xã hội, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi thông các nguồn lực và cho phép các thành phần kinh tế phát triển tự do theo quan hệ thị trường trong khuôn khổ của pháp luật.
Hệ thống pháp luật được quan tâm xây dựng, nhiều bộ luật mới ra đời đã pháp điển hóa nhiều quan hệ kinh tế - xã hội, từng bước tạo một hành lang pháp lý tốt cho các hoạt động kinh tế - xã hội đồng thời tác động tích cực đến tâm lý của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vốn đã từng là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Đảng bộ và chính quyền Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã vận dụng hợp lý chủ trương, đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời khai thác tốt các lợi thế so sánh của địa phương tạo thế mạnh cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đều giành nhiều sự quan tâm cho việc xây dựng và phát triển các KCX, KCN và khu công nghệ cao, tập trung sức mạnh toàn xã hội chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và cải cách hành chính mạnh mẽ.
3.3.2. Khơi dậy và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đã vận dụng tốt các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng sản xuất ban đầu. Phát huy tốt trình độ quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường của đội ngũ doanh nhân trong quá trình đổi mới nên đã đi trước và tạo sức hút đối với nhà đầu tư, lực lượng lao động xã hội… tạo nên những BĐXH tích cực cho địa phương.
Ngay từ những ngày đầu thực hiện đổi mới, Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế - xã hội mà trước đổi
mới vốn là đối tượng bị cải tạo. Các thành phần kinh tế này phát triển cùng với thành phần xã hội của nó đã tạo nên một bức tranh xã hội đa dạng và hình thành một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy xã hội biến đổi.
Thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và thương nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ngoài việc tạo ra giá trị sản xuất lớn nó còn tác động làm dịch chuyển lao động xã hội giữa các khu vực kinh tế, dịch chuyển dân cư giữa thành thị - nông thôn, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, góp phần thúc đẩy xã hội biến đổi theo chiều hướng tích cực.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm đầu đổi mới đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư và kỹ thuật - công nghệ tiến bộ của nước ngoài, đồng thời đã mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là một bài học kinh nghiệm hữu ích trong việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ quá trình phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Thực tiễn đổi mới ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình dương cho thấy hoạt động của các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự trong việc khỏa lấp các khoảng trống mà chính quyền địa phương chưa đủ sức đảm đương. Trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế các tổ chức này đã cung cấp cho những nhóm xã hội yếm thế nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và kết nối tốt hơn với thị trường. Hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự tốt cũng đã góp phần thực hiện công cuộc chống tham nhũng, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư phát triển, thực hiện quản lý xã hội tốt hơn.
3.3.3. Luôn chú trọng phát triển kinh tế đồng bộ với văn hóa - xã hội Cư dân ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương là những người có tinh thần ham học hỏi, với tính cách cởi mở và hòa đồng, có lối sống năng động, táo bạo, thích ứng cao và luôn hành động hướng về phía trước. Các cấp lãnh đạo trong cơ quan của Đảng và Nhà nước cũng như tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế luôn đi đầu cả nước về tinh thần đổi mới với những hành động thiết thực và hiệu quả.
Hệ thống trường lớp và chương trình đào tạo từ bậc mẫu giáo, mầm non đến các bậc đại học và sau đại học thuộc hệ thống giáo dục công lập phát triển mạnh, đồng thời được tiếp sức bởi hệ thống trường bán công, dân lập, tư thục và các trường do nước ngoài đầu tư đã đủ sức đáp ứng nhu cầu học tập của cư dân trong và ngoài địa phương. Góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhiều tỉnh thành khác trên phạm vi cả nước.
Quan tâm đầu tư và phát triển hệ thống y tế là một quyết sách đúng đắn, mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ở mức tốt nhất cho toàn bộ cư dân sinh sống và làm việc tại địa phương nhưng đã tạo được ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Xem xét quá trình BĐXH thời kỳ đổi mới ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đầu đổi mới trên các phương diện chính trị, dân số, kinh tế, văn hóa và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp có thể thấy:
Thứ nhất, nền kinh tế biến đổi từ bao cấp sang thị trường với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế mới và đạt được giá trị sản xuất lớn, đồng thời với quá trình này là sự chuyển đổi kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai,cơ cấu xã hội - nghề nghiệp biến đổi mạnh, nhiều nhóm xã hội nghề nghiệp mới xuất hiện làm cho bức tranh xã hội ngày càng trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn.
Thứ ba, đô thị hóa là đặc điểm nổi bật của quá trình BĐXH và hệ quả là những biến đổi cơ cấu dân số thành thị - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp của cư dân địa phương theo hướng giảm cơ cấu lao động nông nghiệp, tăng cơ cấu lao động công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Thứ tư, trong bối cảnh đại bộ phận cư dân Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương năng động xã hội theo chiều hướng đi lên thì một bộ phận nhỏ lại rơi vào tình cảnh khó khăn và hình thành nhóm xã hội yếm thế. Bên cạnh những tiến bộ xã hội đạt được, một số vấn đề bất cập cũng nẩy sinh, mức độ phân hóa giữa thành thị và nông thôn cũng như khoảng cách giàu - nghèo chưa được cải thiện, văn hóa - lối sống diễn biến đa chiều.
Để đảm bảo cho quá trình BĐXH diễn ra theo chiều hướng tích cực, chính quyền Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã chủ động xây dựng dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, ban hành nhiều chính sách và hành động thiết thực nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của tất cả các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.