Biến đổi về dân số

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 87 - 93)

Chương 2: Biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương

2.2. Biến đổi về dân số

Dân số Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã có những biến đổi to lớn.

Không những quy mô dân số tăng nhanh mà cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và thành thị - nông thôn cũng có sự biến đổi lớn. Những biến đổi này đã tác động và quy định quá trình biến đổi xã hội trên nhiều phương diện khác.

2.2.1. Biến động quy mô dân số

Xem xét quá trình biến động quy mô dân số ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong những năm 1986-2006 cho thấy có ba nhân tố chính tác động và quy định quá trình này, đó là: chính sách kế hoạch hóa gia đình, chính sách hộ tịch, hộ khẩu và nhóm các nhân tố kinh tế.

Thành phố Hồ Chí Minh :trong 20 năm đầu đổi mới tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm trong khi quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng mạnh: tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 17,1%0 năm 1985 xuống còn 10,75%0 năm 2006; trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên diễn biến theo chiều hướng giảm dần thì tăng cơ học lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Nếu hai thời kỳ 1979-1989 và 1989-1999 tỷ lệ tăng

cơ học chỉ từ 0,02% lên 0,84% thì 08 năm tiếp theo 1999-2007 con số này là 2,24%, gấp 2,8 lần so với 10 năm trước. Trong thời kỳ 1999-2007 gia tăng cơ học bình quân luôn đạt mức trên 2%/năm. Thời kỳ 1994-1999 số người nhập cư bình quân hàng năm là 84.753 người; thời kỳ 1999-2004 con số này là 126.200 người.

Những biến động trên làm cho quy mô dân số Tp.HCM tăng mạnh, từ 3.488 ngàn người năm 1985 lên 6.424,5 ngàn người năm 2006. [154, tr. 64]

Bảng 2.13: Quy mô dân số và tỷ lệ sinh, tử ở thành phố Hồ Chí Minh Đvt: phần ngàn (%0)

1985 1990 1995 2000 2006 Quy mô dân số (1.000 người) 3.488 4.005 4.795 5.174,7 6.424,5

Tỷ lệ sinh 22,6 20,6 20,2 17,3 14,91

Tỷ lệ tử 5,5 5,4 5,0 3,9 4,16

Tỷ lệ tăng tự nhiên 17,1 15,2 15,2 13,4 10,75

Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê các năm 1991, 1995, 2006

Đồng Nai: tỷ lệ sinh giảm từ 2,45% năm 1995 xuống còn 1,64% năm 2006, trung bình mỗi năm giảm 0,06%; tỷ lệ tử có biến động nhưng không đáng kể, nhìn chung các năm giao động ở mức trên dưới 0,5%. Cùng xu hướng với Tp.HCM, trong 20 năm đầu đổi mới Đồng Nai có tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 2,76% năm 1985 xuống còn 1,22% năm 2006; quy mô dân số tăng từ 1.333,6 ngàn người năm 1985 lên 2.242,8 ngàn người năm 2006.

Bảng 2.14: Quy mô dân số và tỷ lệ sinh, tử ở Đồng Nai

1985 1990 1995 2000 2006 Quy mô dân số (1.000 người) 1.333,6 1.638,8 1.843,7 2.042,1 2.242,8

Tỷ lệ sinh (%) -- -- 2,45 1,87 1,64

Tỷ lệ tử (%) -- -- 0,45 0,44 0,42

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2,76 2,28 1,88 1,43 1,22

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các năm 1998, 2001, 2007 và Đồng Nai 25 năm xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Bình Dương: có tỷ lệ sinh tự nhiên giảm từ 21,59%0 năm 1997 xuống còn 14,96%0 năm 2006, trung bình mỗi năm giảm 0,66%0; tỷ lệ tử có biến động nhưng không đáng kể, nhìn chung các năm giao động ở mức 4,7%0; theo đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Bình Dương giảm từ 16,82%0 năm 1997 xuống còn 10,32%0

năm 2006; quy mô dân số tăng từ 542 ngàn người năm 1990 lên 1.050,1 ngàn người vào năm 2006.

