Phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 106 - 125)

Chương 2: Biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương

2.4. Biến đổi về văn hóa

2.4.1. Phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo

Thành phố Hồ Chí Minh: những năm 1986-1990 hoạt động giáo dục - đào tạo lâm vào cảnh suy thoái, số lượng học sinh, sinh viên, giáo viên và giảng viên sụt giảm nghiêm trọng. Cấp học mẫu giáo, năm 1985 có 122.064 học sinh và 4.171 giáo viên, đến năm 1990 giảm còn 81.864 học sinh và 3.413 giáo viên; cấp trung học phổ thông, năm 1985 có 753.571 học sinh và 25.736 giáo viên, đến năm 1990 giảm còn 671.052 học sinh và 23.827 giáo viên; cấp trung học chuyên nghiệp, năm 1987 có 16.633 học sinh, đến năm 1990 giảm còn 14.313 học sinh; cấp cao đẳng và đại học năm 1987 có 24.543 sinh viên, đến năm 1990 giảm còn 21.827 sinh viên.[41, tr.171-185]

Đối với bậc đại học, ngoài sự sụt giảm số lượng học sinh, sinh viên, xu hướng chọn ngành học, trường học cũng có những chuyển biến lớn. Các trường thuộc khối ngành kỹ thuật gồm: Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Bách khoa và Kiến trúc số sinh viên thay đổi không đáng kể, năm 1987 có 4.239 sinh viên, đến năm 1990 giảm còn 4.157 sinh viên. Trong khi đó, các trường thuộc khối ngành kinh tế gồm: Đại học Tài chánh - Kế toán 2, Kinh tế và Ngân hàng có số sinh viên theo học sụt giảm nghiêm trọng, năm 1987 có 7.271 sinh viên, đến năm 1990 giảm còn 4.333 sinh viên, trung bình mỗi năm giảm 1.000 sinh viên. [41, tr.185]

Từ sau năm 1990, hoạt động giáo dục - đào tạo của Tp.HCM đi vào thời kỳ tăng trưởng với những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Tính đến năm 1998, Tp.HCM có 27 trường trung cấp chuyên nghiệp, 07 trường đại học, cao đẳng có hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Riêng hệ thống dạy nghề, Tp.HCM có 122 trường; trong đó, 40 trường của Nhà nước (32,8%), 82 trường tư nhân (67,2%). Tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (117/122 trường, chiếm 96%). Đội ngũ giáo viên có 1.701 người, trong đó, 167 người có trình độ trên đại học, 1.081 người có trình độ đại học, cao đẳng, 203 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 250 người có trình độ công nhân lành nghề bậc thợ cao. Số ngành đào tạo lên đến 80 ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là kỹ thuật. Khả năng đào tạo hàng năm khoảng 150.000-160.000 người, phần lớn đào tạo ngắn hạn.[171, tr. 23]

Bảng 2.20: Số lượng học sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh phân theo bậc học. (ĐVT: người)

1995 2000 2006

1.Mẫu giáo -Học sinh -Giáo viên

105.619 3.576

128.809 5.547

172.429 7.953 2.Trung học phổ thông

-Học sinh -Giáo viên

779.092 25.132

858.621 30.524

909.494 35.104 3.Trung cấp chuyên nghiệp

-Học sinh -Giáo viên

23.377 --- 4.Bậc đại học

-Sinh viên -Giảng viên

130.331 ---

254.695 6.481

327.493 11.525

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều niên giám thống kê của Tp.HCM.

Đối với bậc đại học, năm 1990 Tp.HCM có tổng cộng 21 trường, năm 1995 tăng lên 29 trường. Cũng trong năm này, Đại học Quốc gia Tp.HCM được thành lập, đây là móc quan trọng đánh giấu sự chuyển biến mạnh mẽ về mô hình quản

lý và chất lượng đào tạo bậc đại học. Đến năm 1999 tăng lên 38 trường và phân viện, đến năm 2005 Tp.HCM có 58 trường cao đẳng, đại học.

Đồng Nai: sau 20 năm đổi mới đã xây dựng một hệ thống giáo dục-đào tạo tương đối hoàn chỉnh, từ bậc mầm non đến đại học, hệ thống trường lớp phân bổ đều khắp tỉnh, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, vùng định cư của đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã đem lại cho Đồng Nai hệ thống trường lớp chất lượng và đa dạng hóa loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu giáo dục-đào tạo nâng cao dân trí của địa phương.

