Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 20 - 179)

Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã vận dụng nhiều phương pháp và hướng tiếp cận lý thuyết khác nhau, trong đó các phương pháp: lịch sử, so sánh lịch sử, logic và phân tích thống kê là những phương pháp nghiên cứu chính.

- Phương pháp lịch sử được vận dụng để mô tả, phân tích và trình bày quá trình BĐXH theo trình tự thời gian từ 1986 đến 2006 và trong phạm vi không gian đã được xác định. Đối tượng nghiên cứu (quá trình BĐXH) là biến số phụ thuộc do vậy quá trình nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi của các thành tố cấu thành đối tượng nghiên cứu, đó là: thành tố kinh tế, thành tố dân số, thành tố văn hóa và thành tố cơ cấu xã hội - nghề nghiệp.

- Phương pháp so sánh lịch sử được sử dụng để tìm ra những mối liên hệ trong quá trình biến đổi giữa các thành tố chính yếu cấu thành xã hội trên cả hai

phương diện, so sánh đồng đại và lịch đại, trên cơ sở đó tìm ra và lí giải các động lực thúc đẩy quá trình biến đổi xã hội.

- Phương pháp logic được sử dụng kết hợp với phương pháp lịch sử trong việc mô tả và phân tích quá trình BĐXH trên bình diện tổng quát và chỉ ra xu hướng vận động và phát triển của quá trình này trong thời kỳ đổi mới. Phương pháp logic đem lại một cái nhìn cởi mở hơn, ít định kiến hơn đối với một số vấn đề, như: tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường, phân chia giai cấp, phân tầng xã hội.

- Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng nhằm xác định mức độ biến đổi của các thành tố cấu thành xã hội chính yếu nhằm làm rõ một cách tổng hợp bản chất cụ thể của quá trình biến đổi xã hội trong điều kiện lịch sử - xã hội xác định bằng những con số cụ thể.

Lược đồ 1: Phân tích quá trình biến đổi xã hội thời kỳ đổi mới ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương (1986-2006).

Chú thích: :chiều tác động của các nguyên nhân dẫn đến BĐXH Trạng

thái xã hội

X1 tại thời điểm

t1

Trạng thái xã hội

X2 tại thời điểm

t2

Quá trình BĐXH trong hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)

Nhân tố dẫn đến biến đổi

- Đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN;

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Hội nhập kinh tế;

- Biến đổi dân số - Đô Thị hóa;

- Các giá trị văn hóa;

- Hoạt động phân tích và lý giải quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới 1986-2006 được mô tả khái quát trong lược đồ 1. Các chủ trương, đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước được tiếp cận từ góc độ lịch sử, xử lý và trình bày theo lịch đại với những chủ đề trọng tâm làm nổi bật tính đổi mới và sự tác động của nó đến thực trạng xã hội và làm biến đổi cái thực trạng ấy theo thời gian; Các vấn đề kinh tế được tiếp cận theo phương pháp lịch sử và phân tích thống kê làm nổi bật hai vấn đề trọng tâm: biến đổi thể chế kinh tế và những biến đổi về cơ cấu ngành, quy mô và giá trị sản xuất của nền kinh tế.

Ngoài ra, phương pháp logic được áp dụng để giản lược các chi tiết và làm nổi bật cái trọng tâm - xu hướng biến đổi chính; Vấn đề dân số được áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, làm rõ quá trình biến đổi với những con số cụ thể theo lịch đại và phân tích mối quan hệ của nó đến các vấn đề kinh tế - xã hội khác; Một số vấn đề xã hội khác được áp dụng phương pháp lịch sử so sánh và nhiều phương pháp phụ trợ nhằm phân tích đối chiếu theo lịch đại làm nổi bật quá trình biến đổi.