Bảng 2.15: Quy mô dân số và tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử ở Bình Dương

1997 1999 2001 2003 2006

Tỷ lệ sinh (%0) 21,59 20,16 18,66 17,06 14,96

Tỷ lệ tử (%0) 4,77 4,81 4,77 4,80 4,64

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%0) 16,82 15,35 13,89 12,25 10,32

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương (2008), Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương 1997-2008

2.2.2. Biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Xem xét cơ cấu dân số theo độ tuổi tại hai thời điểm điều tra 1989 và 1999 cho thấy những điểm sau: Thứ nhất, nhóm tuổi từ 0-4 giảm mạnh ở cả ba tỉnh thành, các nhóm tuổi từ 5-9 và từ 10-14 có sự tăng nhẹ. Diễn biến này cho thấy kết quả của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước đã phát huy hiệu quả; thứ hai, các nhóm tuổi từ 15-59 tăng mạnh, điều này dẫn đến tỷ lệ dân số phụ thuộc ở cả ba tỉnh thành đều giảm. Đây là hệ quả chủ yếu do giảm mức sinh trong 10 năm qua; thứ ba, các nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng nhẹ.

Khi xem xét tác động của dân số đến phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các chương trình, chính sách xã hội dài hạn các nhà khoa học thường xem xét khả năng “gánh đỡ” của bộ phận dân số lao động đối với bộ phận dân số phụ thuộc.

Có ba tỷ số phụ thuộc: Một là, tỷ số phụ thuộc trẻ em. Tỷ số này được tính giữa số trẻ em với 100 người trong độ tuổi lao động; hai là, tỷ số phụ thuộc già. Tỷ số này được tính giữa số người cao tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động; ba là, tỷ số phụ thuộc chung. Tỷ số này được tính bằng tổng hai tỷ số phụ thuộc trẻ em và người cao tuổi. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50% thì tỷ số “gánh đỡ”

thấp. Khi cơ cấu dân số đạt tỷ số phụ thuộc chung như vậy được coi là cơ cấu “dân số vàng”. Dân số trong giai đoạn cơ cấu vàng, nguồn lực đầu tư cho nhóm trẻ tuổi và phúc lợi cho nhóm cao tuổi cần ít hơn và như vậy phần nhiều nguồn lực sẽ được đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây là mục tiêu theo đuổi trong chính sách dân số của nhiều quốc gia.

Bảng 2.16: Biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời điểm 1989 và 1999 Nhóm

tuổi

Tp.HCM Đồng Nai Bình Dương

1989 1999 1989 1999 1989 1999

4.001.580 5.034.058 1.592.660 1.990.678 516.760 716.661 0-4 385.824 369.998 235.243 194.323 64.408 56.444 5-9 411.043 411.605 205.526 239.482 67.214 70.632 10-14 413.392 421.419 177.234 240.027 57.283 77.830 15-19 476.896 500.074 183.999 212.848 58.865 85.554 20-24 462.154 565.120 174.761 188.609 53.252 77.440 25-29 411.421 563.913 152.665 184.940 48.669 69.431 30-34 366.093 504.402 123.870 171.290 42.647 62.423 35-39 244.352 444.534 76.073 151.516 27.175 55.641 40-44 148.641 371.930 49.249 119.774 16.111 46.425 45-49 140.486 237.793 42.810 73.345 16.522 28.971 50-54 131.266 139.878 44.340 46.661 15.516 17.110 55-59 128.734 126.567 41.196 40.071 14.430 16.757 60-64 101.123 113.313 30.631 39.779 11.833 15.845 65-69 75.151 103.669 23.083 35.147 9.189 13.860

70-74 49.187 72.711 15.092 23.684 6.506 9.835

75-79 31.695 47.026 9.314 15.561 4.175 6.608

80-84 15.779 24.306 4.614 8.182 1.898 3.647

85+ 8.343 15.800 2.910 5.439 1.067 2.208

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2002), Số liệu thống kê dân số và kinh tế-xã hội Việt Nam 1975-2001, tr.55, 57.