Năm năm đầu đổi mới 1985-1990, số học sinh, sinh viên có tăng giảm ở những cấp học khác nhau, nhưng nhìn chung toàn ngành giáo dục-đào tạo Đồng Nai đã tăng 20.290 học sinh. Riêng cấp học mẫu giáo, số học sinh và giáo viên đã có sự tăng giảm trái chiều, lực lượng giáo viên tăng từ 1.088 lên 1.697 (55,9%), trong khi số học sinh lại giảm từ 33.957 xuống còn 27.974 (17,6%).

Bảng 2.21: Số lượng học sinh, sinh viên và giáo viên, giảng viên ở Đồng Nai phân theo bậc học. (ĐVT: người)

1985 1990 1995 2000 2006

1.Mẫu giáo -Học sinh -Giáo viên

33.957 1.088

27.974 1.697

36.206 1.404

44.860 1.966

78.000 4.344 2.THPT

-Học sinh -Giáo viên

256.098 6.573

283.639 8.162

405.006 9.301

484.132 13.986

458.000 18.137 3.TCCN

-Học sinh -Giáo viên

3.650 ---

2.350 ---

6.325 ---

6.566 ---

22.269 443 4.Bậc đại học

-Sinh viên -Giảng viên

800*

---

832*

---

951*

---

8.087 ---

8.076*

416*

Nguồn: Tổng hợp từ Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội và các ấn niên giám thống kê của Cục Thống kê Đồng Nai.

Chú thích: * chỉ riêng cấp Cao đẳng.

Những năm 1990-2006, số học sinh, sinh viên và giáo viên ở tất cả các cấp học đều có sự gia tăng về số lượng đều đặn, phù hợp với xu hướng chung của cả nước. Ngoại trừ sự gia tăng đột biến của số học sinh trung cấp chuyên nghiệp giai

đoạn 1990-1995, tăng 269,1%; và số sinh viên bậc đại học giai đoạn 1995-2000, tăng 850,3%.

Tính đến năm 1997, Đồng Nai có 01 trường đại học, 02 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp và 6 trường dạy nghề. Tổng số học sinh, sinh viên các trường năm học 2000-2001 là 18.153, so với năm 1985 tăng 2,45 lần. Riêng số sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng năm học này là 5.451 sinh viên, điều này giải thích cho hiện tượng tăng đột biến số sinh viên trong những năm 1995-2000. [163, tr. 71]

Chủ động thực hiện xã hội hóa giáo dục và luôn dành nguồn ngân sách lớn (gần 30%) cho giáo dục-đào tạo, trong 15 năm đầu đổi mới, số trường học, lớp học tăng gần 02 lần, trong đó khối cấp II tăng 07 lần số trường và 2,3 lần số lớp, khối cấp III tăng 2,4 lần số trường và 4,43 lần số lớp học. [163, tr. 69]

Bình Dương: sự biến động số học sinh, sinh viên và giáo viên trong 5 năm 1985-1990 phù hợp với tình hình chung của cả nước. Tỷ lệ học sinh bỏ học tăng (cấp I: 10%, Cấp II, III: 16%), tỷ lệ giáo viên bỏ việc tăng đều qua các năm, nhất là giáo viên cấp I. Ngoại trừ sự tăng giảm trái chiều của số học sinh và giáo viên mẫu giáo: học sinh giảm 2.100 em trong khi giáo viên tăng thêm 200.

Giai đoạn 1991-1995, công tác giáo dục đã có bước tiến, 100% xã phường có trường tiểu học, mỗi năm số học sinh đến trường đều tăng, 106/141 xã phường của 04 huyện thị được công nhận hoàn thành xóa mù chữ cấp tiểu học. Từ sau khi tái lập tỉnh Bình Dương đến năm 2000, công tác giáo dục-đào tạo tiếp tục phát triển, hàng năm trẻ em 06 tuổi vào lớp 01 đạt từ 97,6% đến 100%; 28/29 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, số tiền thu hút cho đầu tư giáo dục lên đến 17,335 tỷ đồng.

Bảng 2.22: Số học sinh, sinh viên và giáo viên phân theo bậc học

1985 1990 1995 1999-2000 2005-2006 1.Mẫu giáo

-Học sinh -Giáo viên

23.000 1.000

20.900 1.200

23.100 1.100

18.332 981

27.246 1.179 2.THPT

-Học sinh -Giáo viên

168.000 4.600

177.100 6.400

243.100 6.900

150.434 5.180

153.421 6.852 3.TCCN

-Học sinh -Giáo viên

--- ---

--- ---

--- ---

2.487 86

4.032 112 4.Bậc đại học

-Sinh viên -Giảng viên

--- ---

--- ---

--- ---

2.037 182

9.239 441

Nguồn: Tổng hợp từ Sông Bé 20 năm (30/04/1975 – 30/04/1995) xây dựng phát triển và các niên giám thống kê của Cục thống kê Bình Dương.

