Chuyển đổi mô hình phù hợp và đạt tăng trưởng kinh tế cao

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 125 - 153)

Trước hết là chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi này đã diễn ra trong suốt hai mươi năm đầu đổi mới, bắt đầu vào năm 1986 với việc chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, trong đó việc sử dụng đúng đắn và đầy đủ quan hệ hàng hóa - tiền tệ được nhấn mạnh, năm năm sau (1991) chuyển thành nền kinh tế hàng hóa đa thành phần vận hành theo cơ chế trị trường, dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 2001, mô hình kinh tế đã phát triển thêm một bước, chuyển đổi thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển ổn định cho đến nay.

Hầu hết học giả đều cho rằng, quá trình này được thực hiện trên tinh thần đổi mới, nó thể hiện tính táo bạo của Đảng và của toàn xã hội, rằng đây là quá trình “dò đá qua sông” và “sai đâu sửa đó”. Quá trình này đã hợp thức hóa, tạo cơ sở pháp lý cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản và nhờ đó các nguồn lực xã hội đã được khơi thông và huy động ở mức cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế đã diễn ra mạnh mẽ, Tp.HCM biến đổi theo hướng thương nghiệp - công nghiệp - nông nghiệp, trong khi Đồng Nai và Bình Dương biến đổi theo hướng công nghiệp - thương nghiệp - nông nghiệp. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay và diễn ra trên tất cả các mặt, từ cơ cấu GDP đến cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu (đã trình bày ở mục 2.1). Trên cơ sở lợi thế so sánh, mỗi tỉnh thành đều có định hướng chiến lược phát triển riêng. Mặc dù vậy, cả ba tỉnh thành đều giống nhau ở điểm tập trung phát triển kinh tế công nghiệp, đặc biệt là thành lập các KCX và KCN. Tính cho đến nay, Tp.HCM có 24 KCN và cụm công nghiệp với diện tích 5.304,57ha, Đồng Nai có 32 KCN và cụm công nghiệp với diện tích 9.554.14ha và Bình Dương có 28 KCN tập trung với diện tích hơn 9.000ha. Điểm đáng chú ý là cả ba tỉnh thành đều rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế công nghiệp. Tính đến năm 2006, Tp.HCM đã thu hút được 2.596 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 17.178 triệu USD; Đồng Nai đã thu hút được 747 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký là 9.886,3 triệu USD; và Bình Dương đã thu hút được 1.374 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký là 7.858,2 triệu USD. Hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhìn chung hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, đóng góp GDP cao trong nội bộ kinh tế khu vực II vẫn là các ngành: chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt may, giầy da, hóa chất và các sản phẩm hóa chất.

Thành phố Hồ Chí Minh luôn là trung tâm thương mại và dịch vụ của cả nước, trong quá trình đổi mới đã từng bước nâng tầm và xác lập vị thế cao trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới. Sở hữu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ khoa học, doanh nhân và các tầng lớp lao động có trình độ cao và năng động, cùng với lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cầu cảng hàng không và nhiều cảng biển đã tạo lợi thế cho việc phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ. Bước vào đổi mới với tỷ trọng 26,2% tổng GDP (năm 1985)

và tăng nhanh đến 55,7% vào năm 1995, nhưng sau đó tỷ trọng này lại liên tục sụt giảm và đạt mốc 51.1% vào năm 2006. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ được xác định là chủ lực của khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, như: tài chính - tín dụng - ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin và truyền thông vẫn còn thấp nhưng đã đạt được nhiều biến đổi về chất cũng như số lượng đơn vị kinh doanh so với trước thời kỳ đổi mới.

Đồng Nai và Bình Dương tương đối giống nhau về sự biến đổi của khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ. Đặc biệt các ngành dịch vụ chủ lực: tài chính - tín dụng - ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin và truyền thông so với trước đổi mới đã có sự biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi của các ngành này đã diễn ra trên cả phương diện lượng và chất, góp phần tích cực tạo ra những BĐXH trên những phương diện khác, nhất là sự gắn kết giữa các ngành tài chính - tín dụng - ngân hàng với xây dựng.

Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo như sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương), gốm sứ Minh Long (Bình Dương), gốm sứ Biên Hòa (Đồng Nai), gốm sứ Tân Vạn (Đồng Nai), gỗ mỹ nghệ Xuân Tâm (Đồng Nai), mành trúc Tân Thông Hội (Tp.HCM), bánh tráng Phú Hòa Đông (Tp.HCM),… đã được khôi phục và phát triển cùng với thành phần kinh tế tư nhân. Các sản phẩm làm ra có giá trị kinh tế cao, được thị trường quố c tế ưa chuô ̣ng.

Phát triển kinh tế công nghiệp gắn liền với nông nghiệp là một điểm cộng trong chính sách phát triển kinh tế của cả ba tỉnh thành. Từng bước, ngành nông nghiệp tiểu nông đã bắt nhịp với xu hướng phát triển chung, chuyển dần sang sản xuất lớn với mô hình trang trại (trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, tổng hợp, đặc thù), vùng chuyên canh (cao su, cà phê, thuốc lá, điều, mía đường…), tạo nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn.

