3.1. Thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón
3.1.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa GS9
3.1.7.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đối với giống lai ba dòng GS9 chúng tôi thu được kết quả qua bảng 3.10:
- Đối với tính trạng bông/m2: Công thức P3M4, P2M4 đạt kết quả cao nhất là 351 và 339 (bông/m2), 2 công thức P1M1 và P2M1 có kết quả thấp nhất lần lượt là 248 và 260 (bông/m2)
Xét trên cùng một nền phân bón: mật độ cấy M4 có số bông/m2 cao nhất là 338, tiếp theo là M3 và M2 lần lượt là 308,4 và 292,4 còn công thức cấy với mật độ M1 có số bông thấp nhất là 257,3 (bông/m2), sự sai khác giữa các mật độ cấy về tính trạng bông/m2 có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 95% và LSD là 9,3. Như vậy có thể thấy, tuy hệ số đẻ nhánh có ích của các công thức cấy thưa cao hơn so với các công thức cấy dày nhưng xét trên cùng một đơn vị diện tích số bông của các công thức cấy dày vẫn cao hơn. Tuy nhiên, không phải cứ công thức nào có số bông trên một đơn vị diện tích cao nhất thì cho năng suất cao nhất, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa.
Xét trên cùng một mật độ cấy: khi tăng mức bón đạm thì số bông/m2 tăng. Mức đạm bón P3 đạt được số bông cao nhất với 308,4 (bông/m2), tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê so với mức phân bón P2 với 300,5 (bông/m2). Mức phân bón P1 cho số bông thấp nhất là 288,3 (bông/m2) ở độ tin cậy 95% và LSD là 8,1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa GS9
CT Số
bông/m2
Số hạt/bông
TL hạt chắc
(%)
P1000 hạt (g)
NSLT (tạ/ha)
NSTT (tạ/ha) P1M1 248,0f 158,8bc 91,7ab 27,7 100,0 68,4bc P1M2 282,3d 149,9cd 91,6ab 27,6 106,9 70,9bc P1M3 298,7d 146,3cd 91,1ab 27,4 109,3 68,8bc P1M4 324,0b 142,9d 90,9ab 27,3 114,8 67,1c P2M1 260,0ef 171,7a 92,5a 27,7 114,6 76,3ab P2M2 296,3e 161,1b 92,1ab 27,6 121,2 78,6a P2M3 306,7cd 150,2cd 90,7b 27,4 114,8 70,2bc P2M4 339,0ab 145,4d 89,7b 27,4 121,1 69,1bc P3M1 264,1e 163,1ab 91,5ab 27,7 109,2 71,5bc P3M2 298,7d 160,4b 89,4b 27,6 118,0 74,9ab P3M3 320,0bc 147,3cd 89,1b 27,4 115,3 69,1bc P3M4 351,0a 144,8d 87,5c 27,3 121,5 66,5c
P1 288,3c 149,5b 91,3a 27,5 107,7 68,8b
P2 300,5b 157,1a 91,3a 27,5 117,9 73,6a
P3 308,4a 153,9ab 89,4b 27,5 116,0 70,5b M1 257,3d 164,5a 91,9a 27,7 107,9 72,1ab
M2 292,4c 157,1b 91,0a 27,6 115,4 74,8a
M3 308,4b 148,0cd 90,3b 27,4 113,1 69,4bc
M4 338,0a 144,4d 89,4c 27,3 119,1 67,6c
CV% 3,2 3,4 1,1 4,6
LSD 0.05
(MxP) 16,2 8,76 1,7 5,5
LSD 0.05
(P) 8,1 4,38 0,99 2,8
LSD 0.05
(M) 9,3 5,06 0.86 3,2
Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
Từ đó có thể thấy, yếu tố phân bón có sự ảnh hưởng nhưng không lớn tới số bông trên một đơn vị diện tích, mà mật độ cấy mới là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự sai khác về số bông trên cùng một đơn vị diện tích của các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 công thức trong thí nghiệm.
