1.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản
1.2.3.2 Đo lường rủi ro thanh khoản
Theo Peter S.Rose (2008) một số phương pháp đo lường yêu cầu thanh khoản đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn, phương pháp đo lường bằng các chỉ số thanh khoản và một số phương pháp khác. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi ngân hàng nhận được thông tin mới.
Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn:
Từ đầu mỗi năm ngân hàng sẽ ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng, quý trong năm. Khi nguồn cung thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng thì ngân hàng có một độ lệch thanh khoản được xác định như sau:
Độ lệch thanh khoản = Tổng cung thanh khoản (1) – Tổng cầu thanh khoản (2) + Khi (1) > (2) ngân hàng có một độ lệch thanh khoản dương và phần thanh khoản thặng dư nhanh chóng phải đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho đến khi chúng được cần đến để trang trải nhu cầu tiền sau này.
+ Khi (1) < (2) ngân hàng có một độ lệch thanh khoản âm, trong trường hợp này ngân hàng cần phải gia tăng thanh khoản từ nhiều nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một cách kịp thời và với chi phí rẻ nhất.
Các bước cơ bản trong phương pháp nguồn và sử dụng vốn như sau:
+ Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong khoảng thời gian hoạch định thanh khoản đã cho (ngày, tuần, tháng, quí)
+ Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính toán cho cùng khoảng thời gian xác định đó.
+ Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng hoặc thặng dư hoặc thâm hụt dựa vào sự biến đổi của tiền gửi và cho vay.
Để dự báo các khoản tiền vay, tiền gửi cho một khoản thời gian trong tương lai (ngày, tuần, tháng, quí) ngân hàng có thể dùng các biến số của thống kê kinh tế và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của tiền vay và tiền gửi:
+ Thay đổi của tổng tiền vay trong khoảng dự báo tùy thuộc vào:
o Tăng trưởng GDP dự kiến o Lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến
o Tỷ lệ tăng trưởng về cung ứng tiền của ngân hàng Trung ương o Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng thương mại
o Tỷ lệ lạm phát ước lượng
+ Thay đổi của tổng tiền gửi và các khoản nợ phi tiền gửi trong khoản dự báo tùy thuộc vào:
o Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến o Mức tăng bán lẻ ước lượng
o Tỷ lệ tăng trưởng của ngân hàng Trung ương o Lợi suất dự kiến cho tiền gửi trên thị trưởng tiền tệ o Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Sau khi dùng các biến số thống kê kinh tế dự đoán, ngân hàng có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính:
Thanh khoản dự kiến tháng (quí)i
(∑cho vay đầu kỳ - ∑cho vay cuối tháng (quí) i)
(∑tiền gửi đầu kỳ - ∑tiền gửi cuối tháng (quí) i)
= -
+ Số liệu đầu kỳ là số liệu vào thời điểm đầu năm trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
+ Cho vay bao gồm: cho vay biến đổi là khoản cho vay mang tính đột xuất (thường ngân hàng ước tính bằng con số tuyệt đối), cho vay khác được ngân hàng ước tính cho tháng này bằng một tỷ lệ phần trăm so với cho vay khác của đầu năm.
+ Tiền gửi bao gồm:
o Tiền gửi không kỳ hạn: được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với giao dịch đầu năm.
o Tiền gửi định kỳ biến đổi: tiền gửi mang tính đột xuất được ước lượng bằng con số tuyệt đối
o Tiền gửi định kỳ khác: tiền gửi định kỳ của tháng (quí) này dựa vào tiền gửi định kỳ của tháng (quí) trước cộng trừ cho một lượng biến đổi nhất định (bao gồm CDs: certificate of deposit)
Kết quả:
+ Nếu thanh khoản tháng (quí) thứ i < 0: nghĩa là cầu thanh khoản trong kỳ tăng nhanh hơn cung thanh khoản so với đầu năm, tháng (quí) thứ i bị thiếu hụt thanh khoản.
+ Nếu thanh khoản tháng (quí) thứ i > 0: nghĩa là cung thanh khoản trong kỳ tăng nhanh hơn cầu thanh khoản so với đầu năm, tháng (quí) thứ i dư thừa thanh khoản.
