Kết quả ở bảng thu được từ thí nghiệm cho thấy, công thức VX3 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt 73,7 g/khóm. Có sự sai khác rõ rệt giữa công thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 VX3 với công thức VX1 và VX2 về ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Công thức VX1 và VX2 có lượng chất khô tích lũy lần lượt là đạt 58,2 và 60,5 g/khóm (không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê giữa hai công thức này)
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến lượng chất khô tích lũy của giống lúa GS9
Đơn vị tính: g/khóm
CT Đẻ nhánh rộ Trỗ 10% Chín sáp
VX1 5,9 42,5 58,2b
VX2 5,5 40,8 60,8b
VX3 5,1 55,8 73,7a
CV% 2,5
LSD0,05 3,1
Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại đối với giống lúa GS9
Sâu bệnh có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, cây lúa bị sâu bệnh phá hoại làm thiệt hại năng suất, giảm hiệu quả sản xuất. Trong thực tế sâu bệnh có liên quan chặt chẽ tới các yếu tố bên ngoài đồng ruộng như: thời tiết, khí hậu, mật độ, phân bón,... Vì thế có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh tình hình sâu bệnh trên quần thể ruộng lúa.
Qua quá trình điều tra sâu bệnh ở đồng ruộng (chỉ tiêu đánh giá xem ở phần phụ lục) chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng công thức VX1 tỷ lệ nhiễm sâu bệnh nhẹ nhất (không nhiễm sâu đục thân; nhiễm bọ trĩ và bệnh khô vằn ở mức thấp) và công thức VX3 tỷ lệ nhiễm sây bệnh cao nhất (nhiễm sâu đục thân và khô vằn ở mức thấp; nhiễm bọ trĩ ở mức nặng - điểm 7).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 Bảng 3.20. Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh chính
đối với giống lúa GS9
CT
Sâu đục thân Bệnh khô vằn Bọ trĩ Tỷ lệ
bông bạc (%)
Cấp sâu hại
(điểm)
Tỷ lệ (%)
Cấp bệnh hại
(điểm)
Tỷ lệ hại (%)
Cấp sâu hại
(điểm)
VX1 0,0 0 6,1 1 6,7 1
VX2 0,8 1 7,1 1 12,0 3
VX3 1,2 1 6,1 1 39,8 7
Ghi chú: Bọ trĩ điều tra ở thời kỳ đẻ nhánh ; Khô vằn điều tra ở giai đoạn ngậm sữa. Sâu đục thân điều tra ở thời kỳ vào chắc.
3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa GS9
3.2.6.1 Các yếu tố cấu thành năng suất
Qua nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đối với giống lúa GS9 trong vụ xuân 2015 chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 3.21):
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa GS9
Số
hạt/bông
TL hạt chắc
(%)
KL 1000 hạt
(g)
NSLT (tạ/ha)
NSTT (tạ/ha)
VX1 166,3a 92,6a 27,8 123,9 79,9b
VX2 161,1ab 91,5a 27,6 120,4 77,7b
VX3 149,9b 90,7a 27,6 151,4 88,0a
CV% 4,0 1,1 4,2
LSD 0.05 12,8 2,1 6,9
Ghi chú: Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa, các chữ khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa
- Đối với tính trạng số hạt/bông: Công thức VX1 đạt được số hạt/bông cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 nhất là 166,3 và có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê với công thức VX3 (có số hạt/bông thấp nhất ở các mức 149,9 hạt/bông).
- Đối với tính trạng tỷ lệ hạt chắc (%): Thí nghiệm thu được có kết quả công thức VX1 có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là 92,6 % trong khi các công thức VX3 cho tỷ lệ hạt chắc thấp nhất 90,7%. Sự sai khác về tỷ lệ hạt chắc giữa các công thức không có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%.
- Đối với yếu tố năng suất lý thuyết: Được tính dựa trên các yếu tố cấu thành nên năng suất của giống. Qua thí nghiệm, năng suất lý thuyết của giống giao động từ
120,4 - 151,1 tạ/ha .
- Đối với năng suất thực thu: Năng suất thực thu là một yếu tố tổng hợp các yếu tố của quá trình sinh trưởng, phát triển ở cả hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật. Công thức VX3 cho năng suất thực thu cao nhất 88,0 tạ/ha và có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê với công thức VX2 và VX1 ở độ tin cậy 95%. Năng suất thực thu của công thức VX1 và VX2 lần lượt là 79,9 và 77,7 tạ/ha)
3.2.6.2. Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế
Năng suất sinh vật học (NSSVH) càng cao thì khả năng cho năng suất thực thu sẽ càng lớn.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các chỉ tiêu về năng suất và hệ số kinh tế của giống lúa GS9
CT Năng suất kinh tế (g/khóm)
Năng suất sinh vật học
(g/khóm) Hệ số kinh tế
VX1 37,3 73,1 0,51
VX2 36,4 73,1 0,50
VX3 42,8 89,9 0,48
Từ kết quả trong bảng chúng tôi có một vài nhận xét như sau: năng suất sinh vật học của giống lai ba dòng GS9 giao động từ 73,1 - 89,9 g/khóm. Công thức VX1 và VX2 có năng suất sinh vật học tương đương nhau nhưng công thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 VX1 lại có năng suất kinh tế cao hơn công thức VX2 là (0,9 g/khóm). Công thức VX3 có năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học cao hơn hẳn hai công thức VX1 và VX2 (Công thức VX3 có năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế lần lượt là 89,9 và 42,8 g/khóm). Hệ số kinh tế của các công thức dao động từ 0,48 - 0,51, trong đó công thức VX3 có hệ số kinh tế thấp nhất và công thức VX1 có hệ số kinh tế đạt cao nhất.