Mặt khác, chính quá trình phát triển kinh tế công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông, mang lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống

thủy lợi và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trải rộng khắp vùng nông thôn đã góp phần tạo những điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

3.1.2. Diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh

Lịch sử công nghiệp hóa diễn ra từ thế kỷ thứ XVIII, bắt đầu ở thành phố Manchester, Anh Quốc và sau đó lan sang các nước châu Âu và rồi cả thế giới, đây là quá trình máy móc thay thế cho sức lao động cơ bắp của con người. Đến thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lại diễn ra, tạo bước nhảy về chất đối với lực lượng sản xuất, các phương diện kỹ thuật sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất đều biến đổi một cách sâu sắc. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên thế giới diễn ra theo ba xu hướng: Thứ nhất, xu hướng tự nghiên cứu, sáng chế và trang bị công nghệ mới; thứ hai, xu hướng chuyển giao công nghệ; thứ ba, xu hướng kết hợp giữa tự nghiên cứu, tự trang bị và chuyển giao công nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu hướng thứ ba - kết hợp tự nghiên cứu, tự trang bị và chuyển giao công nghệ.

Theo quan điểm của Đảng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai quá trình nối tiếp, đan xen lẫn nhau, là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Quá trình này thể hiện qua năm nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, đây là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành, trước hết là các ngành chiếm vị trí trọng yếu; thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà là quá trình bao trùm tất cả các ngành, các lĩnh vực, nó thúc đẩy quá trình hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý, cho phép khai thác tốt tất cả các nguồn lực và lợi thế; thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế-xã hội; thứ tư, quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; thứ năm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải là mục đích tự thân, mà là một phương thức có tính phổ biến để phục vụ mục tiêu phát triển.

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần trên. Với hệ thống các KCX, KCN, khu công nghệ cao dày đặc cũng như sự thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã đạt được tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao bằng con đường chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào đầu tư đã mang theo những công nghệ mới, trình độ tổ chức sản xuất cao và trong quá trình sản xuất kinh doanh đã chuyển giao cho đội ngũ lao động trong nước. Điển hình như Intel products Vietnam, Micro Precision Vietnam, Samsung Vietnam, Indec Sankyo Vietnam (Tp.HCM), Olampus Vietnam, Aureole BCD Vietnam, Shiogai Seiki Vietnam, Showpla Vietnam (Đồng Nai), Việt Nhật PTE, Fujikura Fiber Optics Vietnam, Honda Metel Industries Vietnam (Bình Dương).

Đồng thời với quá trình chuyển giao công nghệ là quá trình tự nghiên cứu, tự trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Nhiều trường đại học, nhiều viện và trung tâm nghiên cứu ứng dụng đã được nâng cấp mở rộng và thành lập mới trên địa bàn (chủ yếu ở Tp.HCM). Chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo ở các bậc học có tính cập nhật và cải tiến phương pháp cao, nhất là bậc đại học và sau đại học, nhiều ngành đào tạo mới ra đời (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…), xu hướng chọn ngành, chọn trường của học sinh, sinh viên cũng thay đổi theo hướng kinh tế và kỹ thuật. Quá trình này đã đáp ứng nhu cầu lao động thực tiễn của xã hội và cung cấp đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học theo xu hướng phát triển chung của thời đại. Hoạt động nghiên cứu sáng chế, nghiên cứu ứng dụng dù còn nhiều hạn chế nhưng đã có những thành tựu nhất định, như: Mô hình robot leo cầu thang của tiến sĩ Nguyễn Văn Giáp và tập thể nghiên cứu, Nghiên cứu thiết kế và kiểm định máy bay nhỏ của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hùng và tập

thể nghiên cứu, Điều chế nhiên liệu diesel sinh học (biodiesel) từ dầu thực vật phế thải theo phương pháp hóa siêu âm của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thoa và tập thể nghiên cứu. Những hoạt động này đã tạo nguồn nội lực quý giá thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, mà còn diễn ra mạnh mẽ trên phương diện kinh tế - xã hội. Như đã trình bày ở tiểu mục 2.1.2, tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực II đã tăng nhanh trong suốt những năm đổi mới 1986-2006, những biểu hiện nhận biết là giá trị sản xuất kinh tế công nghiệp tăng cao, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo xu hướng hàng công nghiệp, hàng xuất khẩu đã qua chế biến tăng trong khi xuất nguyên liệu thô giảm, hàm lượng chất xám trong mỗi đơn vị sản phẩm tăng cao so với trước đổi mới. Ngoài ra, quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp và những ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, phương pháp sản xuất hiện đại cũng cho thấy diễn biến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cả ba tỉnh thành đã tác động đến tất cả các lĩnh vực xã hội, lực lượng lao động ngày càng có trình độ cao hơn, tác phong công nghiệp từng bước được hình thành; chính quyền địa phương cởi mở hơn, thủ tục hành chính tinh gọn hơn; thu nhập và đời sống vật chất và tinh thần của cư dân được nâng cao hơn.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn được thể hiện ở xu hướng hội nhập thị trường kinh tế quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đã rất thành công trong việc thu hút vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý của các nước công nghiệp phát triển, như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan… Đồng thời đẩy mạnh chiến lược hướng vào xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới.