4.2. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu

Tài liệu phục vụ nghiên cứu được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó năm nguồn tài liệu chính là:

- Các sách giáo trình, sách tham khảo và bài báo khoa học về lịch sử xã hội, xã hội học, văn hóa học của các tác giả trong và ngoài nước được tham khảo và trích dẫn phục vụ cho phần lý thuyết, làm cơ sở lý luận cho luận án;

- Các văn kiện của Trung ương Đảng, các Đảng bộ Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương và các chính sách của UBND tỉnh thành trên địa bàn nghiên cứu được sử dụng để nêu lên chủ trương, chính sách của quá trình đổi mới;

- Các ấn phẩm của Tổng cục Thống kê và các cục thống kê trên địa bàn nghiên cứu được sử dụng, trích dẫn làm minh chứng cho những chuyển đổi trong quá trình đổi mới;

- Các kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề của các tác giả đi trước.

- Các website trong và ngoài nước.

Điều đáng lưu ý là các con số trong những ấn phẩm của các cục thống kê có nhiều sự sai biệt. Nghiên cứu sinh không thể và cũng không có cơ sở để điều chỉnh các con số này, trong khi các số liệu do cục thống kê đưa ra luôn được xem là số liệu chuẩn và có giá trị nhất.

5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

- Một là, mô tả và hệ thống quá trình biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới ở TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương những năm 1986-2006 dưới góc nhìn lịch sử, nêu và phân tích quá trình biến đổi của các thành tố cấu thành xã hội ở mức tương đối chi tiết, phác họa những biến đổi trên bốn phương diện qua từng giai đoạn khác nhau từ đó nêu lên những đặc điểm nổi bật của quá trình biến đổi xã hội, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh.

- Hai là, tiếp cận từ góc độ lịch sử xã hội, làm rõ mối quan hệ của quá trình BĐXH với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và chuyển đổi mô hình kinh tế tổng quát trong hai mươi năm đầu đổi mới; mối quan hệ giữa quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ba là, phân tích quá trình biến đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm đầu đổi mới, gắn liền với việc đánh giá lại các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.

- Bốn là, phân tích các số liệu về biến đổi quy mô và cơ cấu dân số đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa biến đổi cơ cấu dân số với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Năm là, nêu lên quá trình biến đổi của hệ thống giáo dục và văn hóa - lối sống theo nhóm nghề nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm đầu đổi mới.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chủ yếu gồm 3 chương:

+ Chương 1: Tổng quan về biến đổi xã hội và những cơ sở của quá trình biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)

+ Chương 2: Biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)

+ Chương 3: Nhận xét về quá trình biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI

VÀ BÌNH DƯƠNG HAI MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-2006)

1.1. KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA CÁC NHÂN TỐ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 1.1.1. Định nghĩa khái niệm xã hội và biến đổi xã hội

Việc nêu một số định nghĩa và quan điểm khác nhau về hai khái niệm hội biến đổi xã hội là cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất về nhận thức và đánh giá các vấn đề khoa học xuyên suốt luận án.

Từ điển xã hội học Oxford định nghĩa: “nói một cách tổng quát, xã hội là một nhóm những người cùng chia sẻ một văn hóa chung, cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định và tự họ cảm thấy bản thân mình tạo thành một thực thể thống nhất và riêng biệt”.[49, Tr.617]

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia lại định nghĩa: xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng lợi ích, các mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa.

Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện (1994) chủ biên đã dẫn ra những quan điểm khác nhau về khái niệm xã hội và những cách dùng khái niệm xã hội theo nghĩa hàn lâm và thông thường.

