Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2010 – 2013 là giai đoạn có nhiều biến động: lạm phát tăng cao; khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới; biến động về lãi suất, giá vàng, USĐ; thị trường chứng khoán biến động phức tạp. Vì thế tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và của SHB nói riêng đều gặp không ít khó khăn.

2.1.3.1 Cơ cấu vốn điều lệ của SHB

Theo đúng lộ trình tăng vốn tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ: đến năm 2010 vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng là 3000 tỷ đồng. Cụ thể về vốn điều lệ của SHB như sau:

Bảng 2.1: Tình hình vốn điều lệ của SHB từ năm 2010 đến năm 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn điều lệ 3,497.5 4,815.8 8,865.8 8,865.8

Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2010 đến năm 2013

Hình 2.2: Vốn điều lệ của SHB từ năm 2010 đến năm 2013

- 1,000,0 2,000,0 3,000,0 4,000,0 5,000,0 6,000,0 7,000,0 8,000,0 9,000,0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 3,497,5

4,815,8

8,865,8 8,865,8

Vốn điều lệ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Theo bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 SHB đã tăng vốn điều lệ lên 3,497.5 tỷ đồng theo đúng lộ trình tăng vốn tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Đến năm 2012, sự kiện sáp nhập của SHB và Habubank đã làm tăng vốn điều lệ của SHB lên gần 9.000 tỷ, điều này đã đưa SHB trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Mặc dù vốn điều lệ tăng lên là một lợi thế cho SHB nhưng đây cũng là thách thức lớn cho hoạt động kinh doanh của SHB trong giai đoạn sắp tới.

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn, tín dụng

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn, tín dụng của SHB từ năm 2010 đến năm 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 22,376 29,162 56,940 76,510

Tổng nguồn vốn huy động 45,031 62,126 104,131 130,952

Tổng tài sản 51,033 70,990 116,538 143,626

Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2010 đến năm 2013

Hình 2.3 Hoạt động huy động vốn, tín dụng của SHB từ năm 2010 đến năm 2013 -

20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

22,376 29,162

56,940

76,510

45,031

62,126

104,131

130,952

51,033

70,990

116,538

143,626 Tổng dư nợ

Tổng nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ những biến động của tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và ngành ngân hàng nói riêng nhưng với sự đoàn kết nội bộ nhất trí cao trong Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên SHB đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị, điều hành kinh doanh của SHB được hiệu quả. Bên cạnh đó quy mô của SHB ngày càng được mở rộng, uy tín và thương hiệu SHB ngày càng nâng cao ở trong và ngoài nước.

+ Về quy mô tổng tài sản: Tổng tài sản của SHB tăng trưởng nhanh qua các năm. Đặc biệt sau sự kiện sáp nhập của SHB và Habubank năm 2012 đã đưa tổng tài sản của Ngân hàng đạt 116,538 tỷ đồng tăng 45,548 tỷ đồng tương ứng tăng 64.2% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng tài sản đạt 143,626 tỷ đồng tăng 27,088 tỷ đồng tương ứng tăng 23,2% so với năm 2012. Mặc dù trong bối cảnh ngân hàng gặp phải những thách thức của kinh tế vĩ mô nhưng tổng tài sản vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Điều này giúp Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, với quy mô tổng tài sản cao sẽ giúp Ngân hàng chóng đỡ tốt với những khó khăn về thanh khoản.

+ Về hoạt động huy động vốn: Từ bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động của SHB vẫn tăng qua các năm. Kết quả năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 62,126 tỷ đồng, tăng 17,095 tỷ đồng tương đương 38% so với năm 2010; Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động tăng 42,005 tỷ đồng, tương đương với 67.6% so với năm 2011; Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động tăng 25.8% so với năm 2012. Ta thấy dù trong năm 2012, 2013 lãi suất trên thị trường có nhiều biến động và cuộc cạnh tranh huy động vốn của các NHTM gay gắt nhưng hoạt động huy động vốn của SHB vẫn duy trì mức tăng trưởng do SHB triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm dưới nhiều hình thức bằng nội tệ, ngoại tệ để thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp, trong đó huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân thể hiện tính ổn định bền vững trong tăng trưởng nguồn vốn huy động của SHB. Điều này chứng tỏ SHB đã khẳng định được uy tín và thương hiệu cùng với hệ thống mạng

lưới ngày càng mở rộng. Với hoạt động huy động vốn tăng trưởng như trên sẽ làm tăng tính thanh khoản cho SHB.

+ Về hoạt động tín dụng: Với kế hoạch phát triển tín dụng chính sách khách hàng cạnh tranh về lãi suất cho vay, dịch vụ ngân hàng cùng với sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp, cá nhân đa dạng đã tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh SHB phát triển tín dụng. Vì vậy trong giai đoạn 2010 - 2013 hoạt động tín dụng của SHB tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, trong năm 2012 SHB cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành hàng theo khách hàng đa dạng và chú trọng vào một số ngành ít rủi ro. Chính sách tín dụng trong năm qua tập trung đẩy mạnh khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình trở lên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn, tổng công ty lớn sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước, tăng tỷ trọng cho vay các ngành hàng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, hạn chế cho vay các ngành hàng không khuyến khích. Tăng trưởng dư nợ năm 2012 đạt 95.3% so với năm 2011 và năm 2013 đạt 34.4% so với năm 2012.

Bên cạnh đó, SHB cũng thực hiện chính sách duy trì và thận trọng trong việc tái cấp tín dụng, rà soát đánh giá lại tình hình tài chính của từng khách hàng để điều chỉnh hạn mức tín dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh trong giai đoạn bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn. Chú trọng phương án kinh doanh khả thi, nâng cao năng lực thẩm định, quản lý doanh thu dòng tiền sau cho vay và quản lý tài sản đảm bảo. Hoạt động kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường thường xuyên, đột xuất bằng các đoàn kiểm tra độc lập của Hội sở chính với tại các đơn vị kinh doanh. Vì vậy cũng hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Khi tín dụng tăng trưởng nhanh sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng tăng trưởng tín dụng phải luôn chú trọng đảm bảo chất lượng tín dụng, có như vậy ngân hàng không gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu và đảm bảo được thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)