Đo lường rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 52 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

2.2.3 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

2.2.3.2 Đo lường rủi ro thanh khoản

Dựa vào định hướng của Ủy ban ALCO, lãnh đạo Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ chỉ đạo cán bộ quản trị rủi ro thanh khoản xây dựng các báo cáo đo lường trạng thái thanh khoản của ngân hàng theo định kỳ.

Việc thực hiện đo lường rủi ro thanh khoản được tiến hành hàng ngày thông qua việc kiểm soát các báo cáo và chỉ số sau:

+ Báo cáo dòng tiền ra cộng dồn tối đa (MCO: Maximum Cumulative Outflow)

Báo cáo MCO thể hiện dòng vốn ra cộng dồn tối đa. MCO đo lường trạng thái mất cân đối về kỳ hạn của các dòng vốn hay đo lường nhu cầu vốn khả dụng cần thiết cho từng kỳ hạn cụ thể. MCO được đo lường trong các trường hợp hoạt động kinh doanh bình thường và khi có khủng hoảng xảy ra.

Để tính được trạng thái mất cân đối cộng dồn, từng hạng mục tài sản và vốn nợ được đưa vào báo cáo MCO theo thời gian đáo hạn thực. Giá trị cộng dồn là khoản chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có, thể hiện khoản vốn khả dụng cần thiết để loại trừ trạng thái mất cân đối kỳ hạn. Dòng vốn ra thể hiện rủi ro thanh khoản nếu ngân hàng không có khả năng đáp ứng vốn khi đến hạn. Vì vậy, dòng vốn ra cần được giám sát và đặt hạn mức.

Hạn mức phải được tuyệt đối tuân thủ trong mọi trường hợp. Trong trường hợp đặc biệt muốn vượt hạn mức, cần phải có phê duyệt của Ủy ban ALCO trước khi thực hiện. Nếu phát hiện ra có sự vi phạm hạn mức, cần có sự giải trình rõ ràng về nguyên nhân và cách thức điều chỉnh để đưa hoạt động trở lại nằm trong hạn mức.

+ Lượng khách hàng có tiền gửi lớn: Chỉ số này nhằm đo lường vốn tập trung vào một số khách hàng có lượng tiền gửi lớn.

Liệt kê khách hàng có số dư tiền gửi lớn, lượng tiền khách hàng rút ra trong một thời gian ngắn có ảnh hưởng đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng. Do đó, Ủy ban ALCO phải thiết lập hạn mức tổng cộng cho mọi khách hàng và từng loại tiền.

Phân tích các hạn mức đã duyệt cho khách hàng với tình hình kinh doanh của khách hàng, phân tích các biến động của nền kinh tế, chính trị, xã hội trong nước có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của SHB với khách hàng và sau đó đánh giá lại các hạn mức được cấp, có thể đề xuất thay đổi để tránh rủi ro.

+ Vốn khả dụng huy động từ các loại ngoại tệ áp dụng cho các giao dịch huy động vốn qua giao dịch hoán đổi, mua bán kỳ hạn.

Chỉ số này nhằm đo lường lượng vốn khả dụng huy động từ các loại ngoại tệ qua các giao dịch hoán đổi, mua bán kỳ hạn. Việc xác định lượng vốn khả dụng này phải căn cứ vào tình hình thị trường kinh doanh diễn biến bình thường hay có biến động và hạn mức mà Ngân hàng có thể giao dịch được với các ngân hàng khác (hạn mức hoán đổi Swap, hạn mức giao dịch kỳ hạn…)

Đặc biệt trong nhiều phương pháp do lường rủi ro thanh khoản. SHB chủ yếu đo lường thông qua các chỉ tiêu thanh khoản sau:

Hệ số CAR

Bảng 2.4: Hệ số CAR của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Vốn tự có 4,183.2 5,830.9 9,506.1 10,355.7

Tổng Tài sản có rủi ro quy đổi 30,291.1 43,611.8 67,038.8 83,648.6

Hệ số CAR 13.81% 13.37% 14.18% 12.38%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2010 - 2013)

13,81%

13,37%

14,18%

12,38%

2010 2011 2012 2013

Hình 2.5: Hệ số CAR của SHB từ năm 2010 đến 2013

Hệ số CAR CAR =

Vốn tự có

Tổng tài sản có rủi ro quy đổi

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thướt đo độ an toàn vốn. Đồng thời, chỉ tiêu này còn có mối quan hệ mật thiết với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nếu ngân hàng duy trì một tỷ lệ an toàn vốn càng lớn thì khả năng thanh khoản càng cao. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%

thì trong giai đoạn 2010 – 2013, hệ số CAR của SHB luôn đảm bảo đúng quy định, cụ thể từ năm 2010 – 2011 hệ số CAR dao động ở mức 13%; sang năm 2012, với sự kiện hợp nhất giữa hai ngân hàng làm tăng vốn điều lệ của SHB lên 63% so với năm 2011 và tổng tài sản có rủi ro quy đổi cũng tăng tương ứng nên năm 2012 hệ số CAR tăng 14.18% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, tình hình vốn tự có của SHB tăng chậm, nhưng tổng tài sản có rủi ro lại tăng cao nên hệ số CAR giảm so với năm 2012.