Qua hai cuộc tổng điều tra dân số 1989 và 1999 cho thấy dân số của cả ba tỉnh thành đang ở vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” và đang tiếp diễn theo chiều hướng tích cực. Năm 1989, tỷ số dân số phụ thuộc của Tp.HCM là 37,7%, Đồng Nai là 44,2% và Bình Dương là 43,3%, đến năm 1999, các con số này lần lượt là 31,4%, 40,3% và 35,8%. Quá trình biến đổi cơ cấu dân số theo chiều hướng này diễn ra đúng vào thời kỳ chuyển đổi mô hình và cơ chế quản lý kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã đem lại lợi thế cho Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong việc phát triển kinh tế, vì con người - lực lượng lao động luôn là yếu tố quan trọng của một nền kinh tế. Mặt khác, cơ cấu dân số này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết,

như: cần có một chính sách giáo dục - đào tạo và khoản chi ngân sách phù hợp cho việc phát triển hệ thống trường lớp và đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của nhóm dân số trẻ. Làm tốt công tác giáo dục sẽ tạo ra một nguồn lao động có chất lượng cao, vừa đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội vừa tránh được các vấn đề xã hội như là hệ quả của việc tăng dân số; cần có một chính sách y tế, bảo hiểm xã hội phù hợp và điều này cũng cần một khoảng chi ngân sách lớn; các vấn đề về việc làm, nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng…

luôn cần những chính sách phù hợp.

2.2.3. Biến động cơ cấu dân số theo giới tính và thành thị - nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh: dân số thành thị luôn cao hơn nông thôn, trong 10 năm đầu đổi mới xu hướng này có giảm nhẹ, từ 79,9% năm 1985 giảm còn 73,0% vào năm 1995. Ở 10 năm tiếp theo, dân số thành thị diễn biến theo chiều hướng tăng dần và đạt 85% vào năm 2006; xem xét cơ cấu dân số Tp.HCM phân theo thành phần nông nghiệp và phi nông nghiệp cho thấy thành phần dân số nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu và có xu hướng ngày càng giảm dần, năm 1985 chiếm 15,9% đến năm 1995 giảm còn 10,7% và đến năm 2006 giảm còn 3,9% trong tổng cơ cấu dân số Tp.HCM.

Bảng 2.17: Cơ cấu dân số Tp.HCM phân theo giới tính, thành thị - nông thôn

1985 1990 1995 2000 2006

Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% 1.Tổng số

-Nữ

3.488 1.897

100 54,4

4.005 2.122

100 53,0

4.795 2.514

100 52,4

5.174,7 2.681,3

100 51,8

6.424,5 3.342,7

100 52,0 2.Thành

Thị -Nữ

Nông thôn -Nữ

2.781 1.516 707 381

79,7 54,5 20,3 53,9

2.960 1.578 1.045 544

73,9 53,3 26,1 52,1

3.500 1.879 1.295 635

73,0 53,7 27,0 59,0

4.312,2 2.244,3 862,6 436,9

83,3 43,4 16,7 50,6

5.463,4 2.844,9 961,0 497,7

85,0 44,3 15,0 51,7 3.N. nghiệp

Phi N.

nghiệp

556 2.932

15,9 84,1

586 3.419

14,6 85,4

512 4.283

10,7 89,3

321,7 4.853,0

6,2 93,8

250,5 6.173,9

3,9 96,1

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Tp.HCM các năm 1991, 1998, 2003, 2006.

