Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp minh chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Để đo lường tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng với mô hình tác động cố định (Fixed effect model –FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect- REM).

Việc chọn phương pháp với mô hình phân tích dữ liệu bảng do một số nguyên nhân:

- Do bài nghiên cứu này là kiểm tra tác động của FDI đến năng suất nhân tố tổng hợp ở mức độ vĩ mô.

- Sử dụng kỹ thuật OLS đều giả định rằng các biến bỏ sót không phụ thuộc vào biến giải thích và không phân bố đồng nhất với nhau. Tuy nhiên giả định này có thể gây ra các kết luận lệch lạc nếu với các đặc trưng của từng quốc gia như sự thay đổi chính sách, hệ thống chính trị, khoảng cách từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư… có thể tác động đến biến phụ thuộc mà lại không được xem xét đến. Do vậy việc sử dụng dữ liệu bảng cung cấp một cách thức thông qua đặc điểm cụ thể từng quốc gia (kể cả quan sát được hay không quan sát được) có thể được đưa vào trong các nghiên cứu giữa các quốc gia để tránh gây ra kết quả bị lệch xuất phát từ sự thiếu các biến liên quan. Sử dụng mô hình tác động cố định ước lượng bền và không bị lệch khi các biến bị bỏ sót riêng cho từng quốc gia có tương quan với biến giải thích, còn mô hình tác động ngẫu nhiên thì lại thích hợp khi xem xét mẫu hơn là tổng thể.

Trong bài nghiên cứu này, số liệu sử dụng được trích từ dữ liệu bảng hàng năm của World Development Indicators (The World Bank, 2014) và The Conference Board Total Economy Database 2014 cho 18 quốc gia đang phát triển có thu nhập

trung bình và thấp trong khoảng thời gian 1996-2012 theo phân loại của UNCTAD.

Đây là những quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp, có lượng vốn FDI trung bình chiếm khoảng 2-3% so với GDP (Worldbank) và có tốc độ tăng TFP tương đối nhanh trung bình khoảng 3% (The Conference Board Total Economy Database).

Bảng 2.1: Danh sách các nước đang phát triển trong mẫu nghiên cứu.

Các nước đang phát triển có thu nhập trung bình

Các nước đang phát triển có thu nhập thấp

Algeria, Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Egypt, Iran, Morocco, Peru, Philippines, South Africa, Sri Lanka, Thaland, Peru

India, Mongolia, Pakistan, Vietnam

Nguồn:UNCTAD

Bên cạnh đó, hầu hết nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng suất nhân tố tổng hợp thường dựa trên dữ liệu ở mức độ vi mô như phạm vị các doanh nghiệp. Theo Thiam Hee Ng (2006), hạn chế của việc dùng dữ liệu ở phạm vi các doanh nghiệp là không thể nắm bắt hiệu ứng lan tỏa xảy ra bên ngoài ngành công nghiệp. Cũng theo Thiam Hee Ng (2006), bằng việc dùng dữ liệu năng suất cho cả nền kinh tế (ở đây lấy từ nguồn có sẵn và đang tin cậy cảu quốc tế) thì có thể giúp nắm bắt hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực nước ngoài lên cả nền kinh tế cũng như hạn chế sự khác biệt về chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp giữa các nước khảo sát trong bài nghiên cứu (Miller, 2008).

Các bước thực hiện phân tích dữ liệu trong mô hình nghiên cứu như sau:

Bước 1: Bài nghiên cứu tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho việc ước lượng dữ liệu bảng. Gồm:

- Kiểm định F: kiểm định này cho phép lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM với giả thuyết H0- Mô hình Pooled là phù hợp (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau). Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa cho trước thì mô hình tác động cố định phù hợp.

- Kiểm định Hausmanest do Hausman xây dựng năm 1978: kiểm định này cho phép lựa chọn giữa mô hình theo FEM và REM. Giả thuyết H0 làm nền tảng cho kiểm định Hausman là: các mô hình FEM và REM không khác nhau đáng kể ( hay nói cách khác là tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo không gian không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình). Trị thống kê kiểm định do Hausman xây dựng có một phân phối χ2 tiệm cận. Việc sử dụng phương pháp tác động cố định được ưu tiên hơn phương pháp tác động ngẫu nhiên nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ. Ngược lại phương pháp tác động ngẫu nhiên được ưu tiên hơn so với phương pháp tác động ngẫu nhiên nếu giả thuyết H0 bị chấp nhận.

- Kiểm định Breusch- Pagan Lagrangian: kiểm định này cho phép lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình Pools OLS với giả thuyết H0- Mô hình Pools OLS là phù hợp.

Bước 2: Bài nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp phù hợp được chọn để phân tích với biến phụ thuộc là tốc độ tăng năng suất nhân tố và các biến độc lập là đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, vốn cố định tích lũy. Biến phụ thuộc tốc độ tăng năng suất nhân tố cho phép đánh giá tổng quát về sự biến động của năng suất nhân tố tổng hợp giúp các nhà hoạch định chính sách nâng cao TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp minh chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)