Nhằm làm cho khái niệm xã hội trở nên rõ ràng hơn, dễ nắm bắt hơn, các nhà khoa học đã nổ lực đưa ra những khái niệm cụ thể hơn. Ví dụ, thuật ngữ “xã hội công nghiệp” để mô tả một xã hội thể hiện những đặc trưng nổi bật của hệ thống công nghiệp, hay rộng hơn là để biểu thị một xã hội có nền văn hóa, thể chế và sự phát triển của nó được quy định bởi các quá trình sản xuất công nghiệp; thuật ngữ “xã hội dân sự” với những thuộc tính cơ bản đề cập đến đời sống công cộng hơn là những hoạt động cá nhân hay gia đình; thuật ngữ “xã hội tiêu dùng” đề cập

đến những xã hội được tổ chức xoay quanh sự tiêu dùng, hơn là sản xuất vật chất và dịch vụ; và nhiều thuật ngữ quen thuộc khác như, “xã hội Việt Nam”, “xã hội pháp”, “xã hội tư bản”, “xã hội chủ nghĩa”…

Nhìn chung, khái niệm xã hội dù là theo nghĩa hàn lâm hay nghĩa thông thường vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy vậy, nếu phân tích một cách khái quát các định nghĩa khái niệm xã hội và cách dùng thuật ngữ xã hội theo nghĩa thông thường, có thể nêu ra ba đặc điểm cơ bản sau: thứ nhất, khái niệm xã hội có đặc điểm về lãnh thổ; thứ hai, khái niệm xã hội có đặc điểm về dân cư; thứ ba, khái niệm xã hội có đặc điểm về hệ thống, liên quan đến chính trị, văn hóa, pháp luật, trình độ sản xuất…

Biến đổi xã hội hiểu theo nghĩa chung nhất, là một quá trình qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội thay đổi theo thời gian.

Biến đổi xã hội không những là đối tượng nghiên cứu chính của ngành lịch sử xã hội mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác, như:

xã hội học, văn hóa học, triết học... Vào giữa thế kỷ XIX, do nhu cầu giải thích những thay đổi lớn trên nhiều phương diện đời sống xã hội ở châu Âu, như: tiến trình công nghiệp hóa, các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền theo gương cách mạng Mỹ và Pháp, các nhà khoa học đã nổ lực trong phân tích xã hội và tìm ra những phương pháp tiếp cận lý thuyết đối với các hiện tượng xã hội, nhờ đó các lý thuyết nghiên cứu về BĐXH đã đạt được những bước tiến dài.

Auguste Comte đã phát triển hệ thống lý thuyết động học xã hội, ông cho rằng các xã hội phát triển thông qua một loạt giai đoạn mà ta có thể đoán trước dựa trên sự phát triển tri thức nhân loại. Herbert Spencer đưa ra lý thuyết biến đổi mang tính tiến hóa dựa trên sự tăng trưởng dân số và khác biệt hóa cấu trúc. Karl Marx thì cho rằng những BĐXH quan trọng nhất là có bản chất cách mạng, chúng diễn ra do đấu tranh giành quyền tối thượng giữa các giai cấp kinh tế. Nhìn chung, khuynh hướng của các lý thuyết về BĐXH ở thế kỷ XIX là theo hướng chủ nghĩa

lịch sử và chủ nghĩa không tưởng. Đến thế kỷ XX, trên cơ sở kế thừa và phát triển, các lý thuyết về BĐXH xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên, ít có sự đột phá trong cách tiếp cận lý thuyết về vấn đề BĐXH, hầu hết đều cho rằng quá trình BĐXH có thể bắt nguồn từ các hoạt động lập pháp và hành pháp của nhà nước, cũng có thể khởi xướng từ phía công dân khi họ tiến hành các phong trào xã hội, hay từ việc truyền bá văn hóa, BĐXH cũng có thể xảy ra từ các phát minh như, thuốc kháng sinh, ti-vi, máy tính và mạng toàn cầu, và cũng có thể là hệ quả có hoặc không có chủ định của công nghệ.[49, tr.33,34]

