi tăng mức bón đạm thì chiều cao cây tăng. Nền phân bón P3 (150N) đạt được chiều cao cao nhất là 107,6 cm, cao hơn so với 2 nền phân bón còn lại là P2 (120N) 106,6 cm và P1(90N) 104,1 cm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa GS9
Đơn vị tính: cm
CT Ngày sau cấy CCCC
7 14 21 28 35 42 49 56 63 70
P1M1 19,7 24,2 37,1 44,9 52,1 66,5 83,7 91,5 97,7 98,6 106,3ab
P1M2 19,3 23,7 37,2 44,6 51,7 66,1 83,8 91,5 96,4 97,3 105,5bc
P1M3 19,4 24,0 38,6 44,1 51,9 66,3 82,5 90,5 94,4 94,8 103,5c
P1M4 18,7 23,0 38,0 43,9 51,7 66,1 81,7 89,5 93,5 94,1 101,1d
P2M1 20,2 24,8 41,3 48,7 53,8 68,3 87,9 95,2 102,9 103,0 108,8a
P2M2 20,8 25,0 43,2 49,1 54,4 68,8 88,0 95,5 102,0 102,2 107,9ab
P2M3 21,1 25,7 41,9 48,4 55,3 69,7 85,8 93,6 99,8 100,4 105,1bc
P2M4 20,2 24,8 41,6 49,0 52,5 67,0 84,5 92,2 97,4 98,4 104,5bc
P3M1 20,8 25,5 45,4 50,4 57,2 71,6 87,0 94,4 98,3 100,1 109,0a
P3M2 21,5 26,2 44,8 50,0 56,0 70,2 85,7 93,5 97,1 99,7 108,4ab
P3M3 21,0 25,7 44,6 49,9 55,9 70,3 85,9 90,8 97,2 98,8 107,1ab
P3M4 20,1 24,8 43,3 49,2 55,2 69,7 85,2 93,2 96,5 97,5 105,8bc
P1 19,3 23,7 37,8 44,4 51,8 66,3 82,9 90,7 95,5 96,2 104,1b
P2 20,6 25,1 42,0 48,8 54,0 68,4 86,6 94,1 100,6 101,0 106,6a
P3 20,9 25,6 44,5 49,9 56,1 70,5 86,0 93,0 97,3 99,0 107,6a
M1 20,2 24,8 41,3 48,0 54,4 68,8 86,2 93,7 99,6 100,6 108,0a
M2 20,5 25,0 41,7 47,9 54,0 68,4 85,8 93,5 98,5 99,7 107,3a
M3 20,5 25,1 41,7 47,5 54,3 68,8 84,7 91,6 97,1 98,0 105,2b
M4 19,7 24,2 41,0 47,4 53,1 67,6 83,8 91,7 95,8 96,7 103,8c
CV% 1,5
LSD0,05(M&P) 2,7
LSD0.05(M) 1,5
LSD0.05(P) 1,3
Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 0
20 40 60 80 100 120
7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 CCCC
Ngày sau cấy (ngày)
Chiều cao cây (cm)
P1M1 P1M2 P1M3 P1M4 P2M1 P2M2 P2M3 P2M4 P3M1 P3M2 P3M3 P3M4
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa GS9