CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.3 Kết quả phân tích với mô hình FEM
Phần này thảo luận về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Tác giả tiến hành phân tích trên mô hình tác động cố định (FEM) theo kết quả lựa chọn mô hình ở trên cho việc phân tích tác động đầu tư trực tiếp nước đến năng suất nhân tố tổng hợp tại các quốc gia đang phát triển. Bảng bao gồm dữ liệu hàng năm của 18 quốc gia đang phát triển giai đoạn từ 1996 đến 2012. Cột đầu tiên của bảng 3.5 liệt kê các biến giải thích kèm theo một số các thống kê. Thống kê chuẩn đoán bao gồm R- quared, F-stat dùng để đánh giá sự phù hợp tổng thể của mô hình, số lượng quốc gia trong bảng và tổng số các quan sát vừa theo quốc gia vừa theo thời gian. Ba cột còn lại mỗi cột thể hiện kết quả chạy hồi quy. Để dễ quan sát ba phương trình hồi quy được đánh số ở trên dòng đầu tiên. Con số đầu mỗi ô trong phần chính của bảng là các hệ số ước lượng cho một biến trong phương trình. Các con số trong dấu ngoặc đơn đại diện cho thống kê t-statstic đối với các hệ số hồi quy. Nếu như chỉ có một dấu hoa thị thì biến có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 10% hoặc thấp hơn trong phương trình. Nếu chỉ có hai dấu hoa thị thì biến có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 5% hoặc thấp hơn trong phương trình. Nếu có ba dấu hoa thị thì biến có ý nghĩa tại mức 1%.
3Bảng 3.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình tác động cố định (biến phụ thuộc: tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp)
Biến (1) (2) (3)
FDI
0.1113483 ***
(2.75)
0.1340041 ***
(3.08)
0.1594973 ***
(3.39)
OPN
0.0282463 ***
(1.78)
0.1028881 ***
(2.00)
IMP
-0.0789819 ***
(-1.08)
-0.0832525 ***
(-1.83)
CAP
-0.085615 **
(-1.36)
RD
0.5294778 (0.23)
Constant
0.5998977 ***
( 3.06)
1.341618 ( 1.59)
-1.373069 (-0.76) R-quared overall 0.1912 0.2010 0.2411 R-quared winthin 0.0394 0.0972 0.1899 R-quared between 0.2590 0.1052 0.1680 Kiểm định F-stat 7.55*** 3.18 *** 6.19 ***
Số lƣợng quốc gia 18 18 15
Số lƣợng quan sát 306 301 155
Nguồn: Tác giả tự xử lý và tổng hợp bằng phần mềm Stata 11.
Ghi chú: Mức ý nghĩa tại: * 10%, ** 5%, *** 1%; các con số trong ngoặc đơn đú là thống kờ t; phương trỡnh (1) TFPGit = β0i + β1 FDIit + àit, phương trỡnh (2) TFPGit = β0i + β1 FDIit + β2OPNit + β3IMPit + àit, phương trỡnh (3) TFPGit = β0i + β1 FDIit + β2OPNit + β3IMPit + β4CAPit+ β5RDit + àit
Phương trình đầu tiên ở trong bảng, phương trình (1) chỉ là hồi quy giữa tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài được tính bằng tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (FDI). Phương trình thứ hai điều chỉnh thêm yếu tố mở cửa thương mại quốc tế bằng hai biến là: độ mở thương mại được đo bằng tổng của xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP (OPN), nhập khẩu được tính bằng tỷ lệ nhập khẩu trên GDP (IMP). Phương trình thứ ba thêm tổng vốn cố định được tính bằng tỷ lệ tổng vốn cố định so với GDP (CAP), chi phí cho nghiên cứu và phát triển đo bằng tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển trên GDP (RD). Có điều cần ghi nhận rằng bảng không cân đối khi có nhiều giá trị bị thiếu sót. Khi biến RD trong phương trình (3) có một sự rút gọn đáng kể trong số lượng các quốc gia và số lượng tổng số quan sát do nguồn dữ liệu không hoàn chỉnh.
Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định trong việc phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp ở bảng 3.5 như sau:
- Giá trị thống kê F-stat tương ứng với các phương trình từ (1) đến (3) có giá trị lần lượt 7.55; 3,18; 6,19 cho thấy giả thuyết không về các hệ số hồi quy không có ý nghĩa cùng nhau bị bác bỏ tại mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy tác động đồng thời của năm biến giải thích FDI, OPN, IMP, CAP và RD lên biến phụ thuộc TFPG là có ý nghĩa thống kê.
- Mức độ giải thích cho các biến giải thích cho năng suất nhân tố tổng hợp tương ứng với phương trình từ (1) đến (3) lần lượt là 19.12%; 20.10%; 24.11% , cho thấy khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu (R2) được cải thiện khi thêm các biến độc lập vào mô hình.
- Tác động riêng phần của bốn biến FDI, OPN, IMP, CAP là có ý nghĩa thống kê trong phương trình (3) lần lượt tại mức ý nghĩa 1%, 5%.
Tóm lại, phân tích hồi quy (bảng 3.5) cùng với các kiểm định khác nhau được thể hiện ở bảng 3.4 là tăng thêm độ vững chắc cho các kết quả của mô hình tác động cố định (mô hình nghiên cứu được ưu tiên hơn).