CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Điện Lực
Tiền thân của Trường Đại học Điện Lực là Trường Kỹ nghệ thực hành do người Pháp thành lập năm 1898, sau ngày hoà bình lập lại, Nhà nước đã tách Trường Kỹ nghệ thực hành thành Trường Kỹ thuật I và Trường kỹ thuật II.
Tháng 5/1962 Trường Kỹ thuật I được đổi tên thành Trường Trung cao Cơ điện.
Ngày 8/02/1966 Trường Trung cao Cơ điện được tách ra thành Trường Trung học Điện và Trường Trung học Cơ khí (nay là Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội).
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới các trường thuộc Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện Lực Việt Nam), tháng 4/2000 Bộ Công nghiệp quyết định hợp nhất Trường Bồi dưỡng tại chức với Trường Trung học Điện và lấy tên là Trường Trung học Điện I thuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
Ngày 26/10/2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Trường Cao đẳng Điện Lực trên cơ sở Trường Trung học Điện I.
Sau 5 năm ngày 19/5/ 2006 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Điện Lực trên cơ sở Trường Cao đẳng Điện Lực (Quyết định số 111/2006/QĐ - TTg Ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ).Trường Đại học Điện Lực là trường công lập trực thuộc Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Bộ Công Thương.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Trường Đại học Điện Lực a. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Điện Lực
- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ từ trung cấp trở lên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ;
tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương;
- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề, tuổi và giới;
- Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội;
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
b. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
- Hiệu trưởng: Là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ Trường, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đã được UBND Thành Phố phê duyệt.
- Phó Hiệu trưởng: Giúp việc cho Hiệu trưởng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng được thực hiện theo phân cấp hiện hành về quản lý cán bộ, viên chức của các đơn vị Nhà nước thuộc tỉnh trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại.
- Hội đồng Khoa học – Đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác: Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng và do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, nhiệm kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Hội đồng Khoa học và đào tạo tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về:
+ Mục tiêu, chương trình đào tạo, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về đào tạo, khoa học và công nghệ của trường.
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ nhân viên cơ hữu của trường.
Hình 2. 1. Cơ cấu tổ chức của trường ĐH Điện Lực. [22]
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ trường Đại học Điện Lực - Các phòng chức năng:
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ K.HỌC
& HỢP TÁC Q.TẾ
CÔNG TÁC H.SINH S.VIÊN
TỔ CHỨC CÁN BỘ HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
THANH TRA PHÁP CHẾ
KHẢO THÍ &
K.ĐỊNH C.LƯỢNG
Q.LÝ Đ.TƯ &
X.DỰNG C.BẢN
CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG ĐOÀN ĐẢNG ỦY
HỘI SINH VIÊN CÔNG NGHỆ
NĂNG LƯỢNG
QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG ĐIỆN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG
ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG CÔNG NGHỆ CƠ
KHÍ
ĐÀO TẠO TẠI CHỨC KHOA HỌC CƠ
BẢN QUẢN TRỊ KINH
DOANH
BỘ MÔN K.HỌC C.TRỊ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, ĐÀO TẠO VÀ CÁC HỘI ĐỒNG KHÁC HỘI ĐỒNG
TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
CÁC HIỆU PHÓ
CÁC KHOA/BỘ MÔN TRỰC THUỘC
CÁC TRUNG TÂM/
XƯỞNG THỰC HÀNH
N.CỨU & C.GIAO K.HỌC C.NGHỆ
HỢP TÁC ĐÀO TẠO Q.TẾ
VỀ ĐÀO TẠO NÂNG
CAO
N.CỨU & T.VẤN V.THÔNG Đ.LỰC
HỌC LIỆU
XƯỞNG THỰC HÀNH
DỊCH VỤ ĐỜI SỐNG
+ Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Công tác HS-SV, phòng Đào tạo, phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế, phòng Thanh tra pháp chế, phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, phòng Quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản. Mỗi phòng đều có các trưởng phòng và phó phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm. Các phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực chuyên môn của mình, tham mưu cho Ban giám hiệu về các hoạt động chuyên môn, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh các hoạt động của các cơ sở theo đúng mục tiêu và kế hoạch đã được giao. Các phòng chức năng còn tiếp nhận các thông tin, đề xuất của các cơ sở, các khoa để xử lý và trình Ban giám hiệu xem xét quyết định. Các phòng chức năng còn là đầu mối giao dịch, quan hệ, tiếp thị với các công ty, đơn vị trong và ngoài ngành để tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ đào tạo.
+ Các khoa và tổ, trung tâm trực thuộc Ban Giám hiệu: Các khoa có trưởng khoa và các phó trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm. Các khoa có nhiệm vụ lên kế hoạch tổ chức thực hiện công tác đào tạo của khoa theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong quy chế hoạt động của trường; đồng thời tham gia công tác tiếp thị, phối hợp với các phòng và các khoa khác để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chung của trường.