Mặc dù có biến động về hệ số CAR trong năm 2010 – 2013 nhưng con số này vẫn nằm trong mức an toàn của NHNN quy định. Điều này tạo một tấm đệm giúp SHB chống đỡ các cú sốc từ những biến động bất thường của môi trường kinh doanh.

Chỉ số giới hạn huy động vốn (H1)

Bảng 2.5: Chỉ số H1 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Vốn tự có 4,183.2 5,830.9 9,506.1 10,355.7

Tổng nguồn vốn huy động 45,031.0 62,126.0 104,131.4 130,951.5

H1 9.29% 9.39% 9.13% 7.91%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả) H1 = Vốn tự có

Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ số H1 nhằm giới hạn mức huy động vốn để tránh tình trạng huy động quá nhiều vượt mức bảo vệ của vốn tự có dẫn đến tăng nguy cơ mất khả năng chi trả. Quy định chỉ tiêu H1 ≥ 5%. Theo bảng 2.5 và hình 2.6 cho thấy chỉ số H1 của SHB trong các năm 2010 – 2013 từ 8% - 9% vượt mức quy định. Mà bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hành có nhu cầu rút vốn. Vì vậy, khi chỉ số H1 ở mức quy định sẽ giúp SHB vẫn đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu rút vốn đột xuất, đảm bảo tính thanh khoản của SHB.

Chỉ số vốn tự có trên tổng tài sản Có (H2).

7,0%

7,5%

8,0%

8,5%

9,0%

9,5%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.6: Chỉ số H1 của SHB từ năm 2010 - 2013

Vốn tự có Tổng nguồn vốn huy động

H1 Tỷ đồng

H2 = Vốn tự có Tổng tài sản có

Bảng 2.6: Chỉ số H2 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Vốn tự có 4,183.2 5,830.9 9,506.1 10,355.7

Tổng tài sản có 51,032.9 70,990.5 116,537.6 143,625.8

H2 8.20% 8.21% 8.16% 7.21%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

Chỉ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Theo bảng 2.6 và hình 2.7, chỉ số H2 của SHB từ năm 2010 đến 2013 ở mức 7.21% - 8.21% đều lớn hơn quy định 5%. Tuy nhiên con số này vẫn còn thấp so với các NHTM nên SHB cần chú trọng hơn trong việc tăng vốn tự có và tăng tổng tài sản có để tăng mức an toàn vốn của SHB.

Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3).

6,6%

6,8%

7,0%

7,2%

7,4%

7,6%

7,8%

8,0%

8,2%

8,4%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.7: Chỉ số H2 của SHB từ năm 2010 - 2013

Vốn tự có Tổng tài sản có H2

H3 = Tiền mặt + Tiền gửi tại các định chế tài chính Tổng tài sản có

Bảng 2.7: Chỉ số H3 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tiền mặt 201.7 425.2 484.9 541.1

Tiền gửi tại các định chế tài chính 12,141.9 18,880.2 24,028.5 19,607.6 Tổng tài sản có 51,032.9 70,990.5 116,537.6 143,625.8

H3 24% 27% 21% 14%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

Đây là chỉ số về trạng thái tiền mặt của ngân hàng. Chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu thanh khoản tức thời. Qua bảng 2.7 nhận thấy chỉ số H3 của SHB giảm từ 27% năm 2011 chỉ còn 14% vào cuối năm 2013.

Như vậy, trong chiến lược thanh khoản SHB đã giảm dần việc nắm giữ tiền mặt để đầu tư vào các hoạt động khác. Điều này làm gia tăng rủi ro và giảm thanh khoản cho hoạt động của SHB.

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.8: Chỉ số H3 của SHB từ năm 2010 - 2013

Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính Tổng tài sản có H3

Tỷ đồng

Chỉ số năng lực cho vay (H4).

