Các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp minh chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NĂNG SUẤT NHÂN TỔ TỔNG HỢP

1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước

1.4.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước

Trong nghiên cứu của Xiaohui Liu và Chenggang Wang, 2003 xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cho các khu công nghiệp Trung Quốc. Dữ liệu được trích từ cuộc khảo sát công nghiệp của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc 1995 và TFP được tính toán từ hàm sản xuất Cobb-Douglass bao gồm vốn và lao động và sử dụng phương pháp bình phương

Đầu tư trực tiếp nước

Thương mại quốc tế

Năng suất nhân tố tổng hợp

Các nhân tố khác:

Tổng vốn cố định, R&D…

nhỏ nhất OLS để ước lượng mô hình. Bài nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của nước ngoài, khả năng nghiên cứu và phát triển, quy mô của công ty là những nhân tố quan trọng nâng cao TFP tại các khu công nghiệp Trung Quốc. Trong đó cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực của FDI lên TFP rằng FDI không chỉ bổ sung vốn vật chất mà còn là kênh chuyển giao công nghệ hiệu quả cho các nước đang phát triển.

Trong nghiên cứu của Pessoa, 2005 đánh giá tác động của FDI lên năng suất nhân tố tổng hợp TFP cho 16 nước OECD giai đoạn 1985-2002. Cách tiếp cận của bài nghiên cứu với việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng để xem xét tác động của FDI lên TFP. Kết quả cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến TFP nước tiếp nhận đầu tư bởi vì FDI là một kênh mà thông qua đó khoa học kỹ thuật được luân chuyển trong phạm vi quốc tế như trường hợp của BlomStrom and Kokko, 1997 đã đề cập.

Nghiên cứu của ElSadig Musa Ahmed, 2008 xem xét đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng đến tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp của năm nước ASEAN cộng hai (Trung Quốc và Hàn quốc) thời kỳ 1965-2006. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Granger (2003), kết quả cho thấy những ưu đãi của FDI có đóng góp tích cực tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp.

Hongsilk Lee, Joonhyung Lee và Hyuk- hwang Kim, 2011 nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phổ biến công nghệ và tăng trưởng năng suất cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư thời kỳ 1989-2008 cho 122 quốc gia. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS để ước lượng mô hình nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực đến tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp tại các nước kém phát triển cũng như có sự đóng góp hiệu quả của nhập khẩu vào năng suất nhân tố tổng hợp.

Một nghiên cứu khác của Ibrahim Arisoy, 2012 về hiệu quả của FDI lên tổng năng suất nhân tố (TFP) và tăng trưởng kinh tế tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1960-2005 nhằm bổ sung những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, FDI và TFP bằng cách sử dụng kiểm định tính dừng ADF (1979), Phillips-Person (1988);

kiểm định đồng liên kết Johansen-Juselius (1990); mô hình hiệu chỉnh sai số ECM và kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality test). Kết quả cũng cho thấy FDI có thúc đẩy tăng TFP. Điều này phù hợp với lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh vai trò của việc áp dụng công nghệ nước ngoài vào sản xuất nội địa như là nguồn quan trọng của chuyển giao công nghệ tại các nước đang phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả cũng đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ nên tiếp tục thu hút dòng vốn nước ngoài có chất lượng cao và công nghệ hiện đại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như FDI. Botirjan Baltabaev, 2012 bổ sung cho đề xuất trên rằng mức độ lan tỏa công nghệ của FDI vào sản xuất nội địa phụ thuộc vào khả năng và động lực đầu tư của công ty trong nước để tiếp thu công nghệ nước ngoài.

Bên cạnh cũng có những bằng chứng thực nghiệm cho kết quả ngược lại, như Thiam Hee Ng, 2007 đã ước tính mối quan hệ giữa FDI và năng suất tại 14 nền kinh tế tiểu hoang mạc Sahara Châu Phi bằng kiểm định nhân quả Granger thời kỳ 1970- 2000 tìm thấy bằng chứng hạn chế của dòng vốn FDI đóng góp vào năng suất nhân tố tổng hợp. Sadik và Bolbol, 2001 nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của FDI trong hoạt động kinh tế của các quốc gia Ả rập cho thấy hiệu ứng lan tỏa góp phần đổi mới khoa học kỹ thuật không xảy ra mặc dù dòng vốn ngoại này có tác động dương đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu của Kadi Filiz, 2014 về mối quan hệ giữa FDI và năng suất nhân tố tổng hợp cho năm nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn độ và Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1999-2012. Dữ liệu TFP được lấy từ Conference Board Total Economy Database của Ngân hàng thế giới (World bank).

Kết quả trong bài nghiên cứu này cho thấy tác động tiêu cực của FDI lên TFP. Điều này chỉ ra rằng FDI không đóng góp vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các nước trong nghiên cứu, khác với kỳ vọng của nguồn vốn FDI mang lại như trong lý thuyết. Tuy nhiên mở cửa thương mại và tích lũy vốn cố định lại có vai trò quan trọng trọng việc tích lũy vốn đầu tư vào kinh tế quốc gia cho các nước này.Thông qua đó, năm nước BRIC có thể gia tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để thúc đẩy tốc độ tăng TFP trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất nhân tố tổng hợp minh chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)