CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NĂNG SUẤT NHÂN TỔ TỔNG HỢP
1.3 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp
- Lý thuyết tổ chức doanh nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến quốc gia tiếp nhận đầu tư một cách gián tiếp, cụ thể làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chuyển giao công nghệ và truyền bá kiến thức, cũng như tác động của FDI lên cơ cấu thị trường và cạnh trạnh tại những quốc gia tiếp nhận đầu tư (Hymer, 1976; Buckley and Casson, 1976;
Dunning, 1993; Caves, 1996). Lý thuyết này lập luận rằng, các công ty đa quốc gia phải tận dụng lợi thế của mình để vượt qua khó khăn khi đầu tư ở nước ngoài, việc gia nhập vào thị trường nước ngoài được biểu hiện qua nhập khẩu vốn của các nước tiếp nhận đầu tư. FDI không chỉ đơn thuần là nguồn vốn, mà còn là kênh chuyển giao công nghệ và lan tỏa kinh nghiệm quản lý tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bởi vì, khi công ty đa quốc gia đầu tư vào các nước này, mang đến sự tiến bộ kỹ thuật tạo sức mạnh để cạnh tranh với các công ty nội địa (công ty nội địa có thông tin am hiểu thị trường nội địa, tình hình kinh doanh trong nước và nhu cầu tiêu dùng); với sự gia nhập của các công ty đa quốc gia phá vỡ cân bằng hiện tại, loại bỏ sự độc quyền của các công ty nội địa, để bảo vệ và duy trì thị phần của mình buộc các công ty này phải giới thiệu công nghệ, ký kết hợp đồng liên doanh với công ty nội địa qua đó rò rỉ công nghệ, học tập công nghệ nước ngoài của công ty trong nước và có thể vì thế sản xuất hiệu quả hơn. Vì
vậy, hiệu quả của cạnh tranh, hợp tác liên doanh và học hỏi của công ty nội địa có thể thúc đẩy năng suất (Blomstrom and Kokko, 1996).
- Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng FDI thúc đẩy nâng cao năng suất và kích thích phát triển kinh tế bằng sự đổi mới công nghệ, chuyển giao kỹ thuật (Lichtenberg and De la Potterie, 1996). Lý thuyết này được nghiên cứu bởi Lucas, 1988 và 1990; Romer, 1986 và 1987 và Mankiw, 1992 xem xét FDI có vai trò quan trọng cho việc phát triển vốn con người (human capital) (kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức…), chuyển giao công nghệ và lan tỏa khắp nước (Grossman and Helpman, 1991) và vì thế FDI được mong đợi ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nước tiếp nhận đầu tư. De Mello, 1997 đưa ra hai kênh chính mà thông qua FDI có thể làm đẩy mạnh tăng trưởng. Đó là: FDI khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới vào quá trình sản suất thông qua hiện tượng lan tỏa từ công ty nước ngoài tới công ty nội địa; kích thích chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hiện đại cũng như đào tạo lao động có tay nghề. Hee Ng, 2006 cũng cho rằng có hai kênh mở rộng thông qua FDI ảnh hưởng đến kinh tế: cung cấp vốn tăng cường khả năng sản xuất nền kinh tế một cách trực tiếp; cung cấp công nghệ tiên tiến và bí quyết tổ chức thúc đẩy nâng cao hiệu quả hay năng suất của đầu tư một cách gián tiếp. Nhìn chung, FDI cung cấp nguồn vốn dài hạn với công nghệ mới, nâng cao kỹ năng quản lý, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao kỹ năng quản lý điều hành, kích thích sự sáng tạo và đổi mới áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Asiedu, 2002).
Bên cạnh đó, giải thích cho hiện tượng lan tỏa của FDI đến công ty nội địa ở trên thì Findlay, 1978 đã đề cập tới và cho rằng: tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy khả năng sản xuất, tăng năng suất và cạnh tranh thông qua kỹ thuật quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại của công ty nước ngoài lan tỏa đến công ty nội địa ở các khu vực kém phát triển. Công ty trong nước thì yếu kém về năng lực công nghệ trong khi công nghệ tiên tiến do các công ty quy mô lớn có tiềm năng công
nghệ nắm giữ. Để vượt qua yếu điểm này họ có xu hướng muốn được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến và kênh phổ biến chuyển giao công nghệ là từ công ty FDI. Các công ty này mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho đối thủ trong nước nhưng để phát triển thị trường cũng sẵn sàng hợp tác thành lập công ty liên doanh, qua đó rò rỉ công nghệ. Do đó, FDI được xem là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng nhất và rẻ nhất thông qua sự lan tỏa kỹ thuật đến các nước đang phát triển (Blomstrom and Kokko, 1997).
Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt về hiệu ứng lan tỏa từ công ty nước ngoài tới công ty nội địa
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa của FDI
1.3.2 Các yếu tố khác mà khu vực FDI chi phối tác động đến năng nhân tố tổng hợp
Quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế là một quá trình luôn luôn thúc đẩy, hỗ trợ nhau và cùng phát triển. Theo Balasubramanyam, 1996;
Bhagwati, 1978 thì FDI tạo điều kiện cho nước chủ nhà cơ hội mở cửa thương mại quốc tế đặc biệt thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi vì nếu chưa có FDI, các
Công ty nội địa Đào tạo
chuyên
nghiệp Kinh
nghiệm quản lý
Chuyển giao công
nghệ
Công ty nước ngoài
doanh nghiệp trong nước chỉ biết đến thị trường trong nước, nhưng khi có FDI thì họ được tiếp xúc với các đối tác kinh tế mới không phải trong nước. Việc tăng cường hợp tác sẽ tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu một số loại mặt hàng mà trong nước có nhu cầu.
