CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
2.2.4 Các chỉ tiêu khác phản ánh tình hình thanh khoản của SHB
Bảng 2.14: Khả năng thanh toán của SHB
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Tiêu
chuẩn 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ khả năng chi trả cho
ngày hôm sau ≥ 15% 17.81% 15.16% 15.29% 18.16%
Tỷ lệ khả năng chi trả trong
7 ngày ≥ 100% 133.96% 124% 141.13% 103.22%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn
≤ 30% 17.21% 12.86% 18.42% 22.23%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2010 – 2013)
Hoạt động kinh doanh của SHB luôn đảm bảo tăng cường an toàn, bền vững trong các năm qua. Tỷ lệ khả năng chi trả của các loại đồng tiền và tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn luôn đảm bảo theo quy định của NHNN.
Tỷ lệ thanh toán ngay và tỷ lệ thanh toán trong vòng 7 ngày tiếp theo VNĐ luôn đạt tiêu chuẩn của NHNN hơn nữa chỉ số này cao cho thấy SHB luôn đảm bảo thanh khoản trong vòng 7 ngày tiếp theo cho VNĐ.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính của SHB. Qua bảng 2.14 ta thấy tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ năm 2010 -2013 theo thứ tự sau 17.21%; 12.86%; 18.42%, 21.23%. Mặc dù trong giai đoạn 2010 - 2013, SHB vẫn tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn và đạt mức trung bình 18%, nhưng trong cơ cấu dư nợ tín dụng thì dư nợ trung dài hạn chiếm đến 40% tổng dư nợ.
2.2.4.2 Chất lượng nợ cho vay:
Bảng 2.15: Chất lượng nợ cho vay của SHB
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Nợ đủ tiêu chuẩn 23,438.1 27,413.6 47,177.2 69,678.6
Nợ cần chú ý 596.6 1,093.6 4,613.6 2,352.4
Nợ dưới tiêu chuẩn 36.2 218.9 1,030.8 144.4
Nợ nghi ngờ 39.4 154.1 1,774.2 434.9
Nợ có khả năng mất vốn 265.4 278.3 2,209.5 2,524.6
Nợ cho vay chờ xử lý - Vinashin 1,228.6
TỔNG CỘNG 24,375.7 29,158.5 56,805.3 76,363.5
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1.40% 2.23% 8.83% 4.13%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2010 – 2013)
Qua bảng 2.15 cho thấy tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2010 – 2011 thấp. Tuy nhiên đến năm 2012 sau sự kiện sáp nhập Habubank vào SHB dẫn đến tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của SHB năm 2012 đang ở mức báo động. Sang năm 2013, SHB đã cố gắng tập trung công tác xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, thể hiện tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ năm 2013 chỉ còn 4.13%. Đây là bước tiến đáng kể sau sự nổ lực của SHB.
Như vậy nợ xấu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản của SHB. Vì vậy, SHB nên chú trọng về chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giúp SHB đảm bảo được khả năng thanh khoản.
2.2.4.3 Phân tích tài sản có và tài sản nợ theo kỳ đáo hạn thực tế
Bảng phân tích tài sản Có và tài sản Nợ theo kỳ đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo sẽ giúp các nhà quản trị dự đoán khái quát cung cầu thanh khoản trong từng giai đoạn. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản là điều không thể tránh khỏi, việc lập báo cáo này sẽ giúp đánh giá
được mức độ rủi ro thanh khoản thông qua xác định mức độ thừa và thiếu thanh khoản trong từng mốc thời gian.
Bảng 2.16 cho thấy, qua các năm mức chênh thanh khoản ròng của SHB ở các kỳ hạn phần lớn đều dương, riêng kỳ hạn dưới 3 tháng, mức chênh thanh khoản qua các năm bị âm. Điều này cho thấy khách hàng có xu hướng gửi kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng và SHB đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các dự án, đầu tư dài hạn. Sự mất cân đối TSN và TSC có thể phát sinh khi các kỳ hạn tiền gửi đến hạn một cách nhanh chóng trong khi các dự án cho vay, đầu tư và dài hạn thì ngược lại.
Khi khách hàng rút tiền gửi ngắn hạn, SHB phải hạn chế các khoản cho vay dài hạn, đầu tư vào các dự án để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như vậy, khi SHB phụ thuộc quá mức vào các khoản nợ ngắn hạn sẽ gây rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng.
Bảng 2.16: Bảng cân đối thanh khoản của SHB theo kỳ hạn
Năm Chỉ tiêu
Quá hạn Trong hạn
Tổng Trên 3
tháng
Đến 3
tháng Đến 1 tháng Từ 1 - 3 tháng
Từ 3 - 12 tháng
Từ 1 - 5 năm
Trên 5 năm
2010
Tổng tài sản 263,171 126,090 12,550,098 5,730,048 11,595,691 14,693,485 6,360,936 51,319,519
Tổng nợ phải trả 28,118,623 8,767,595 9,215,765 747,664 - 46,849,647
Mức chênh lệch TK ròng 263,171 126,090 (15,568,525) (3,037,547) 2,379,926 13,945,821 6,360,936 4,469,872
2011
Tổng tài sản 636,860 1,111,381 15,578,703 16,172,075 20,205,415 10,798,748 6,874,457 71,377,639
Tổng nợ phải trả 38,958,732 16,773,432 8,571,709 844,389 10,412 65,158,674
Mức chênh lệch TK ròng 636,860 1,111,381 (23,380,029) (601,357) 11,633,706 9,954,359 6,864,045 6,218,965
2012
Tổng tài sản 7,837,289 1,325,126 29,977,307 16,966,484 29,415,724 20,556,814 11,879,097 117,957,841
Tổng nợ phải trả 52,786,111 30,020,404 22,290,107 1,867,456 23,911 106,987,989
Mức chênh lệch TK ròng 7,837,289 1,325,126 (22,808,804) (13,053,920) 7,125,617 18,689,358 11,855,186 10,969,852
2013
Tổng tài sản 6,190,202 714,533 32,633,325 25,175,392 33,538,991 32,990,277 13,896,324 145,139,044 Tổng nợ phải trả - - 57,485,057 39,658,367 34,469,683 1,637,177 17,045 133,267,329 Mức chênh lệch TK ròng 6,190,202 714,533 (24,851,732) (14,482,975) (930,692) 31,353,100 13,879,279 11,871,715
(Nguồn: Báo cáo tài chính SHB giai đoạn 2010 – 2013)