Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng bền vững

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI

3.2 Giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

3.2.3 Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng bền vững

3.2.3.1 Chấp hành nghiêm túc quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung dài hạn của NHNN

Việc lấy nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn có ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó việc quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để

cho vay trung dài hạn sẽ góp phần đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng thương mại.

NHTM chủ động thiết lập danh mục đầu tư vừa đáp ứng về hiệu quả hoạt động nhưng vẫn đảm bảo về thanh khoản. Cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có phù hợp với năng lực, không nên đầu tư quá nhiều vào các khoản vay dài hạn để vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngân hàng. Do đó cần hoàn thiện cơ cấu huy động và cơ chế cho vay phù hợp.

3.2.3.2 Nâng cao chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư, giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro, chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư, tăng cường khả năng thu hồi nợ, giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là một giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt mục tiêu của SHB đề ra, đồng thời, việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho SHB cải thiện chất lượng quản trị RRTK của mình.

Để làm được điều đó SHB cần phải:

+ Nắm vững thông tin về khách hàng vay vốn từ các kênh khác nhau để có cơ sở nắm rõ lĩnh vực kinh doanh, dự án đầu tư, các hoạt động mang lại lợi nhuận, các khó khăn của khách hàng… nhằm đưa ra một quyết định cho vay đúng đắn.

+ Chú trọng khả năng trả nợ của khách hàng vay. Để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần phải xác định chính xác nguồn trả nợ của khách hàng từ khả năng sinh lời của phương án vay vốn và các nguồn thu khác của khách hàng để trả nợ cho ngân hàng. Đặc biệt, SHB không được quá chú trọng đến tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Vì khi tài sản đảm bảo được đánh giá cao, SHB sẽ không để ý đến nguồn trả nợ của khách hàng dẫn đến sự lỏng lẻo trong quy trình cho vay, gây nên rủi ro tín dụng.

+ Kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi đã giải ngân nhằm sớm phát hiện hững biểu hiện xấu để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Khi có nợ xấu phát sinh, SHB không nên che giấu nợ xấu mà cần nhìn nhận đúng về nợ xấu nhằm tìm ra những khó khăn để đưa ra giải pháp phù hợp. SHB cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu như đòi trực tiếp, bán nợ, thanh lý tài sản thế chấp, sử dụng quỹ dự phòng bù đắp các khoản nợ không thu hồi được, hoặc chuyển nợ thành vốn góp nếu thấy doanh nghiệp nợ có cơ hội phát triển, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, định hướng chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp. Ngoài ra, SHB cần thực hiện tốt các chủ trương về miễn, giảm lãi tiền vay theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đúng đối tượng nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho người sử dụng vốn. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

3.2.3.3 Tăng cường hoạt động huy động vốn

SHB phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển vốn dài hạn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, đặc biệt chú trọng khai thác huy động vốn trong dân cư vì đây là một thị trường đầy tiềm năng.

Phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hiện nay đang được tích trữ dưới dạng vàng, các loại ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng tiền đồng trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, xem xét ưu tiên phát hành giấy tờ có giá cho nghiệp vụ huy động vì các loại giấy tờ này bảo đảm cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định, không biến động thừờng xuyên như tiền gửi thông thường.

Cần tiếp tục đưa ra các loại sản phẩm huy động vốn mới mang nhiều tiện ích, phù hợp với nhu cầu tâm lý khách hàng nhằm tránh tình trạng khách hàng rút trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động của khách hàng. Mặc dù đưa ra nhiều loại sản phẩm nhưng SHB cũng cần chú trọng tới việc giảm chi phí huy động

vốn, cải cách các thủ tục giao dịch ngân hàng, đảm bảo nhanh, gọn nhưng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên, để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)