Kế thừa di sản của Saint Simon và Auguste Comte, các nhà xã hội học Emile Durkheim, Talcott Parsons và Wilbert E. Moore đã đưa ra quan điểm về BĐXH như sau: nếu xã hội được xem như một khuôn mẫu của các chức năng phức tạp và tương liên, thì biến đổi có thể được giải thích như một hiện tượng phụ trong cuộc tìm kiếm thường xuyên sự cân bằng. Đến nữa cuối thế kỷ XX, trên quan điểm cấu trúc - chức năng, nhà xã hội học người Mỹ Neil J. Smelser cho rằng:BĐXH là một quá trình gia tăng giá trị, trong đó một loạt điều kiện hay giai đoạn liên tiếp gắn kết nhau. Các quan điểm về BĐXH theo tiến hóa luận cũng được kế thừa và phát triển ở thế kỷ XX, nhìn chung các quan điểm này đều xoay quanh lập luận:

loài người chúng ta - về mặt cá nhân cũng như về mặt xã hội - là sản phẩm của hàng triệu năm thích nghi để sinh tồn và nó có thể biến đổi theo cả hai hướng, tích cực và tiêu cực. Theo quan điểm Marxist nói riêng và thuyết xung đột nói chung:BĐXH được nhận thức như là kết quả của cuộc đấu tranh giành lợi ích giữa các giai cấp, các sắc tộc hay nhóm xã hội hơn là cùng tìm kiếm sự đồng thuận.[49. Tr, 34, 35]

Trên cơ sở tiếp thu có phê phán, luận án này tiếp cận thuật ngữ quá trình biến đổi xã hội ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất,quá trình biến đổi xã hội là một biến số phụ thuộc luôn chịu sự tác động và quy định bởi nhiều biến số, trong đó biến số của các nhân tố chính trị, dân số, kinh tế, văn hóa và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp là những biến số có sự ảnh

hưởng lớn đến quá trình biến đổi xã hội. Nói cách khác, nghiên cứu quá trình biến đổi xã hội chính là nghiên cứu quá trình biến đổi của các nhân tố cấu thành xã hội.

Thứ hai, tiếp cận từ góc độ khoa học lịch sử (lịch sử xã hội), thuộc tính quan trọng của thuật ngữ là tính diễn tiến của sự biến đổi, nghĩa là nó xem xét sự BĐXH diễn ra theo trục thời gian, nó tập trung vào quá trình - diễn tiến, hơn là thực trạng - cái đương là.

Thứ ba, quá trình BĐXH được nhận biết thông qua các biến số của các thành tố cấu thành xã hội bởi việc so sánh trạng thái xã hội X1 tại thời điểm t1 với trạng thái xã hội X2 tại thời điểm t2 và cứ thế cho đến trạng thái xã hội Xn tại thời điểm tn. Trong luận án này, quá trình biến đổi xã hội được đặt trên trục thời gian từ 1986 đến 2006. Tùy vào sự diễn tiến và tính chất của quá trình biến đổi của các nhân tố biến đổi xã hội mà khoảng thời gian còn được chia nhỏ hơn.

1.1.2. Thao tác hóa các nhân tố biến đổi xã hội

Thao tác hóa và diễn giải các nhân tố biến đổi xã hội là việc làm cần thiết khi tiến hành nghiên cứu Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới. Nhóm nhân tố biến đổi xã hội ở cấp độ thứ nhất được lựa chọn là: biến đổi kinh tế, biến đổi dân số, biến đổi văn hóa và biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp.

Đây là những nhân tố quan trọng nhất, nó tác động và quy định quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.Tiếp theo nhóm nhân tố biến đổi xã hội ở cấp độ thứ nhất là các nhân tố biến đổi cấp độ thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm…cho đến nhân tố biến đổi thứ n. Trong giới hạn của luận án, không thể thao tác hóa và diễn giải tất cả các nhân tố biến đổi ở mọi cấp độ. Do vậy, luận án này chỉ diễn giải bốn nhân tố biến đổi xã hội ở cấp độ đầu tiên để từ đó làm rõ quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới.

Một phần của tài liệu Luận văn Lịch sử: Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (19862006) (Trang 20 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)