Khi đó theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, thương mại quốc tế còn tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài bằng sự lan tỏa năng suất, một tỷ lệ cao hơn của sự đổi mới công nghệ và học tập kinh nghiệm tính năng động sáng tạo từ nước ngoài (Romer, 1986; Lucas, 1988; Riverza-Batiz and Romer, 1991; Grossman and Helpman, 1991). Từ đó, mở cửa thương mại có tác động tích cực lên tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp (Edwards, 1998; Tsu –Tan Fu, 2004; Nachege and Thomson, 2006; Jajri, 2007). Mà thương mại quốc tế được đo lường bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP (Nachege and Thomson, 2006). Akilno, 2005 tìm thấy tỷ lệ xuất khẩu trên GDP tác động tích cực đáng tin cậy đến tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp tại các nước hoang mạc Sahara Châu Phi (Sub-Saharan African SSA). Một nghiên cứu các nước APEC giai đoạn 1980-1987, Wu, 2000 phân tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) thành sự tiến bộ công nghệ (TP), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả quy mô (SE). Tác giả tìm thấy rằng thương mại quốc tế có tác động tích cực lên cả TP và TE. Theo Kim và các cộng sự, 2005 thì nhập khẩu vốn và hàng hóa tiêu dùng ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê lên TFP trong khi nhập khẩu máy móc thiết bị không có ảnh hưởng đến TFP. Trong nghiên cứu của Gonzalez and Constantin, 2009 tìm thấy kết quả khác những nghiên cứu trên, mở cửa thương mại không là một nhân tố có liên quan cho việc giải thích tình trạng công nghệ tại các nước thu nhập thấp. Ngược lại, ảnh hưởng của mở cửa thương mại đến TFP thì tích cực và có ý nghĩa cho các nước thu nhập trung bình và cao. Mahmood and Afza, 2008 tìm thấy rằng mở cửa thương mại quốc tế ảnh hưởng
đến tốc độ TFP của Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và South Korea tiêu cực và có ý nghĩa suốt hai thập kỷ qua.
Trong nghiên cứu của Muendler, 2004 cho rằng chính sự mở cửa thương mại thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường sản phẩm mà điều này bắt buộc các nhà sản xuất phải đổi mới để tiếp tục sống sót. Bởi vì các nhà đầu tư trong nước thường chiếm giữ phần lớn thị phần nhưng ưu thế này sẽ không kéo dài trong khi nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài trội hơn hẳn về công nghệ, trình độ quản lý, tiềm lực tài chính…. Và về lâu dài sẽ làm giảm sản lượng của công ty trong nước trong ngắn hạn (biểu thị hình 1.2 bên dưới).
Hình 1.2: Tác động cạnh tranh của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới doanh nghiệp trong nước.
Nguồn: Aitken and Harrion (1999)
Hình trên là thể hiện tác động tràn của doanh nghiệp trong nước trước sự xuất hiện doanh nghiệp FDI cùng ngành trong ngắn hạn. Sự lấn át thị trường của doanh nghiệp FDI làm thu hẹp thị phần của doanh nghiệp trong nước và đẩy chi phí cố định lên cao. Trước tác động này, doanh nghiệp trong nước có xu hướng điều chỉnh
1 2
Sản lượng AC2
AC1
Q2 Q1 Giá
thành một đơn vị sản phẩm
giảm chi phí trung bình từ AC1 xuống AC2. Nhưng nếu áp lực cạnh tranh ban đầu từ doanh nghiệp FDI đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ buộc phải giảm sản lượng từ Q1 xuống Q2 và tác động cuối cùng là làm tăng giá thành trên một đơn vị sản phẩm (chuyển dịch từ vị trí 1 lên 2). Chính vì vậy để tồn tại cạnh tranh với doanh nghiệp FDI thì các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng đầu tư, đổi mới cả quá trình sản xuất của mình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ và phương pháp quản lý để duy trì thị phần và lợi nhuận (De Mello, 1999).Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, vốn con người đươc xem là hai nhân tố chính cho quá trình cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất (Romer, 1990; Aghion and Howitt,1998; Lucas, 1988; Scherer, 1982, Griliches and Lichtenberg,1984). Aghion and Howitt, 1998 và Zachariadis, 2003 cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấyđầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R & D) thúc đẩy tăng năng suất nhân tố tổng hợp tại nền kinh tế Mỹ. Trong đó Zachariadis, 2003 chỉ ra rằng cả đầu tư nội địa vào nghiên cứu và phát triển công nghệ (R & D) và đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng năng suất quốc gia và tăng giá trị gia tăng. Điều này xảy ra khi khoảng cách chênh lệch công nghệ giữa công ty nội địa và nước ngoài không quá lớn (Kokko, 1994; Borensztein, De Gregorio and Lee,1998 and Kinoshita, 2000).
Tóm lại, tất cả những lý thuyết trên cho thấy rằng FDI không chỉ ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn đầu tư mà còn là một kênh chuyển giao công nghệ quan trọng thúc đẩy cải tiến hiệu quả hoạt động của công ty nội địa và cuối cùng là cải thiện năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của đất nước.
Hình 1.3: Sơ đồ tóm tắt thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng suất nhân tố tổng hợp
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết ở trên.