3.1.3. Đô thị hóa diễn ra nhanh trên diện rộng

Đô thị hóa là đặc điểm nổi bật trong quá trình BĐXH ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong những năm 1986-2006 và cũng là xu hướng phát triển chung của cả nước. Quá trình này biểu hiện tập trung ở kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gian đô thị được mở rộng, sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành văn hóa đô thị.

Sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã dẫn đến sự phát triển của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các khu và cụm công nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương hầu hết được thành lập ở vùng nông thôn và ven đô thị, nhằm phục vụ cho việc phát triển của các khu và cụm công nghiệp, hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, các khu dân cư mới và theo đó là cơ sở hạ tầng cho các ngành y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao, chợ truyền thống và các siêu thị hiện đại được hình thành.

Ở Tp.HCM quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh và rất quy mô, song có thể đơn cử một số nét chính như sau: quá trình này bắt đầu vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, hướng phát triển chính là Đông Bắc và Nam thành phố, bao gồm từ Thủ Đức - Dĩ An và Bắc Nhà Bè - Nam quận 8. Đến những năm đầu thế kỷ XXI phát triển thêm hướng Đông - Nam vươn ra biển, nối liền thành Tuy Hạ đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt bằng phát triển Tp.HCM được thể hiện rõ nét theo trục Tây Nam - Đông Bắc từ nội thành ra hướng xa lộ Hà Nội là trục phát triển chính, đường xuyên tâm thành phố vượt sông Sài Gòn qua Thủ Thêm đến vành đai ngoài tại Cát Lái, sau đó nối tiếp về Long Thành và Vũng Tàu. Cùng với quá trình này là quá trình chỉnh trang khu trung tâm thành phố, gồm quận 1, một phần quận 3 và một phần quận Bình Thạnh.

Ở Đồng Nai, quá trình tăng dân số cơ học là một trong những đặc điểm quan trọng của quá trình đô thị hóa, nếu tính cả hai luồng di dân: theo kế hoạch Nhà nước vào những năm 1976-1985 và di dân tự do 1986-1996, số dân nhập cư vào Đồng Nai đã lên đến 147.726 hộ với 768.842 nhân khẩu. Luồng di dân thứ

nhất điểm đến là vùng nông thôn và chủ yếu tham gia vào hoạt động kinh tế nông nghiệp. trong khi luồng di dân thứ hai lại tập trung vào vùng ven và vùng đô thị, tham gia vào hoạt động kinh tế công nghiệp là chính. Chỉ tính riêng 5 năm 1994- 1999, đã có 103.315 người nhập cư vào Đồng Nai, trong đó đến thành phố Biên Hòa là 85.378 người. Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn đã có sự biến đổi lớn, năm 1976 dân số thành thị chiếm 23,76%, đến năm 1989 là 27,21% và năm 2006 là 31,2%. [163, tr. 54]

Cũng giống như Tp.HCM và Bình Dương, quá trình đô thị hóa ở Đồng Nai diễn ra mạnh và cũng bắt đầu vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tập trung chủ yếu vào việc nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước xoay quanh các KCN và khu đô thị, đơn cử một số điểm nổi bật như:

Thành phố Biên Hòa được phê duyệt quy hoạch chung lần đầu vào năm 1993 và điều chỉnh quy hoạch chung lần 1 vào năm 2003. Thành phố Biên Hòa được chia thành 23 phường và 03 xã, được xác định là trung tâm hành chính tỉnh lỵ với chức năng là 1 trong 4 đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố là trung tâm công nghiệp, dịch vụ với các điều kiện thuận lợi về giao thông đầu mối của quốc gia;thành phố mới Nhơn Trạch được phê duyệt quy hoạch xây dựng chung vào năm 1996 và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lần 1 vào năm 2006. Quy hoạch điều chỉnh đã xác định tổng diện tích tự nhiên 410,89 km2, là đô thị mới với chức năng công nghiệp - thương mại, dịch vụ-du lịch, giáo dục - đào tạo và khoa học-công nghệ của tỉnh Đồng Nai, đồng thời là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải và có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng trọng điểm phía Nam;thị xã Long Khánh được thành lập từ năm 2003 trên cơ sở thị trấn Xuân Lộc cũ và một số xã thuộc huyện Long Khánh cũ. Thị xã Long Khánh được xác định là trung tâm hành chính, kinh tế văn hóa thuộc tiểu vùng phía Đông của tỉnh Đồng Nai. Với diện tích tự nhiên khoảng 195 km2 được chia thành 6 phường nội ô và 9 xã;Thị trấn Long Thànhđược phê duyệt quy hoạch chung vào năm 1994, là trung tâm hành chính, dịch vụ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 125 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)