Xem xét cơ cấu dân số phân theo giới tính, Tp.HCM bị mất cân đối nhẹ theo hướng nữ nhiều hơn nam, tỷ suất cao nhất là 4,4% vào năm 1985 và thấp nhất là 1,8% vào năm 2000. Tuy nhiên, khi xem xét cơ cấu giới tính phân theo địa bàn thành thị - nông thôn ta thấy sự mất cân đối có khác biệt. Ở thành thị, trong 10 năm đầu đổi mới tỷ suất nữ giới luôn cao hơn nam giới, năm 1985 là 4,5% đến năm 1995 là 3,7%. Ở 10 năm tiếp theo, xu hướng trái chiều đã diễn ra, tỷ suất nữ giới giảm mạnh, từ chỗ cao hơn nam giới 3,7% vào năm 1995, đến năm 2006 đã giảm đến mức thấp hơn nam giới 6,7%; trong khi đó, ở nông thôn suốt 20 năm đầu đổi mới cơ cấu nữ giới luôn cao hơn nam giới, năm cao nhất là 9% (1995) và năm thấp nhất là 1,7% (2006), điều này được lý giải bởi xu hướng ly hương, ly nông của phụ nữ nông thôn.

Đồng Nai: trong 20 năm đầu đổi mới cơ cấu dân số thành thị có xu hướng tăng dần trong khi nông thôn thì ngược lại. Năm 1985, dân số thành thị chiếm 24,3% đến 1995 tăng lên 29,4% và tiếp tục tăng đều, đến năm 2006 đạt 31,2%.

Tương ứng, dân số nông thôn Đồng Nai giảm dần từ 75,7% vào năm 1985 xuống còn 69,8% vào năm 2006. Như vậy, sau 20 năm đổi mới dân số thành thị Đồng Nai đã tăng thêm 6,9%.

Bảng 2.18: Cơ cấu dân số Đồng Nai phân theo giới tính, thành thị - nông thôn

1985 1990 1995 2000 2006

Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% 1.T. Số

-Nữ

1.333,6 680,1

100 51,0

1.638,8 819,2

100 50,0

1.843,7 923,2

100 50,0

2.042,1 1.033,2

100 50,6

2.242,8 1.130,7

100 50,4 2.T. Thị

N.

Thôn

324,8 1.008,8

24,3 75,7

420,7 1.218,0

25,6 74,4

542,1 1.301,5

29,4 70,6

628,4 1.413,7

30,7 69,3

701,9 1.540,9

31,2 69,8

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các năm 1995, 2001, 2007 và Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Xem xét cơ cấu dân số phân theo giới tính cho thấy Đồng Nai bị mất cân đối nhẹ, gần như không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 1985 tỷ suất nữ giới cao hơn nam giới là 1%, những năm 1990, 1995 đạt được trạng thái cân bằng nam

nữ là 50/50, các năm 2000 và 2006 số liệu thống kê cho thấy sự mất cân đối chỉ ở mức 0,6% và 0,4%.

Bình Dương: trong những năm 1997-2006 cơ cấu dân số thành thị và nông thôn tương đối ổn định, năm 1997 dân số thành thị chiếm 27,7% và đến năm 2006 tăng nhẹ lên 28,2%. Như vậy, trong 10 năm biến động cơ cấu dân số thành thị - nông thôn chỉ 0,5%.

Xem xét cơ cấu dân số phân theo giới tính, Bình Dương mất cân đối nhẹ theo hướng nữ giới cao hơn nam giới. Sự mất cân đối diễn ra cao nhất vào năm 2003 với tỷ lệ nữ cao hơn nam là 2,54% và thấp nhất là 1,6% vào năm 1999.

Bảng 2.19: Cơ cấu dân số Bình Dương theo giới tính, thành thị - nông thôn

1997 1999 2001 2003 2006

Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% Ngàn người

% 1.Tổng số

-Nữ

679,0 351,0

100 51,7

721,9 372,8

100 51,6

769,9 398,2

100 51,7

853,8 448,5

100 52,54

1.050,1 544,1

100 51,8 2.Thành

Thị

Nông thôn

187,9 491,1

27,7 72,3

240,8 481,1

33,4 66,6

229,1 540,7

29,8 70,2

251,5 602,2

29,5 70,5

295,7 754,3

28,2 71,8

Nguồn: Cục thống kê Bình Dương (2008), Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1997-2008.

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)