Phân tích môi trường ngành

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học điện lực đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020

2.3 PHÂN TÍCH CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

2.3.2 Phân tích môi trường ngành

a. Áp lực từ phía sinh viên, các doanh nghiệp

Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25%

chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học. Có thể lấy việc Intel tìm cách thuê tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành phố Hà Nội làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là 5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng.

Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư.

Để tồn tại và phát triển các trường Đại học, Cao đẳng phải đối mặt với các thách thức về đào tạo kiến thức chuyên môn và kiến thức về quản lý không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia mà còn áp lực lớn hơn nữa là trình độ trong khu vực và thể giới;

trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO thì sinh viên ra trường phải đạt trình độ chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi.

Ngoài ra, người học cũng đã rất quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề và thương hiệu của các cơ sở GD ĐH. Trường nào, ngành nào dễ tìm việc nhất thì sẽ thu hút nhiều thí sinh nhất. Do đó, các cơ sở GD ĐH phải chọn ngành nghề đào tạo đúng nhu cầu xã hội, phải xây dựng chương trình đào tạo thiết thực với yêu cầu của nhà tuyển dụng và phải đảm bảo chất lượng đào tạo thì mới có thể thu hút người học. Điều này đã tạo áp lực lớn cho các cơ sở GD ĐH đang hoạt động.

b. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên, Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trường đại học ở đây như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam. Những năm gần đây, số lượng trường Đại học thành lập mới và chuyển

đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ về số lượng và chất lượng các trường cạnh tranh trong khu vực Hà Nội.

Bảng 2. 8. Số lượng trường Đại học tại khu vực Hà Nội qua các năm.

Năm 2005 2010 2011 2012 2013

Số trường ĐH 62 79 80 110 112

Nguồn: Thống kế về giáo dục của tổng cục thống kê

Lĩnh vực đào tạo thế mạnh của trường Đại học Điện Lực là các chuyên ngành về điện như: Hệ thống điện, quản lý năng lượng, công nghệ tự động, công nghệ năng lượng (nhiệt điện, thủy điện). Tuy nghiên, nhà trường còn đào tạo các chuyên ngành khác thu hút nhiều sinh viên như: Quản trị kinh doanh, kế toán, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ cơ khí, cơ điện từ. Dựa trên các lĩnh vực đào tạo đó trường các định các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại khu vực Hà Nội chia thành hai khối cạnh tranh bao gồm:

- Khối ngành kỹ thuật

Đứng đầu là trường Đại học bách khoa Hà Nội về các chuyên ngành cơ khí, cơ điện tử, công nghệ thông tin và năng lượng. Chuyên ngành điện tử viễn thông có trường Học viện công nghệ bưu chính viễn thông…

- Khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán:

Các trường đứng đầu trong khối ngành này là trường Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương và học viện tài chính…

Các trường này có truyền thống trong lĩnh vực đào tạo, khả năng và uy tín cao được xã hội chấp nhận.

c. Áp lực từ phía ngành giáo dục

Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đó chính là một hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới.

Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của Đất nước trong bối cảnh toàn cầu

hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản tính trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

Giáo dục phải đảm bảo chất lượng trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp. Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục, nhưng chất lượng cũng đòi hỏi đầu tư thỏa đáng. Trong thập niên tới nước ta chưa thể đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục ngang bằng đầu tư của nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển.

Theo quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 thì đến năm 2015 có trên 70% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên và 50% giảng viên đại học có trình độ tiến sỹ. Như vậy, có thể thấy số lượng CBQL&GV có trình độ thạc sỹ chưa đạt tiêu chuẩn so với tỷ lệ chung của GDĐH- CĐ Việt Nam hiện nay. Số CBQL&GV có trình độ tiến sỹ còn quá thấp so với mục tiên. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm của Nhà trường. Cũng theo quyết định này, đến năm 2020 Nhà trường phải có trên 90% giảng viên có trình độ thạc sỹ và ít nhất 75% giảng viên có trình độ tiến sỹ.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học điện lực đến năm 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w