- Các tổ chức Đảng, đoàn thể: Nhà trường có tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên, học sinh hoạt động theo điều lệ của các tổ chức.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
2.2.1 Ngành nghề đào tạo của Trường
Ban đầu từ chỗ chỉ có 05 ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy khi mới thành lập, đến nay Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cho phép trường được đào tạo 19 ngành đào tạo trình độ đại học và 18 ngành đào tạo trình độ cao đẳng, 9 ngành đào tào trình độ trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Trong đó một số ngành có sức hút sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu như Kế toán, Quản trị kinh doanh, Cơ khí, Điện - điện tử (Xem bảng 2.1).
Trường đào tạo theo hướng công nghệ (nghề nghiệp ứng dụng), là trường đa cấp nhiều chuyên ngành khác nhau phục vụ trong lĩnh vực Điện Lực.
Bảng 2. 1. Danh mục các ngành đào tạo của trường Đại học Điện Lực.
STT Danh mục các khối ngành và chuyên ngành I Ngành kỹ thuật điện (20.01.10)
1. Chuyên ngành Hệ thông điện
II
Ngành Điện năng (20.02.10) 1. Chuyên ngành thủy điện 2. Chuyên ngành nhiệt điện
3. Chuyên ngành các năng lượng điện khác III
Ngành tin học (01.02.10)
1. Chuyên ngành công nghệ phần mềm 2. Chuyên ngành mạng máy tính
IV Ngành kỹ thuật máy tính (20.09.10) 1. Chuyên ngành kỹ thuật máy tính
V Ngành Điều khiển học Kỹ thuật (20.05.10) 1. Chuyên ngành tự động hóa
VI 1. Chuyên ngành chế tạo thiết bị Điện – Năng lượng 2. Chuyên ngành cơ điện tử
VII
Ngành điện tử (20.06.10)
1. Chuyên ngành điện tử viễn thông
2. Chuyên ngành quản lý mạng viễn thông VIII
Ngành quản lý năng lượng (12.04.30) 1. Chuyên ngành Quản lý năng lượng 2. Chuyên ngành quản lý hệ thống điện
IX
Quản trị kinh doanh (11.10.10) 1. Quản trị doanh nghiệp
2. Tài chính doanh nghiệp 3. Kế toán doanh nghiệp
1. Chuyên ngành kỹ thuật môi trường
2. Chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường Nguồn: Phòng Đào tạo trường Đại học Điện Lực
Với tuổi đời còn khá trẻ, 10năm kinh nghiệm trong công tác giáo dục đại học, nhưng trường Đại học Điện Lực cũng đã gặt hái được nhiều thành công nhất định và được thể hiện thông qua kết quả tuyển sinh của trường trong giai đoạn 2010- 2014. Chỉ tiêu này được thông qua bảng 2.2 và hình 2.2 kết quả tuyển sinh qua các năm thể hiện sự quyết tâm nỗ lực của tập thể giảng viên, cán bộ nhân viên toàn trường, điều này cũng khẳng định lòng tin cho người học khi vào học tại trường.
Bảng 2. 2. Số lượng tuyển sinh trường ĐH Điện Lực giai đoạn 2010-2014.
Năm/hệ đào tạo
2010 2011 2012 2013 2014
SL (sv)
TL (%)
SL (sv)
TL (%)
SL (sv)
TL (%)
SL (sv)
TL (%)
SL (sv)
TL (%) Đại học 1147 42,78 2668 60,82 3853 63,42 4851 63,41 5723 65,48 Cao đẳng 875 32,64 1173 26,74 1547 25,47 1998 26,12 2167 24,79 Trung cấp 659 24,58 546 12,45 675 11,11 801 10,47 850 9,73
Tổng số 2681 100 4387 100 6075 100 7650 100 8740 100
Nguồn: Phòng Đào tạo trường Đại học Điện Lực
Hình 2. 2. Số lượng tuyển sinh ĐH Điện Lực giai đoạn 2010-2014.
Thông qua theo dõi nghiên cứu thấy rằng, kết quả tuyển sinh của trường Đại học Điện Lực qua các năm từ 2010-2014 luôn có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng số HSSV khóa mới năm 2010 là 2681 đã tăng mạnh vào năm 2013 là 7650 sinh viên, nguyên nhân của việc tăng mạnh này do yêu cầu đào tạo liên thông của trường được mở rộng, tạo điều kiện cho cán bộ ngành điện có cơ hội được đào tạo lại hay đào tạo ở trình độ cao hơn.
Nhìn vào biểu đồ phân tích dễ dàng nhận thấy tỷ lệ tân sinh viên tăng hàng năm tương đối đồng đều đối với cả 3 hệ đào tạo, nhìn chung cần có một giải pháp mới hơn để thu hút một lượng sinh viên lớn hơn tỷ lệ đồng đều giữa các năm.