- Đối với tính trạng số hạt/bông: Công thức P3M1 và P2M1 đạt được số hạt/bông cao nhất lần lượt là 171,7 và 163,1; công thức P1M4, P2M4 và P3M4 có số hạt/bông thấp nhất ở các mức 142,9; 145,4 và 144,8 hạt/bông
Xét trên cùng một nền phân bón: Mật độ M1 đạt số hạt/bông cao nhất là 164,5 hạt/bông, tiếp đến là công thức M2 157,1 hạt/bông; công thức M4 có số hạt/bông thấp nhất ở mức 144,4 hạt/bông (sai khác không có ý nghĩa với công thức cấy M3: 148 hạt/bông). Từ đó có thể thấy, mật độ cấy thưa có số hạt/bông cao hơn so với mật độ cấy dày, điều này được giải thích do cùng một lượng phân bón các công thức cấy thưa sẽ ít phải cạnh tranh dinh dưỡng hơn so với các công thức cấy dày và sẽ đạt được số hạt trên bông cao hơn.
Xét trên cùng một mật độ cấy: chỉ tiêu số hạt/bông không tăng tỉ lệ thuận khi tăng mức đạm bón từ P1 - P3, số hạt trên bông thu được giao động từ 149,5 - 157,1 hạt, trong đó cao nhất là mức đạm bón P2 đạt 157,1 hạt/bông (sai khác không có ý nghĩa với mức đạm bón P3: 153,9 hạt/bông), thấp nhất là công thức P1 149,5 hạt/bông. Qua đó chúng tôi có nhận xét, Việc bón thúc lần 2 (bón đón đòng) cho giống lúa lai ba dòng GS9 đúng thời điểm quyết định nhiều hơn so với lượng phân bón đối với chỉ tiêu hạt trên bông.
- Đối với tính trạng tỷ lệ hạt chắc (%): Thí nghiệm thu được đều có kết quả công thức P2M1 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là 92,5 % trong khi các công thức P3M4 cho tỷ lệ hạt chắc thấp nhất 87,5%.
Xét trên cùng một nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì tỷ lệ hạt chắc giảm. Mật độ cấy M1 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là 91,9%, sau đó lần lượt là các công thức M2, M3 với tỉ lệ hạt chắc là 91,0 và 90,3%; công thức cấy M4 có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất ở mức 89,4%. Sự sai khác về tỷ lệ lệ hạt chắc giữa mật độ M1 và M2 không có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%..
Từ đó có thể thấy, với cùng một nền phân bón, mật độ cấy thưa hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn, khả năng vận chuyển, tích lũy vật chất khô cao hơn hẳn so với các công thức cấy dày.
Xét trên cùng một mật độ cấy: Mức đạm bón P1 có tỷ lệ hạt chắc cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 nhất là 91,31% (sai khác không có ý nghĩa với mức đạm bón P2: 91,26%), mức đạm bón P3 cho thu được tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là 89,37%. Qua đó chúng tôi có nhận xét là, nếu tăng lượng phân bón từ 90N lên 150N thì tỷ lệ hạt chắc của giống lúa GS9 giảm xuống.
Như vậy có thể thấy, việc bố trí mật độ cấy khác nhau trên các mức đạm bón có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ hạt chắc của giống, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu được.
- Đối với yếu tố khối lượng 1000 hạt (P1000): Khối lượng 1000 hạt cũng là một trong những chỉ tiêu cấu thành năng suất nhưng ít biến động mà chủ yếu do đặc tính của giống quyết định. Kết quả cho thấy khi cấy với các mật độ khác nhau trên 3 nền phân bón trong thí nghiệm thì khối lượng 1000 hạt của giống lúa lai ba dòng GS9 biến động rất ít từ 27,3 g đến 27,7g.
- Đối với yếu tố năng suất lý thuyết: Được tính dựa trên các yếu tố cấu thành nên năng suất của giống. Qua thí nghiệm, năng suất lý thuyết của giống giao động từ 100 - 121,5 tạ/ha .
- Đối với năng suất thực thu: Năng suất thực thu là một yếu tố tổng hợp các yếu tố của quá trình sinh trưởng, phát triển ở cả hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật. Công thức P2M2 cho năng suất thực thu cao nhất 78,6 tạ/ha; công thức P3M4 cho năng suất thực thu thấp nhất 66,5 tạ/ha.