Năm học 2000-2001, tỉnh hoàn chỉnh các đề án “Quy hoạch và phát triển ngành giáo dục-đào tạo Bình Dương đến năm 2020”, “Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giai đoạn 2001-2005” với kinh phí 58.408,6 triệu đồng, “Công nghệ thông tin quản lý ngành giáo dục-đào tạo tỉnh Bình Dương” với kinh phí 7.200 triệu đồng, “Nâng cấp cơ sở vật chất trường học 2001-2005” với kinh phí 391.840 triệu đồng, “Phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2005”.

2.4.2. Văn hóa - lối sống theo phân nhóm nghề nghiệp

Lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa, nói đến lối sống là nói đến các giá trị phổ quát và phù hợp với điều kiện lịch sử của từng thời kỳ nhất định.

Lối sống hiểu một cách chung nhất là một tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định của các hình thức hoạt động sống đặc trưng cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội nhất định. Đó là cách thức hoạt động, ứng xử của chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, lao động, vui chơi-giải trí…

Có nhiều thành tố cấu thành văn hóa - lối sống, như: Cách thức lao động, cách thức giao tiếp, ứng xử, quan niệm về đạo đức, cái đẹp, phong tục tập quán.

Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, các thành tố cấu thành văn hóa - lối sống có

những đặc điểm khác nhau và điều này tạo nên sự biến đổi trong thực hành văn hóa - lối sống. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa - lối sống theo nhóm nghề nghiệp đã có nhiều biến đổi.

Văn hóa-lối sống của nhóm xã hội lãnh đạo: được thể hiện rõ qua các quyết sách về các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội. Trên cơ sở phân tích và đánh giá các chủ trương, đường lối đổi mới và quá trình cải cách hành chính theo từng giai đoạn phát triển trong thời kỳ đổi mới, cho thấy văn hóa - lối sống của nhóm lãnh đạo đã có sự biến đổi theo xu hướng ngày càng năng động, sáng tạo, táo bạo, thực tế và nhân văn hơn.

Tháng 10 năm 1986, khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chưa diễn ra, chủ trương đổi mới của Trung ương Đảng chưa được quyết nghị, các Đảng bộ Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã thể hiện tính sáng tạo và táo bạo trong việc đề ra chủ trương phát triển kinh tế- xã hội: Tp.HCM tập trung đầu tư, tháo gỡ mọi vướng mắc cho sản xuất, phát triển mạnh kinh tế đối ngoại; Đồng Nai phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp hợp lý, phát huy các mũi nhọn: công nghiệp chế biến, nông sản xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Bình Dương cải tạo và sử dụng hết khả năng các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn, có hiệu quả cao.[67, tr. 53] .[60, tr. 35]; [63, tr. 33]

Thực hiện đổi mới, lãnh đạo Tp.HCM, đã thể hiện tính năng động và táo bạo khi đề ra chủ trương: xây dựng TP.HCM thành trung tâm công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại - dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, văn hóa. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, xây dựng kinh tế tư bản tư nhân và tư bản Nhà nước với quy mô và tốc độ phát triển nhanh; trong khi đó lãnh đạo Bình Dương đề ra mục tiêu thể hiện tính thực tế của một tỉnh nghèo, kinh tế thuần nông

là “xây dựng nền kinh tế Sông Bé theo cơ cấu: nông nghiệp-công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần túy, đưa sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”. [67, tr. 62] [64, tr. 50]

Nhận định lãnh đạo Tp.HCM năng động và táo bạo là vì chỉ sau ít năm thực hiện đổi mới, các nguồn lực sản xuất chỉ vừa được cởi trói theo hướng kinh tế đa thành phần, các thành phần xã hội tuy có đồng thuận nhưng vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và dè dặt, lãnh đạo Tp.HCM đã chủ trương “xây dựng kinh tế tư bản tư nhân và tư bản Nhà nước có quy mô với tốc độ phát triển nhanh”, biến Tp.HCM thành trung tâm kinh tế- tài chính; nhận định lãnh đạo Bình Dương có tư duy và lối sống thực tế là vì đến đầu những năm 1990 Bình Dương vẫn là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, nghèo và phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương nên việc đề ra chủ trương, đường lối phát triển như trên là rất phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Tiếp theo bước chuyển biến táo bạo trên, lãnh đạo Tp.HCM đề ra mục tiêu đầy tham vọng cho 5 năm 1996-2000: Khai thác thời cơ, vượt qua thử thách, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương ứng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lãnh đạo Đồng Nai cũng đã thể hiện tính năng động, táo bạo khi đề ra mục tiêu đầy tham vọng, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển, đến năm 2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, tạo tiền đề cơ bản cho những bước phát triển cao hơn trong những năm đầu thế kỷ XXI; lãnh đạo Bình Dương đã có cái nhìn thực tế và sáng suốt, đã đánh giá đúng những lợi thế so sánh cũng như những nhu cầu thiết thực của tỉnh nên đã đề ra chủ trương “trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”, phát huy sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Bình Dương thành tỉnh có nền kinh tế công nghiệp mạnh.[68, tr. 74]