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn: Phương pháp này được tiến hành theo trình tự 2 bước:
Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành các loại trên cơ sở ước lượng xác suất rút tiền của khách hàng. Ví dụ: có thể chia tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi của ngân hàng thành 3 loại:
+ Loại 1: Ổn định thấp + Loại 2: Ổn định vừa phải + Loại 3: Ổn định cao
Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại trên cơ sở ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ:
+ Đối với loại 1: 95%
+ Đối với loại 2: 30%
+ Đối với loại 3: 15%
Như vậy nhu cầu dự trữ thanh khoản cho các khoản tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi được xác định như sau:
Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động = 95% (Nguồn ổn định thấp – Dự trữ bắt buộc) + 30% (Nguồn ổn dịnh vừa – Dự trữ bắt buộc) + 15% (Nguồn ổn định cao – Dự trữ bắt buộc) (Theo Peter S.Rose, 2008, trang 358)
Đối với các khoản tiền cho vay ngân hàng phải sẵn sàng mọi lúc một khi khách hàng nộp đơn xin vay và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng. Sau khi được chấp thuận, hạn mức cho vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ trong phạm vi vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Như vậy:
Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng
Phương pháp đo lường bằng các chỉ số thanh khoản.
Phương pháp tính toán nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Thông thường các chỉ số thanh khoản sau đây được sử dụng:
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR).
Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và số 22/2011/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước: tổ chức tín dụng trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có với tổng tài sản Có rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). Và tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối
CAR =
Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro quy đổi
x 100%
thiểu vốn riêng lẻ quy định, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).
Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
+ Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1)
Chỉ số này nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng ngân hàng huy động vốn nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả.
+ Chỉ số tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có (H2).
Chỉ số này để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng cần duy trì chỉ số này sao cho tài sản có được phép sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng.
+ Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3).
Chỉ số này phản ánh với tỷ lệ tiền mặt cao sẽ giúp ngân hàng vững vàng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời.
+ Chỉ số năng lực cho vay (H4).
H3 = Tiền mặt + Tiền gửi tại các định chế tài chính Tổng tài sản có
H4 = Dư nợ Tổng tài sản có H1 = Vốn tự có
Tổng nguồn vốn huy động
x 100%
H2 = Vốn tự có Tổng tài sản có
x 100%
Chỉ số này phản ánh năng lực cho vay trong tổng tài sản có và đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng càng giảm.
+ Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5).
Sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản, chỉ số này phản ánh việc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì thanh khoản càng thấp. Tỷ lệ này càng gia tăng cho thấy ngân hàng có ít nguồn hơn để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột. Khi tỷ lệ này tăng tương đối cao, ngân hàng cần phải thắt chặt tín dụng, khiến lãi suất có chiều hướng tăng lên.
+ Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6).
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản có của ngân hàng. Chỉ số này càng cao, số lượng chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản càng lớn, trạng thái thanh khoản càng tốt.
+ Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7).
Chỉ số này phản ánh tỷ lệ tiền gửi và cho vay TCTD so với tiền gửi và vay từ TCTD. Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng.
+ Chỉ số cấu trúc tiền gửi (H8).
H5 = Dư nợ
Tiền gửi khách hàng
H6 = CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán Tổng tài sản có
H7 = Tiền gửi và cho vay TCTD Tiền gửi và vay của các TCTD
H8 = Tiền mặt + tiền gửi KKH tại các TCTD Tiền gửi khách hàng
Chỉ số này phản ánh lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD so với lượng tiền gửi của khách hàng. Tỷ số này đo lường tính ổn định của tiền gửi mà ngân hàng sở hữu, tỷ lệ này giảm thể hiện tính thanh khoản giảm.
Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống:
Theo Trần Huy Hoàng (2011) phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước sau:
Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xảy ra mỗi trạng thái thanh khoản theo 3 cấp độ:
+ Khả năng xấu nhất khi:
o Tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến o Tiền vay lên cao trên mức dự kiến + Khả năng tốt nhất khi:
o Tiền gửi lên cao trên mức dự kiến o Tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến
+ Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa 2 cấp độ trên.
Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:
Trong đó:
Pi Xác suất tương ứng với một trong 3 khả năng
SDi Thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng
Phương pháp thang đáo hạn
Phương pháp này xây dựng thang đáo hạn để so sánh các dòng tiền ra và dòng tiền vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kỳ nhất định, qua đó để xác định được các trạng thái thanh khoản ròng và trạng thái thanh khoản tích lũy.
Các dòng tiền ra có thể được xếp thứ tự theo ngày mà các tài sản Nợ đáo hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền được rút tiền gửi trước hạn, hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách đột xuất.
Các dòng tiền vào có thể được xếp thứ tự theo ngày mà tài sản Có đáo hạn hoặc căn cứ vào ước tính của ngân hàng về dòng tiền.
Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