Xét trên cùng một nền phân bón: Mật độ cấy M2 cho năng suất thực thu cao nhất là 74,8 tạ/ha. Các mật độ cấy M1, M3, M4 có năng suất giảm dần và thấp hơn so với mật độ cấy M2 lần lượt ở các mức 72,1; 69,4 và 67,6 tạ/ha. Từ đó có thể thấy. Từ đó chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu không tăng tỷ lệ thuận với tăng mật độ cấy, mật độ M2 cho năng suất cao nhất. Sự sai khác về năng suất thực thu giữa mật độ độ M1 và M2 không có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%.
Xét trên cùng một mật độ cấy: mức đạm bón P2 đạt năng suất cao nhất 73,6 tạ/ha; mức đạm bón P1 với năng suất thực thu thấp nhất là 68,8 tạ/ha (sai khác không có ý nghĩa với mức đạm bón P3: 70,5 tạ/ha ở độ tin cậy 95%). Từ đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu không tăng tỷ lệ thuận với mức tăng phân đạm từ 90N lên 150N, mức đạm bón 120N cho năng suất thực thu cao nhất.
3.1.7.2. Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế
Năng suất sinh vật học (NSSVH) càng cao thì khả năng cho năng suất thực thu sẽ càng lớn.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến các chỉ tiêu về năng suất và hệ số kinh tế của giống lúa GS9
CT Năng suất kinh tế (g/khóm)
Năng suất sinh vật học
(g/khóm) Hệ số kinh tế
P1M1 34,1 67,3 0,51
P1M2 32,6 66,3 0,49
P1M3 32,1 63,3 0,51
P1M4 32,9 67,9 0,49
P2M1 37,4 75,2 0,50
P2M2 36,4 73,1 0,50
P2M3 36,0 76,5 0,47
P2M4 34,8 73,8 0,47
P3M1 34,5 76,2 0,45
P3M2 34,7 74,2 0,47
P3M3 33,5 72,7 0,46
P3M4 32,7 72,0 0,45
P1 32,9 66,2 0,50
P2 36,2 74,7 0,48
P3 33,9 73,8 0,46
M1 35,3 72,9 0,49
M2 34,6 71,2 0,49
M3 33,9 70,8 0,48
M4 33,5 71,2 0,47
Từ kết quả trong bảng 3.11 chúng tôi có một vài nhận xét như sau: năng suất sinh vật học của giống lúa GS9 giao động từ 63,3 - 76,5 g/khóm . Tuy nhiên không phải công thức nào có năng suất thực sinh vật học cao nhất thì sẽ cho năng suất thực thu cao nhất, ví dụ công thức có năng suất sinh vật học cao nhất là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 P2M3 với 76,5 g/khóm nhưng năng suất kinh tế lại chỉ ở mức 36 g/khóm (trong khi công thức có năng suất kinh tế cao nhất P2M1 là 37,4 g/khóm lại chỉ có năng suất sinh vật học là 75,2 g/khóm); Trên cùng nền phân bón: khi tăng mật độ cấy thì năng suất kinh tế và hệ số kinh tế giảm, cụ thể năng suất kinh tế dao động từ 33,5 - 35,3, hệ số kinh tế dao động từ 0,47 - 0,49 ( mật độ cấy M1 và M2 có hệ số kinh tế bằng nhau); Trên cùng nền phân bón: năng suất kinh tế không tỷ lệ thuâtn khi tăng mức đạm bón, cao nhất là mức đạm bón P3 đạt 36,2 g/khóm, thấp nhất là mức đạm bón P1 đạt 32,9 g/khóm. Khi tăng mức đạm bón thì hệ số kinh tế giảm, dao động từ 0,46 - 5,0.
Ảnh 6: Thời kì chín của thí nghiệm mật độ cấy và mức đạm bón Nhìn chung các công thức cấy dày, bón nhiều phân sẽ có năng suất sinh vật học cao hơn so với các công thức cấy thưa, bón ít phân tuy nhiên qua hệ số kinh tế có thể thấy các công thức cấy thưa lại có hệ số kinh tế cao hơn hẳn, ví dụ: Hệ số kinh tế của mật độ cấy M1 đạt 0, 49 - 0,51 trong khi hệ số kinh tế của mật độ cấy M4 là 0,45 - 0,47.
Như vậy để có năng suất cao thì phải bố trí mật độ và mức đạm bón theo công thức P2M2 là hợp lý và có kết quả cho thấy công thức này đem lại hiệu quả rõ rệt.