Bảng 2.8: Chỉ số H4 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 22,375.6 29,161.9 56,939.7 76,509.6 Tổng tài sản có 51,032.9 70,990.5 116,537.6 143,625.8

H4 44% 41% 49% 53%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Trong bảng 2.8 chỉ số H4 thấp và tăng từ năm 2012, 2013 do năm 2012 SHB tiếp nhận thêm số lượng lớn dư nợ của Habubank và năm 2013 khi tình hình đã có chút ổn định, SHB đã tích cực tăng trưởng tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên nhìn chung chỉ số H4 trong từng thời điểm vẫn còn dưới 60%. Với chỉ số này SHB vẫn có khả năng đảm bảo thanh khoản cùng với việc lập dự phòng các khoản vay thì chỉ tiêu được đánh giá vẫn đảm bảo mức độ an toàn thanh khoản.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.9: Chỉ số H4 của SHB từ năm 2010 - 2013

Dư nợ

Tổng tài sản có H4

Tỷ đồng

H4 = Dư nợ Tổng tài sản có

Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5)

Bảng 2.9: Chỉ số H5 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 24,375.6 29,161.9 56,939.7 76,509.6

Tiền gửi khách hàng 25,633.6 34,785.6 77,598.5 90,761.0

H5 95% 84% 73% 84%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

Qua bảng 2.9 ta thấy chỉ số H5 giai đoạn 2010 – 2013 cao hơn 70%. Điều này cho thấy ngân hàng đã sử dụng đa số tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ thanh khoản ngân hàng sẽ giảm đi một cách tương ứng. Tuy chỉ số này không phải thướt đo hoàn hảo về tính thanh khoản nhưng là một công cụ đo lường gần đúng. Khi chỉ số này tăng cao là tín hiệu cảnh báo thúc đẩy nhà quản trị cần giám sát ngân hàng và đánh giá lại toàn bộ lượng vốn đã sử dụng.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.10: Chỉ số H5 của SHB từ năm 2010 - 2013

Dư nợ

Tiền gửi khách hàng

H5 Tỷ đồng

H5 = Dư nợ

Tiền gửi khách hàng

Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6).

Bảng 2.10: Chỉ số H6 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán 7,580.9 12,537.4 8,459.2 8,153.5 Tổng tài sản có 51,032.9 70,990.5 116,537.6 143,625.8

H6 15% 18% 7% 6%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

Chứng khoán có tính thanh khoản cao của ngân hàng bao gồm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán. Qua bảng 2.10 ta thấy chỉ số H6 của SHB giảm từ năm 2011 – 2013. Điều này chứng tỏ với tình hình thị trường chứng khoán đang khó khăn như hiện nay thì ngân hàng không nên nắm giữ số lượng lớn chứng khoán, do đó số lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao này vẫn giữ mức không

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.11: Chỉ số H6 của SHB từ năm 2010 - 2013

CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán Tổng tài sản có

H6 Tỷ đồng

H6 = CK kinh doanh + CK sẵn sàng để bán Tổng tài sản có

đổi trong năm 2012 – 2013 trong khi tổng tài sản có ngày càng tăng điều này giải thích lý do chỉ số H6 của năm 2012 – 2013 giảm. Như vậy, SHB không giữ chứng khoán có tính thanh khoản cao nên khi gặp khó khăn về thanh khoản, SHB không sử dụng chứng khoán này để bù đắp một phần thanh khoản của SHB.

Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7).

Bảng 2.11: Chỉ số H7 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi và cho vay TCTD 11,636.7 18,845.2 29,886.7 30,262.6 Tiền gửi và vay của các TCTD 13,271.5 15,909.0 21,777.3 20,685.4

H7 88% 118% 137% 146%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

140%

160%

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.12: Chỉ số H7 của SHB từ năm 2010 - 2013

Tiền gửi và cho vay TCTD

Tiền gửi và vay của các TCTD

H7 Tỷ đồng

H7 = Tiền gửi và cho vay TCTD Tiền gửi và vay của các TCTD

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ tiền gửi và cho vay TCTD so với tiền gửi và vay từ TCTD. Qua bảng 2.11 ta thấy Chỉ số H7 của SHB năm 2010 – 2013 tăng cao. Điều này chứng tỏ SHB đang đi gửi nhiều hơn đi vay, do đó ngân hàng đang nắm quyền chủ động trong thanh khoản cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng tốt.

Chỉ số cấu trúc tiền gửi (H8).

Bảng 2.12: Chỉ số H8 của SHB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tiền mặt 201.7 425.2 484.9 541.1

Tiền gửi KKH tại TCTD 4,160.7 4,291.4 6,078.5 8,554.7 Tiền gửi khách hàng 25,633.6 34,785.6 77,598.5 90,761.0

H8 17% 14% 8% 10%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB 2010 - 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000

2010 2011 2012 2013

Hình 2.13: Chỉ số H8 của SHB từ năm 2010 - 2013

Tiền mặt + Tiền gửi KKH tại TCTD

Tiền gửi khách hàng

Tỷ đồng

H8 = Tiền mặt + tiền gửi KKH tại các TCTD Tiền gửi khách hàng

Chỉ số này đo lường tính ổn định của tiền gửi mà ngân hàng sở hữu. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Qua bảng 2.12 chỉ số H8 từ 8% - 17% có nghĩa SHB dự trữ trên 8% tiền gửi của khách hàng để đảm bảo thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)