Bước sang thế kỷ XXI, sau 15 năm đổi mới với những chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế-xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã hình thành sự tự tin trong giới lãnh đạo, thuật ngữ “đi tắt đón đầu”, “thuyền ra biển lớn” xuất hiện dày đặt trong các bài viết, bài phát biểu của giới lãnh đạo. Xu hướng năng động và sáng tạo của lãnh đạo Tp.HCM được nâng cao hơn và điều này thể hiện rõ khi giới lãnh đạo đề ra mục tiêu “xây dựng các khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao, trở thành trung tâm tài chính, thương mại, vận tải của cả nước và là một trong các trung tâm kinh tế ở khu vực Đông Nam Á; lãnh đạo Đồng Nai cũng đề ra chủ trương phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương; ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng đến năm 2010 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững”; lãnh đạo Bình Dương cụ thể hóa đường lối đổi mới của Trung ương thành những chính sách cụ thể trên cơ sở những lợi thế so sánh của tỉnh Bình Dương:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế với vùng và khu vực. Chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất nông nghiệp, công nghiệp với chế biến và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Chuyển dịch lao động thuần nông sang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.[68, tr. 82]; [58, tr.62]

Thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với người dân, doanh nghiệp và doanh nhân, lãnh đạo Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì cộng đồng, thực hành lối sống nhân văn khi quyết liệt bài trừ thói quan liêu, cửa quyền, thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ.

Tiến trình cải cách hành chính ở TP. Hồ Chí Minh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực nhưng quan trọng nhất là thể chế và bộ máy Nhà nước, mục đích tối thượng vẫn là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giải quyết tốt công việc và tránh phiền hà cho người dân. Tiến trình này có thể chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn một từ năm 1986-1990, tiến hành sắp xếp, củng cố lại tổ chức chính quyền

cơ sở, chuyển đổi chức năng từ quản lý hành chính nhà nước và sản xuất - kinh doanh còn một chức năng duy nhất là quản lý hành chính nhà nước; giai đoạn hai từ năm 1990-1995, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy các phòng, ban của UBND các quận-huyện và các sở, ban, ngành theo hướng gọn nhẹ, đa ngành, giảm đầu mối; giai đoạn ba từ năm 1995-2000, triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/CP ngày 04-05-1994 của Chính phủ, thực hiện cơ chế hành chính “một cửa, một dấu”

ở các quận-huyện và cơ chế “một cửa” ở các sở - ngành trọng điểm có mối quan hệ trực tiếp với tổ chức và nhân dân; giai đoạn bốn từ năm 2001-2006, tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh tế và hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và quản lý hành chính Nhà nước. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phân cấp và ủy quyền mạnh hơn cho cấp dưới và sở-ngành. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ và nối mạng diện rộng và đổi mới cơ chế tài chính theo tiến trình của cả nước. [219]

Tương tự, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ngày càng thực hành lối sống vì dân, thực hiện cải cách hành chính theo Quyết định số 136/2001/QĐ ngày 17/9/2001 của Chính phủ nhằm tạo cơ sở pháp lý, môi trường thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ năm 2001, lãnh đạo Đồng Nai tập trung tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo đánh giá của Chính phủ, Đồng Nai đã đơn giản hóa thủ tục hành chính đạt 38%

(chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30% theo quy định của Chính phủ), thực hiện cơ chế một cửa triệt để, các cơ quan đã phối hợp với nhau để giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. [220]

Lãnh đạo Bình Dương hướng đến mục tiêu chung là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa. Trên cơ sở hệ thống pháp luật và những quy định của Trung ương, lãnh đạo Bình Dương đã ban hành những văn bản chỉ đạo, triển khai xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát thực tế, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Cải cách thủ thục hành chính theo

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 106 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)