CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
2.2.2 Về công tác đào tạo
a. Từng bước thực hiện việc chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo học chế tín chỉ, Trường Đại học Điện Lực đã thống nhất từ năm học 2013 sẽ chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Xây dựng Quy trình chuyển đổi, đánh giá kết quả công tác đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đối với các sinh viên đã theo học niên chế một cách hợp lý và đúng quy định, đảm bảo được quyền lợi của sinh viên.
Tập trung xây dựng lực lượng cán bộ viên chức làm cố vấn học tập, ban hành Quy chế cố vấn học tập cho sinh viên bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang học tập theo tín chỉ.
Nhà trường từng bước đưa vào sử dụng phần mềm Quản lý đào tạo của Công ty PSC phục vụ cho công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bên cạnh đó, nhà trường còn cử các cán bộ quản lý , các chuyên viên đi học tập kinh nghiệm của các trường đại học lớn, có uy tín để nâng cao trình độ trong quản lý.
b. Đổi mới hoạt động Dạy và Học, lấy người học làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách có hiệu quả
Về đổi mới hoạt động Dạy và Học
Nhà trường thường xuyên yêu cầu các khoa tổ chức các buổi hội thảo định kỳ hàng tuần tại đơn vị khoa về công tác chuyên môn, thuyết trình của từng giảng viên nhằm tự nhận xét và nhận góp ý nhằm hoàn thiện bài giảng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
Trong năm học 2013-2014, 100% giảng viên tích cực tham gia phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Đa số cán bộ giảng dạy (CBGD) có nhiều nỗ lực thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với thời lượng đào tạo. Có trên 70%
CBGD sử dụng 100% bài giảng điện tử trong giảng dạy và có trên 80% giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm trong giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp.
Nhà trường đã tăng cường đáng kể các phương tiện dạy học hiện đại giúp CBGD tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
Về kiểm tra kết quả học tập: trường giao quyền phòng khảo thí thực hiện công tác tổ chức thực hiện in đề, phân công trông thi và dọc phách nhằm bảo mật dữ liệu theo đúng quy chế từ đánh số phách, cắt phách, nhập điểm bài thi, xử lý dữ liệu chính xác và đúng tiến độ. Nhà trường đầu tư phần mềm chuyên nghiệp QMC- test thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thi cử và báo điểm. Cải tiến việc tổ chức các kỳ kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy hoặc trắc nghiệm - tự luận đúng lịch, đầy đủ và nghiêm túc. Việc thực hiện quy chế tổ chức thi và kiểm tra khá tốt giúp cho sinh viên tích cực hơn trong quá trình học tập.
Về hoạt động học tập của học sinh – sinh viên:
Nề nếp học tập của học sinh, sinh viên có nhiều tiến bộ, đa số sinh viên biết lựa chọn chương trình học tập, phương pháp học tập phù hợp với khả năng.
Phương pháp học tập của HS-SV cũng có những tiến bộ đáng kể, nhất là việc học tập theo nhóm và tự nghiên cứu trước bài học ở nhà.
Đa số học sinh, sinh viên tham gia các kỳ kiểm tra nghiêm túc, đánh giá khá chính xác chất lượng đào tạo.
Đầu năm học, nhà trường tổ chức các buổi đối thoại giữa Ban giám hiệu, phòng đào tạo với đại diện HS-SV các khóa về Dạy và Học, chế độ chính sách, công tác phục vụ HS-SV. Tại các buổi đối thoại có tới hàng chục câu hỏi HS-SV đặt ra, tập trung vào các vấn đề: đồng phục, nền nếp học tập, chương trình đào tạo, CSVC phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học và các chế độ chính sách liên quan đến HS-SV... Nhìn chung, nhiều ý kiến của HS-SV bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với nhà trường một cách chính đáng được Hiệu trưởng tiếp thu, giải đáp thỏa đáng, có lý, có tình; nhiều đề nghị của HS-SV được Hiệu trưởng ghi nhận và chỉ đạo cho các đơn vị quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho HS-SV học tập và rèn luyện tốt hơn.
Hoạt động thông tin - thư viện điện tử
+ Đẩy mạnh khai thác Website của Trường Đại học Điện Lực
Qua hơn 6 năm hoạt động (từ 2008 – 2014) nhà trường hiện tại có 3 website duy trì đối với công tác truyền thông và quản lý của nhà trường. Website chính thức nhằm truyền thông những thông báo chính thức về mọi mặt cũng như giới thiệu về nhà trường với địa chỉ www.epu.edu.vn. Bên cạnh đó, phòng đào tạo của nhà trường quản lý trang web riêng dành riêng cho công tác quản lý đào tạo, thông báo, đăng ký học trực tuyến, thời khóa biểu cá nhân từng sinh viên tại www.dkmh.epu.edu.vn. Đối với công tác quản lý khảo thí, điểm số của sinh viên;
nhà trường có website riêng của phòng khảo thí cùng tài khoản cá nhân từng giảng viên và sinh viên nhằm hỗ trợ giáo viên cũng như sinh viên trong quá trình dạy và học, tránh sai sót, chậm trễ về điểm số cũng như đảm bảo công bằng, công khai trong hoạt động thi cử tại trường. Cả 3 trang website đều có nội dung ngày càng phong phú hơn phục vụ tích cực cho công tác dạy và học. Cán bộ viên chức và học sinh – sinh viên truy cập thường xuyên liên tục và đây cũng là cầu nối thân thiết,
truy cập internet trong năm 2013 - 2014 có 16.529 lượt. Hiện tại, nhà trường có 01 phòng máy nối internet với khoảng 60 máy phục vụ cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, đã có nhiều HS-SV mang máy tính xách tay vào truy cập mạng không dây trong trường.
+ Về hoạt động thư viện
Trường cũng đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ đầu tư cho thư viện điện tử để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tại trường, tiến tới trở thành thư viên ngành điện. Trong năm học 2013-2014, nguồn giáo trình và tài liệu phục vụ cho công tác dạy và học được đầu tư và tăng lên đáng kể: số lượng đầu sách và tài liệu báo hiện có 16.118, tăng 18,15% (năm 2013 là 13.192 bản).
Tổng số lượt bạn đọc đến phòng đọc ở thư viện nhà trường khoảng 150 lượt/ngày, mượn sách là 11.200 lượt (từ tháng 9/2013 đến tháng 6/2014).
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”, CBVC tính đến 6/2014: 483.
Trong giai đoạn 2010-2014 số lượng Giảng viên, Cán bộ của trường không ngừng tăng, bên cạnh đó là trình độ chuyên môn của từng cán bộ cũng dần được nâng cao.
Khảo sát trình độ nghiệp vụ của 483 cán bộ viên chức, đang công tác tại Trường cho thấy:
-Tiến sĩ : 72 người
-Thạc sĩ : 227 người
-Đại học : 148 người
-Trình độ khác : 36 người
Bảng 2. 3. Cơ cấu nguồn nhân lực ĐH Điện Lực theo trình độ (ĐVT: người).
Trình độ 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tiến sĩ 16 17 25 42 56 72
Thạc sĩ 89 125 129 155 175 227
Đại học 148 146 168 169 183 148
Trình độ khác 49 35 35 34 32 36
Nguồn: Phòng CTHSSV trường Đại học Điện Lực
Cùng với tỷ lệ tăng về số lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên cùng ngày càng tăng. Trong vòng bảy năm từ năm 2009 đến 2014, số lượng cán bộ đạt trình độ thạc sỹ đã tăng từ 89 người lên 227 người, đạt tỷ lệ tăng tới 255%. Số lượng cán bộ đạt trình độ tiến sĩ trong khoảng thời gian này tăng từ 16 người lên 50 người, đạt tỷ lệ tăng là 450%. Như vậy, số lượng giảng viên đạt trình độ tiến sỹ tăng với tốc độ tăng rất cao.
Về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình giáo dục nghiệm thu giai đoạn 2010 -2013 được trình bày trong bảng 2.4.
Trường Đại học Điện Lực đã thực hiện tổng cộng 86 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó đề tài cấp trường là 64, cấp EVN là 5 và cấp Bộ là 17, cụ thể:
Bảng 2. 4. Số lượng đề tài các cấp trường ĐH Điện Lực giai đoạn 2010-2014.
Năm Tổng Cấp trường Cấp EVN Cấp Bộ
2010 19 12 2 5
2011 21 14 2 5
2012 20 16 0 4
2013 26 22 1 3
Nguồn: Phòng quản lý khoa học và hợp tác quốc tế trường Đại học Điện Lực
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới dạy và học, nâng cao chất lượng Dạy-Học. Với những kết quả đã đạt được, nhà trường được Bộ Công thương đánh giá là một trong những đơn vị xuất sắc về việc hoàn thành nhiệm vụ Khoa học Công nghệ. Tuy nhiên, việc thực hiện các đề tài NCKH chưa tương xứng với tiềm năng NCKH của trường, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn một số hạn chế, chưa tạo ra hiệu quả kinh tế cao.